1.1.1 .Một số khái niệm cơ bản
1.1.3. Cơ sở xuất phát của vấn đề tạo biểu tượng cho HS
1.1.3.1. Mục tiêu giáo dục và đào tạo
Mục tiêu của môn LS ở trường THPT là cung cấp kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội lồi người. Trên cơ sở đó bồi dưỡng lịng u nước tự hào dân tộc…Việc tạo biểu tượng trong dạy học LS, sẽ góp phần làm các em thêm yêu LS, kính trọng những vị tướng, những chính khách, những nhà hoạt động chính trị, lấy đó làm tấm gương, ln muốn học hỏi
những kinh nghiệm hay của LS , như thế là thực hiện tốt mục tiêu môn học đề ra. Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thơng được xây dựng trên cơ sở lí luận và thực tiễn, thể hiện tập trung ở việc quán triệt mục tiêu chung của giáo dục phổ thông, thông qua chức năng, nhiệm vụ, nội dung của mơn học và tình hình nhiệm vụ cụ thể của đất nước trong những điều kiện cụ thể.
Mục tiêu giáo dục của bộ môn Lịch sử ở trường THPT được thể hiện thông qua các mặt sau:
Về kiến thức: xác định được rõ những kiến thức cơ bản về các sự kiện lịch sử
tiêu biểu, trên cơ sở củng cố, phát triển nội dung kiến thức lịch sử đã học, hợp thành một hệ thống kiến thức từ thời cổ đại đến nay.
Về kĩ năng: tiếp tục hoàn thiện các kĩ năng cần thiết cho học tập lịch sử: như
biết thể hiện quan điểm cá nhân khi xem xét các sự kiện, nhân vật lịch sử, làm việc với SGK và các nguồn sử liệu, biết phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá…biết làm việc với bảng, biểu, sơ đồ, bản đồ, tranh ảnh lịch sử, có năng lực tự học, phát hiện, đề xuất giải quyết vấn đề, đồng thời có năng lực tư duy và thực hành.
Về thái độ: Thông qua dạy học lịch sử, giáo dục cho HS về quan điểm lập
trường, tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, nhân cách, tình cảm theo quan điểm của CN Mác-Lênin, tư tưởng HCM, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước. Tri thức lịch sử khơng chỉ có tác dụng giáo dục trí tuệ, mà cịn giáo dục cả tư tưởng, thái độ, góp phần tích cực vào việc đào tạo con người VN toàn diện. Mối quan hệ của ba mục tiêu trên. Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở nhà trường THPT là: cung cấp kiến thức cơ bản, hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội lồi người, trên cơ sở đó giáo dục lịng yêu nước, tự hào dân tộc, lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Từ đó rèn luyện các kĩ năng tư duy và thực hành thông qua học tập bộ mơn. Thực hiện một cách hồn chỉnh các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và định hướng thái độ. Việc học tập lịch sử ở trường THPT góp phần nâng cao sự hiểu biết mà HS đã tiếp thu ở THCS, đặc biệt là trình độ lý thuyết trong nhận thức lịch sử và năng lực hoàn thành các nhiệm vụ mà GV đề ra một cách thuần thục, đạt yêu cầu mức độ chương trình học.
Định hướng phát triển năng lực: Trong quá trình học tập LS Việt Nam lớp 11 HS cần phải đạt được những năng lực sau:
Trong quá trình học tập cần phải hình thành cho HS năng lực giải quyết vấn đề.
Theo Polya 1973 thì năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ) gồm: tìm hiểu
vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, rà sát kiểm tra.
Của PISA năm 2003 thì NLGQVĐ có: hấp thụ kiến thức và vận dụng kiến
thức, đến năm 2012 thì cải tiến thành: tìm hiểu và khám phá vấn đề, mơ tả và hình thành chiến lược, lập kế hoạch và thực hiện giải pháp, giám sát và xem xét.
Theo ATC 21S (2013) thì NLGQVĐ:
Về mặt xã hội thì phải: phân tích vấn đề và tham gia, chấp nhận quan điểm,
quản lý xã hội.
Về mặt nhận thức phải: quản lý công việc, lập mục tiêu, quản lý nguồn lực,
thu thập và kết nối thơng tin, thứ đến là tính hệ thống và việc phát triển các quy tắc từ nguyên nhân và kết quả của hành động. Cuối cùng là: xem xét và giám sát, kiểm nghiệm những giả thuyết khác.
1.1.3.2. Đặc trưng của bộ môn LS
Lịch sử ở trường phổ thông cung cấp cho HS những kiến thức cơ sở của khoa học Lịch sử đạt yêu cầu trình độ cho mỗi lớp, mỗi cấp. Vì vậy việc dạy học Lịch sử ở trường phổ thông là thực hiện chức năng, nhiệm vụ của sử học thông qua việc dạy học các khóa trình lịch sử để hồn thành mục tiêu giáo dục bộ môn.
Để xác định đúng đắn các biện pháp sư phạm nhằm giúp HS nắm vững kiến thức lịch sử, trước tiên chúng ta phải hiểu rõ những đặc điểm của tri thức lịch sử.
Năng lực
NL giao tiếp
NL xử lý thông tin NL suy nghĩ và sáng tạo NL đọc viết NL phát triển tính cách NL tự điều khiển bản thân NL Xã hội và hợp tác NL ứng dụng kiến thức
Khác với tri thức của nhiều bộ mơn khoa học khác, tri thức lịch sử có những đặc điểm rất nổi bật đó là:
*LS mang tính q khứ: Lịch sử là quá trình phát triển hợp quy luật của xã
hội loài người từ lúc con người và xã hội hình thành đến nay. VD: Xã hội lồi người trải qua 5 hình thái kinh tế-xã hội: từ Cộng sản nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, TBCN, Cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là CNXH. Dù nơi này, nơi khác, có thể q độ khơng trải qua một hình thái kinh tế-xã hội nào đó, nhưng đó là sự phát triển hợp quy luật, khơng thể đảo ngược của lịch sử. Chẳng hạn: phải xuất hiện giai cấp công nhân chống lại chế độ tư bản ăn bám, bóc lột họ, mới xóa bỏ được chế độ Tư bản và tiến lên XHCN được.
Tất cả những sự kiện, hiện tượng lịch sử được chúng ta nhắc đến đều là những chuyện đã xảy ra, nó mang tính q khứ Ví dụ: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, đã đi vào lịch sử dân tộc ta như một mốc son chói lọi về lịng u nước, quyết tâm đập tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán. Chiến thắng Bạch Đằng, dưới sự lãnh đạo, chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền đã kết thúc vĩnh viễn ách đô hộ phong kiến phương Bắc, mở ra một thời kì mới- thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta. Sự kiện này mang đậm tính quá khứ của TK X. Lịch sử mang tính quá khứ cũng là một yếu tố thể hiện rõ: đó là điều khác biệt giữa hiện tượng lịch sử với hiện tượng tự nhiên: trong tự nhiên, hiện tượng mưa bão lặp đi lặp lại và được gọi bằng những tên chung, nhưng lịch sử thì khơng như vậy, nó chỉ xảy ra một lần và khơng hề lặp lại. Bởi vậy, người ta không thể trực tiếp quan sát được lịch sử quá khứ và chỉ nhận thức được chúng một cách gián tiếp thông qua các tài liệu được lưu lại, hoặc giả, dựa vào các hiện tượng lịch sử tương tự của cái mới, của các dân tộc khác để phân tích, suy nghĩ những vấn đề lịch sử chúng ta đang nghiên cứu, dùng các loại tài liệu này để tham khảo chứ không thể thay thế hiện tượng lịch sử khách quan mà chúng ta đang nghiên cứu.
*Lịch sử mang tính khơng lặp lại:
Tri thức lịch sử nhìn chung mang tính khơng lặp lại về thời gian và cả không gian. Mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ xảy ra trong một thời gian và không gian nhất định, trong những thời gian và khơng gian khác nhau. Ví dụ: Thể chế dân chủ chủ nơ Aten hình thành vào thời gian khoảng thiên niên kỉ I TCN, tại không gian
của đất nước Hi Lạp. Do đất đai phân tán, khơng có điều kiện tập trung đơng dân cư ở một nơi. Cư dân sống bằng nghề thủ công và buôn bán nên không cần tập trung đông đúc. Mỗi vùng là giang sơn của một bộ lạc (một nước), gồm thành thị và những vùng đất đai trồng trọt xung quanh. Thể chế dân chủ chủ nô ở Aten mang đặc trưng: hơn ba vạn công dân họp thành đại hội công dân, bầu ra hội đồng 500. Thể chế dân chủ chủ nô ở Aten là sự kiện chỉ diễn ra duy nhất một lần ở thời cổ đại của các quốc gia Hi Lạp và Rô Ma, sau này dưới thời phong kiến, sự dân chủ bị chà đạp, mọi quyền lực tập trung vào tay vua và các lãnh chúa từ phân tấn đến tập trung cao độ.
Khơng có một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra cùng thời điểm, trong các thời kì khác nhau hồn tồn giống nhau, dù có điểm giống nhau, lặp lại, mà là sự kế thừa phát triển- “sự lặp lại trên cơ sở không lặp lại” [51; tr45]. Đời sống của xã hội loài người, cũng như của mỗi dân tộc trong quá trình phát triển lịch sử của mình đã trải qua những sự thay đổi lớn lao. Tất cả mọi lĩnh vực từ trình độ sản xuất, chế độ chính trị, quan hệ xã hội, đến ăn, ở, đi lại, tư tưởng triết lí, đạo đức đều đã trải qua những thay đổi, biến hóa khơng ngừng. Chính điều này buộc các nhà giảng dạy lịch sử khi trình bày một sự kiện, hiện tượng nào đó trong lịch sử, phải xem xét tính cụ thể cả về thời gian và không gian làm nảy sinh sự kiện, hiện tượng đó. Qua đó nhận thấy các sự kiện lịch sử cụ thể, riêng biệt song có mối quan hệ với kế thừa.
*Lịch sử mang tính cụ thể: Lịch sử là khoa học nghiên cứu tiến trình lịch sử
cụ thể của các nước, các dân tộc khác nhau và quy luật của nó. Lịch sử của mỗi nước, mỗi dân tộc đều có diện mạo riêng, do những điều kiện riêng quy định. Mặt khác, các quốc gia, các dân tộc khác nhau sống trên những khu vực khác nhau, tuy bị tác động của những quy luật chung, trải qua quá trình phát triển, trình độ sản xuất khơng ngừng nâng cao, đời sống văn hóa tinh thần của con người ngày càng phong phú, đa dạng nhưng tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc khơng hồn tồn giống nhau.
Chính đặc điểm này địi hỏi việc trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử, càng cụ thể bao nhiêu, càng sinh động bao nhiêu lại càng hấp dẫn bấy nhiêu. Song dù có sự khác biệt, sự phát triển của lịch sử các dân tộc đều tuân thủ những quy luật chung sự phát triển của xã hội lồi người.
*Lịch sử mang tính hệ thống ( tính logic LS)
Khoa học lịch sử vừa bao gồm các sự kiện hiện tượng về cơ sở kinh tế, đấu tranh xã hội, vừa bao gồm cả nội dung của kiến trúc thượng tầng, tình hình sản xuất và quan hệ sản xuất…Nội dung tri thức lịch sử như vậy rất phong phú, đề cập đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội lồi người, bao gồm cả chính tri, qn sự, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, KHKT…SGK Lịch sử ở trường phổ thông tuy giản lược song cũng phải bao quát được những mặt đó. Những nội dung tri thức lịch sử đó lại có mối quan hệ chằng chịt, phức tạp. Điều này đòi hỏi người GV phải luôn luôn chú ý đến mối quan hệ ngang dọc, trước sau của các vấn đề lịch sử, cũng như mối quan hệ ngang, nội tại giữa các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa để cung cấp cho HS những tri thức lịch sử khoa học mang tính hệ thống và hồn chỉnh, nêu được cái logic (cái bản chất, cái lõi của lịch sử), dễ hiểu (cái logic)
*Lịch sử mang tính thống nhất giữa sử và luận:
Sử học là một ngành của khoa học xã hội. Nó xuất hiện rất sớm, từ khi hình thành các quốc gia cổ đại. Từ trước đến nay, nhiều quốc gia, nhiều dân tộc trên thế giới đã xuất hiện nhiều sử gia nổi tiếng: như Hê rô đốt, Tuxiđit ở Hi Lạp và Rôma, nhà sử học Tư Mã Thiên, ông tổ của sử học Trung Quốc; ở VN, Lê Văn Hưu là sử gia đặt những nền móng đầu tiên của nền sử học nước nhà. Các sử gia đã ghi chép lại nhiều sự kiện và hiện tượng lịch sử mà họ cho rằng có ý nghĩa quan trọng, nhằm để lại cho hậu thế những trước tác lịch sử quý báu. Họ đã tích lũy được những tư liệu lịch sử phong phú và cũng trình bày những quan điểm tư tưởng về sử học và phương pháp giải quyết những vấn đề lịch sử. Những ghi chép về quá trình phát triển xã hội lồi người từ những góc độ khác nhau, đó đều là những nội dung quan trọng của di sản văn hóa nhân loại. Thế nhưng, lí luận lịch sử cũng như quan điểm lịch sử trước khi có chủ nghĩa Mác, về cơ bản đều xuất phát từ lập trường bảo vệ lợi ích của giai cấp bóc lột. C.Mác và Ph. Ăng ghen là những người đầu tiên vạch ra được quy luật phổ biến của sự phát triển xã hội lồi người. Các ơng đứng trên lập trường của giai cấp vô sản, vận dụng những nguyên lí của chủ nghĩa duy vật biện chứng, giữa sức sản xuất và quan hệ sản xuất, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng, từ đó vạch ra q trình nói chung của sự phát triển tuần tự các hình thái kinh tế xã hội, đã chứng minh: lao động sản xuất và đấu tranh giai cấp là động lực chủ yếu
thúc đẩy sự phát triển của xã hội, rằng quần chúng nhân dân là người sáng tạo thực sự của lịch sử. Và như vậy, sử học mới bắt đầu trở thành một khoa học thực sự, chân chính.
Mặt khác, do mục tiêu, lí tưởng đấu tranh của giai cấp vơ sản cùng với sự phát triển hợp quy luật của lịch sử mà nhân dân lao động, và giai cấp vô sản đã trân trọng sự thật lịch sử, đấu tranh cho quan điểm đường lối của giai cấp vô sản mà đại diện là ĐCS chân chính theo chủ nghĩa Mác. Vì vậy việc nghiên cứu và dạy học Lịch sử, đấu tranh chống sự xuyên tạc lịch sử của các giai cấp bóc lột cần dựa vững chắc vào những nguyên lí của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để quan sát, nghiên cứu quá trình phát triển của xã hội lồi người thì những nhận định, kết luận rút ra mới đảm bảo tính khoa học, vận dụng có hiệu quả vào cuộc sống. Ở đây tính giai cấp của giai cấp vơ sản và tính khoa học của lịch sử là hoàn toàn đồng nhất, giữa “sử” và “luận”, có sự thống nhất cao độ. Từ đặc điểm này mà trong giảng dạy lịch sử, người GV phải đảm bảo sự thống nhất giữa trình bày sự kiện với giải thích bình luận đều phải xuất phát từ sự kiện lịch sử cụ thể chính xác, đáng tin cậy và khơng có sự kiện, hiện tượng nào khơng được giải thích làm sáng tỏ bản chất của sự kiện, hiện tượng đó. Đó là sự thống nhất giữa tính khoa học và tính Đảng của nghiên cứu và dạy học Lịch sử theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng HCM.
Vì vậy cần phải tạo biểu tượng để nhằm khơi phục lại LS một cách sinh động sâu sắc. Do đó vai trị của tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử là rất quan trọng.
1.1.3.3. Đặc điểm tâm sinh lý HS THPT
Lứa tuổi học sinh THPT được xác định vào khoảng 16-18 tuổi, đây là giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên. Ở thời điểm này các em hình thành nhiều tính cách của người lớn. Hành động của các em ngày càng độc lập và có tinh thần trách nhiệm cao. Các em luôn mở rộng mối quan hệ xung quanh, thầy cô và bạn bè. Nguyên nhân là do ở lứa tuổi này bị chi phối ở ý chí khát khao làm chủ bản thân, khẳng định vị trí bình đẳng của mình trong xã hội. Cùng với sự trưởng thành về mọi mặt, tính dựa dẫm phụ thuộc vào cha mẹ cũng được thay bằng quan hệ tự lập, bình đẳng. Tuy nhiên lứa tuổi này vẫn phụ thuộc vào người lớn về nhiều mặt, về kinh tế,