Kết quả phiếu điều tra dành cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo biểu tượng về những biến cố lớn trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 55)

Câu hỏi Phƣơng án trả lời Kết quả

Số lượng Tỷ lệ %

1/ Em có thích mơn lịch sử khơng? Vì

sao?

+ Rất thích. Vì LS dạy con người hiểu biết về nguồn cội giáo dục lịng u nước hình thành tâm thế sống trong hiện tại và tương lai.

30/180 17%

+ Bình thường. vì LS nằm trong chương

trình học, nên phải học 45/180 25%

+ Khơng thích. Vì thầy cơ đơn thuần là đọc chép. Chuyển tải nội dung trong sách GK một cách khô khan, nặng nề nhàm chán. 105/180 58% 2/ Theo em LS là môn học. + Rất quan trọng 29/180 16% + Bình thường 85/180 47% + Khơng quan trọng 66/180 37% 3/ Trong giờ học LS thầy cơ cung cấp những hình ảnh về

sự kiện nhân vật lịch sử điển hình sẽ

giúp em những gì?

+ Biết được LS diễn ra cụ thể sinh động 47/180 26% + Thấy giờ học LS hấp dẫn, tăng hứng

thú học tập. 42/180 24%

+ Phát triển khả năng quan sát và trí

tưởng tượng phong phú. 47/180 26%

+ Là cơ sở để tìm ra mối liên hệ và bản

+ Là cơ sở để giáo dục tư tưởng, đạo đức

và hình thành nhân cách tốt đẹp cho HS. 22/180 12%

4/ Trong giờ học LS thầy (cô) em thƣờng sử dụng những biện pháp nào để tái hiện hình ảnh chân thực

của quá khứ

+ Sử dụng miêu tả kết hợp với tranh ảnh 31/180 18% + Sử dụng tường thuật kết hợp với bản

đồ. 30/180 17%

+ Sử dụng phim tư liệu kết hợp với trao đổi đàm thoại.

22/180 13%

+ Sử dụng câu chuyện lịch sử 41/180 23%

+ Sử dụng tư liệu kham khảo kết hợp với câu hỏi gợi mở.

33/180 19%

+ Kết hợp ngơn ngữ nói với ngơn ngữ cơ thể khi tạo biểu tượng.

23/180 10%

5/ Trƣớc giờ học LS thầy (cô) giao nhiệm vụ về nhà cho em

nhƣ thế nào.

+ Đọc TLTK theo sự hướng dẫn của giáo viên.

25/180 14%

+ Đọc sách giáo khoa và nêu ra câu hỏi khuc mắc.

119/180 66%

+ Sưu tầm tranh ảnh câu chuyện lịch sử. 18/180 10% + Giao nhiệm vụ nhóm, thiết kế một vở

kịch để làm rõ mỗi phần bài học.

18/180 10%

6/ Khi học bài “Phong trào yêu nƣớc và CM ở VN từ đầu thế kỷ XX đến hết chiến tranh TGT1” theo em làm thế nào để ghi nhớ hình ảnh của PBC và PCT

+ Kể chuyện về hai ông. 49/180 27%

+ Sử dụng tranh ảnh chân dung kết hợp với miêu tả diện mạo, trang phục của hai ông.

52/180 29%

+ Sử dụng TLTK về hoạt động CM của hai ông.

43/180 24%

Khi được hỏi: Các em có hứng thú với mơn LS ở trường THPT không? Chúng tôi thu được kết quả như sau:

58% tỉ lệ HS được hỏi khơng thích bộ mơn Lịch sử vì thầy cơ đơn thuần là đọc chép. Chuyển tải nội dung trong sách GK một cách khô khan, nặng nề nhàm chán. Lịch sử quá nhiều sự kiện ngày tháng, mang đậm tính chính trị; Có 17% tỉ lệ HS được hỏi trả lời là rất yêu thích lịch sử (đây được coi là những hạt nhân nền tảng của đất nước). Các em cho rằng sở dĩ u thích lịch sử vì Lịch sử dạy con người hiểu biết về cội nguồn dân tộc, quá trình hình thành, giữ gìn và mở rộng lãnh thổ đều phải dùng xương máu đấu tranh và bồi đắp, do đó nó giáo dục lịng u nước, hình thành tâm thế sống trong hiện tại và tương lai; 25% tỉ lệ HS được hỏi có thái độ bình thường với mơn học, vì nằm trong chương trình nên phải học. Những HS này trên con đường công danh sự nghiệp khó có thể tiến xa, vì khơng mang tình yêu cuộc sống, lao động, học tập trong mình thì khơng có động lực để bước đi, làm việc được chăng hay chớ, khó có thể đạt được thành tựu.

Khi được hỏi: Trong giờ học lịch sử thầy cơ cung cấp những hình ảnh về sự kiện nhân vật lịch sử điển hình, sẽ giúp em những gì? Có 26% tỉ lệ HS được hỏi trả lời: Biết được LS diễn ra cụ thể sinh động; 24% tỉ lệ HS được hỏi trả lời: Thấy giờ học LS hấp dẫn, tăng hứng thú học tập; 26% tỉ lệ HS được hỏi trả lời: Phát triển khả năng quan sát và trí tưởng tượng phong phú, 12% tỉ lệ HS được hỏi trả lời: Là cơ sở để giáo dục tư tưởng, đạo đức và hình thành nhân cách tốt đẹp cho các em.

Như vậy thực ra HS không quay lưng lại với Lịch sử. Mà một vấn đề đặt ra: HS có u thích lịch sử hay không, phụ thuộc một phần rất lớn vào phương pháp giảng dạy của thầy cô. Làm sao cho các em hiểu sâu sắc sự kiện được gần như mắt thấy, tai nghe, và chắt lọc từ những sự kiện lịch sử ấy, những hình ảnh, những tấm gương biết hi sinh, cống hiến phần sức lực nhỏ bé của mình bồi đắp nền tự cường của dân tộc, để soi vào lịch sử các em thấy được trách nhiệm cơng dân của mình, phải sống và học tập tốt để cống hiến cho gia đình, làng xóm, q hương, đất nước.

1.2.6 Nguyên nhân thực trạng việc tạo biểu tượng về những biến cố lớn trong DHLS ở trường THPT.

Về phía GV: do nhiều lí do chủ quan và khách quan ít quan tâm đến việc tạo

diễn giảng, chủ yếu nói lại SGK, ít mở rộng kiến thức và khắc sâu biểu tượng…khiến HS khơng có hứng thú học tập.

Về phía HS: Các em quan niệm môn Lịch sử không quan trọng nên thời gian

công sức các em dành để nghiên cứu và khắc sâu biểu tượng rất hạn chế. HS cũng không được trang bị các kĩ năng nên việc tự tìm hiểu các biểu tượng lịch sử mất nhiều thời gian và hiệu quả không cao.

Lý luận và thực tiễn trên đặt ra yêu cầu cần thiết phải tạo biểu tượng lịch sử để các em ham thích lịch sử, yêu mến lịch sử dân tộc. Để giải quyết vấn đề này cần có hệ thống các biện pháp cụ thể, khoa học.

Tiểu kết chƣơng 1

Như vậy chương 1 đã đề cập đến cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tạo biểu tượng về những BCL trong DHLS ở trường THPT trong đó khái niệm về tạo biểu tượng về những BCL trong DHLS là căn cứ quan trọng, dựa vào đó để tác giả có hướng đi sâu tìm hiểu khai thác và phân tích. Cơ sở xuất phát của vấn đề tạo biểu tượng về BCL cho HS đáp ứng mục tiêu giáo dục và đào tạo phù hợp với đặc trưng của bộ môn Lịch sử, đồng thời cũng thích ứng với đặc điểm tâm lý HS THPT và yêu cầu đổi mới PP dạy học.

Trong thực tiễn, việc tạo biểu tượng về những BCL trong DHLS cịn ít, đặc biệt ở những vùng nông thôn, phương tiện cơng nghệ khơng đủ đáp ứng, TLTK cịn hiếm, đời sống GV và HS cịn khó khăn. Phần cơ sở thực tiễn cho chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của việc tạo biểu tượng về những BCL trong DHLS. Nghiên cứu thực trạng của việc tạo biểu tượng về những BCL trong DHLS hiện nay, giúp chúng ta phát hiện ra nguyên nhân thực trạng, từ đó là cơ sở để đưa ra biện pháp giải quyết vấn đề ở chương 2.

CHƢƠNG 2

MỘT SỐ BIÊN PHÁP TẠO BIỂU TƢỢNG VỀ NHỮNG BIẾN CỐ LỚN TRONG DẠY HỌC LSVN LỚP 11 THPT

(CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN)

2.1 Vị trí, mục tiêu,nội dung cơ bản của phần lịch sử VN lớp 11

2.1.1. Vị trí, vai trị

Cấp THPT là cấp học cuối cùng của giáo dục phổ thơng, có trách nhiệm hồn thành việc giáo dục phổ thơng cho thế hệ trẻ. Môn LS lớp 11 thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, có vai trị rất quan trọng trong việc giáo dục HS trở thành công dân của TK XXI, với những phẩm chất nổi bật như: năng động, tự tin và hành động hiệu quả, góp phần hình thành thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc.

LSVN (1858-1918) thuộc học kì II của lớp 11THPT (Chương trình chuẩn), giúp HS nắm vững những vấn đề chủ yếu của lịch sử dân tộc thời kì Thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, biến Việt Nam thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. LSVN từ 1858-1918, có vai trị làm cầu nối, giúp các em có cái nhìn tổng thể, đúng đắn và khoa học về bức tranh LSVN. Mặt khác đây là nội dung kiến thức không thể thiếu trong kì thi hết HKII lớp 11, thi học sinh giỏi và những chương trình LS trên truyền hình. Do đó, giai đoạn LSVN (1858-1918) là một phần kiến thức hết sức quan trọng.

2.1.2. Mục tiêu của phần LSVN lớp 11

Mục tiêu chung của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp cho HS có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Qua đó góp phần hình thành ở HS thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc cách mạng. Đồng thời góp phần bồi dưỡng, năng lực tư duy hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội.

Ở phần này, HS được cung cấp những kiến thức về lịch sử dân tộc từ khi Thực dân Pháp mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Thực dân Pháp chuẩn bị khai thác thuộc địa lần thứ hai, phần này nối tiếp lịch sử dân tộc đã học ở lớp 10 và là cơ sở cho việc tiếp nhận kiến thức lịch sử dân tộc của HS ở giai đoạn sau.

Mục tiêu về kiến thức: cung cấp những kiến thức cơ bản có hệ thống về lịch

sử của dân tộc VN (từ 1858-1918).

Việt Nam từ 1858-đến cuối TK XIX: quá trình xâm lược của Thực dân Pháp, ách thống trị, bóc lột của chúng ở Việt Nam, và phong trào kháng Pháp của nhân dân ta trong những năm từ 1858-1884, phong trào Cần Vương và phong trào nông dân Yên Thế.

Việt Nam trong gần hai thập niên đầu của TK XX, các kiến thức cơ bản về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp, phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu TK XX, phong trào dân tộc trong những năm 1914-1918.

Mục tiêu về kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng sưu tầm, nắm vững tài liệu, biết phân tích, khái quát, rút ra kết luận về các sự kiện đã học.

Rèn luyện kĩ năng tư duy, kĩ năng thực hành và định hướng phát triển các kĩ năng sống cho HS.

Mục tiêu về thái độ: giáo dục lịng u nước, tự hào dân tộc, ý chí căm thù

bọn cướp nước và tay sai, giáo dục ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc, căm hờn bản chất bóc lột của bọn TD, và trân trọng ý chí cách mạng của những nhà yêu nước, phát huy những tư tưởng canh tân đất nước, coi trọng học thức, và tư tưởng khai dân chí, chấn dân khí của các bậc tiền bối.

Định hướng phát triển năng lực: học phần lịch sử Việt Nam giai đoạn (1858- 1918), góp phần phát triển ở HS năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực ngôn ngữ, năng lực hợp tác…

2.1.3. Nội dung cơ bản của phần LSVN lớp 11

Nội dung cơ bản của khóa trình lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1918. Thời gian trên thuộc giai đoạn lịch sử cận đại của Việt Nam, là thời kì khai tử nền phong kiến độc lập của Việt Nam. Trong làn sóng xâm lược ào ạt của CNTD phương Tây, Việt Nam bị rất nhiều nước nhịm ngó. Trong các TK XVI-XVII, thương gia sành sỏi của các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp đã đến Việt Nam, xứ giàu tài nguyên và hương liệu q để bn bán. Thậm chí Thực dân Anh cịn có ý định chiếm đảo Côn Lôn, thêm một bức chân dung về lòng tham của bọn Thực dân được mệnh danh “một đảo quốc mặt trời không bao giờ lặn”

…Cuối cùng Việt Nam chịu thân phận một nước phong kiến nửa thuộc địa với ách áp bức, bóc lột, nơ dịch hết sức tàn bạo của bọn ĐQ-TD tham tàn Pháp.

Lịch sử Việt Nam (1858-1918), gồm bốn vấn đề chính:

+ Q trình xâm lược và đặt ách đô hộ Việt Nam của TD Pháp (1858-1884). + Phong trào Cần Vương và ngọn cờ đấu tranh của nhân dân Việt Nam + Tình hình kinh tế-Xã hội VN trong cuộc khai thác thuộc địa LT1 (1897-1913). + Các khuynh hướng cứu nước tiến bộ mới đầu TK XX.

* Quá trình xâm lược và đặt ách đô hộ VN của TD Pháp (1858-1884).

Trong khoảng 60 năm đầu TK XIX, VN là một nước quân chủ, một chế độ chính trị do vua đứng đầu, tuy được coi là khá mạnh ở khu vực ĐNA, nhưng đã bước vào thời kì khủng hoảng suy vong, biểu hiện ở chỗ. Các vua nhà Nguyễn ra sức bảo vệ nền chuyên chế. Vua là “con trời”, là người có uy quyền tuyệt đối [16,tr48]. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ “Trong hạt khơng có ruộng cơng, các nhà giàu đã bao chiếm ruộng tư đến ngàn trăm mẫu, dân nghèo không được nhờ cậy” [16,tr50]. Quan lại, hào lý thi nhau lạm bổ, bóp lặn dân nghèo vơ vét cho đầy túi tham. Cơng thương nghiệp thời kì này thì bế tắc, triều đình tiến hành bế quan tỏa cảng, cấm đạo, giết giáo sĩ, khước từ quan hệ buôn bán với các nước phương Tây.

Cho đến TK XIX, nhà Nguyễn thi hành chế độ Nho giáo phản động, làm cơng cụ kìm kẹp nhân dân về mọi mặt trong trật tự của nền chuyên chế, cực đoan. Mâu thuẫn xã hội đã bùng nổ ngay từ đầu. Chiến tranh nông dân đã nổ ra liên tiếp. Các vua nhà Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức đều thẳng tay đàn áp, dìm phong trào nơng dân trong bể máu. Triều Nguyễn hủy hoại sinh lực của dân tộc đúng vào lúc TD Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược VN.

Năm 1858, sau khi dựng lên cái cớ “bảo vệ đạo Thiên chúa”, liên quân Pháp- Tây Ban Nha nổ súng xâm lược nước ta. Cuộc xâm lược VN của Pháp từ (1858- 1884) được tiến hành qua 5 đợt.

Sau khi TD Pháp tấn công Đà Nẵng nhưng không thành, Pháp đánh vào Gia Định, tiếp đó đánh chiếm ba tỉnh miền Đơng Nam Kì, kết thúc bằng hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), khiến nhân dân hết sức bất bình, phản đối hành động bán nước của triều đình. Năm 1863-1867: Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì, Vĩnh Long, An

Giang, Hà Tiên, mà khơng mất một hịn tên, mũi đạn, khiến nhân dân hết sức đau xót, xuất hiện nhiều tấm gương sáng chói về lịng u nước, tinh thần dũng cảm, kiên cường bất khuất chống ngoại xâm như tấm gương của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân và của những con người bình dị khác.

Đến năm 1873 Pháp tiến đánh Bắc Kì LT1, kết thúc bằng hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874, một hiệp ước mang đậm tính yếu hèn của triều đình.

Từ khi mất Nam Kì đến năm 1873 là 7 năm, nhưng trong bảy năm đó triều Nguyễn khơng cải tổ tình hình mọi mặt để có cơ sở tự cường, mà để đất nước nằm trong tình trạng trì trệ, giậm chân tại chỗ, kinh tế ngày một tiêu điều, xã hội bất ổn, ngoại giao bế tắc. Nội tình VN đã được TD Pháp ở Nam Kì triệt để lợi dụng. Chúng đã kết hợp với bọn lái bn tìm cách gây sự ở Bắc kì, tạo cớ cho cuộc xâm lược bằng vũ lực.

Năm 1882 Pháp tiến đánh Bắc Kì LT2, buộc triều đình Huế kí hiệp ước Hác măng (25/8/1883). Nhưng bản hiệp ước này không thể chấm dứt cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Bắc Kì, nhiều quan lại theo đường lối chủ chiến vẫn tiếp tục đứng lên chống Pháp.

Sau hiệp ước Hác măng, để đối phó với các cuộc nổi dậy của nhân dân, Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo biểu tượng về những biến cố lớn trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)