Thực trạng tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học thơ việt nam từ năm 1945 đến 1975 (ngữ văn 12, tập 1) (Trang 26)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Sự cần thiết của việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong

1.3.2. Thực trạng tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học

học Ngữ văn

1.3.2.1. Việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học hiện nay

Để giúp cho các nhà trường thực hiện giáo dục, rèn luyện KNS cho học sinh có hiệu quả, trong thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học về việc xây dựng chương trình giáo dục KNS cho học sinh các cấp học. Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm của một số nhà nghiên cứu cho thấy, có ba phương án thực hiện giáo dục KNS cho học sinh là:

- Xây dựng mơn học về giáo dục KNS đưa vào chương trình học tập của học sinh.

- Lồng ghép các nội dung giáo dục KNS và các mơn học có ưu thế và các hoạt động giáo dục khác.

- Tích hợp giáo dục KNS vào các mơn học và hoạt động ngồi giờ lên lớp.

- Theo quan điểm của tác giả luận văn, do KNS được hình thành và phát triển thơng qua trải nghiệm và gắn liền với hoạt động sống của học sinh nên việc giáo dục KNS cho học sinh theo phương án hình thành một mơn học riêng là ít khả thi, hiệu quả khơng cao. Cũng như với giáo dục đạo đức vậy, học sinh có được học bao nhiêu tiết về đạo đức cũng chưa đủ cơ sở để khẳng định học sinh đó đạt được những yêu cầu chuẩn mực chung về đạo đức. Do đó, nếu hình thành một mơn học riêng, không rõ môn học này cần thiết kế trong bao nhiêu tiết để học sinh thực sự có KNS và vận dụng những kĩ năng đó trong hoạt động và cuộc sống.

Phương thức lồng ghép cũng đã được thực hiện với một số nội dung cần cập nhật vào chương trình giáo dục phổ thơng như giáo dục dân số, giáo dục môi trường, pháp luật,… Tuy nhiên, trong giáo dục KNS, phương thức này cịn gặp khơng ít khó khăn:

- Khó khăn thứ nhất là việc xác định mơn học để lồng ghép. Những môn học này phải đảm bảo có những yếu tố tương đồng với đặc trưng của giáo dục KNS.

- Khó khăn thứ hai là việc đảm bảo nội dung giáo dục KNS để lồng ghép. Bởi vì do tính chất của lồng ghép, nội dung giáo dục KNS có tính độc lập nhất định so với nội dung của môn học được sử dụng để lồng ghép. Ví dụ, ngồi các nội dung trong chương trình, mơn Giáo dục cơng dân phải “gánh” thêm nhiều nội dung khơng có trong chương trình như giáo dục trật tự an tồn giao thông, thi làm tiểu phẩm để tuyên truyền giáo dục văn hóa cho học sinh. Bên cạnh đó, các nội dung về giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục KNS… đều được lồng ghép trong môn học này. Một số giáo viên cho rằng: Giáo dục công dân hiện nay được xem là mơn học ơm đồm, vì quá nhiều nội dung khiến việc giảng dạy không đạt hiệu quả. Trong các địa chỉ tích hợp giáo dục KNS, thì Giáo dục cơng dân là mơn gần gũi và có đất nhất. Nhưng với đủ món tích hợp, lồng ghép như hiện nay khó mà đạt được

hiệu quả mong muốn. Vì thế, việc khai thác nội dung giáo dục KNS phụ thuộc vào từng giáo viên, thậm chí từng tiết học của môn học được lồng ghép.

Từ những phân tích trên, tác giả luận văn cho rằng, tích hợp giáo dục KNS là một trong những mục đích của giáo dục. Theo đó, tất cả các môn học, các hoạt động giáo dục trong nhà trường phải hướng đến giáo dục KNS cho học sinh. Có như vậy, giáo dục KNS cho học sinh mới được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và đồng bộ.

1.3.2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

* Thực trạng giáo dục kĩ năng sống của giáo viên qua môn Ngữ văn

Để đánh giá thực trạng giáo dục KNS của GV qua môn Ngữ văn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tiễn tại trường THPT Gia Viễn A – tỉnh Ninh Bình. Chúng tơi đưa ra hệ thống câu hỏi cho giáo viên lựa chọn, dự giờ thao giảng, trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp để chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế trong việc tích hợp giáo dục KNS cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1). Kết quả khảo sát được thể hiện qua số liệu thống kê sau:

Bảng 1.1. Mức độ thực hiện tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1)

Stt Mức độ Số lƣợng 11 GV

1 Chưa bao giờ thực hiện tích hợp kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1).

(0 GV) 0%

2 Thỉnh thoảng có thực hiện tích hợp kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1).

(8 GV) 72,8%

3 Thường xuyên thực hiện tích hợp kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1).

Bảng 1.2. Cơ sở vận dụng các biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975

(Ngữ văn 12, tập 1)

Stt Cơ sở Số lƣợng 11 GV

1 Bằng kinh nghiệm của bản thân (6 GV) 54,5% 2 Bằng cách học từ đồng nghiệp (2 GV) 18,2% 3 Bằng các phương pháp được đào tạo (3 GV) 27,3%

Bảng 1.3. Mức độ sử dụng các biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975

(Ngữ văn 12, tập 1) Stt Biện pháp Có sử dụng thƣờng xuyên Không sử dụng thƣờng xuyên 1 Thảo luận nhóm (11 / 11 GV) 100% 2 Phương pháp trực quan (3 GV) 27,3 % (8 GV) 72,7% 3 Phương pháp trò chơi (2 GV) 18,2% (9 GV) 81,8% 4 Kĩ thuật động não (3 GV) 27,3 % (8 GV) 72,7% 5 Kĩ thuật viết tích cực (2 GV) 18,2% (9 GV) 81,8% 6 Kĩ thuật khăn trải bàn (1 GV) 9,1% (10 GV) 90,9% 7 Kĩ thuật trình bày 1 phút (4 GV) 36,4% (7 GV) 63,6% 8 Phương pháp vấn đáp (11/11 GV) 100%

* Phân tích kết quả khảo sát

Đối với giáo viên, chúng tôi nhận thấy một thực trạng chung là hầu hết giáo viên chưa thực sự quan tâm hoặc cịn nhiều lúng túng trong việc tích hợp giáo dục KNS cho học sinh qua dạy học Ngữ văn. Khi dạy học, giáo viên chủ yếu hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu, khám phá những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm và sau mỗi bài học thì điều mà học sinh có được cũng chỉ mới dừng lại ở việc cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật đó.

Bảng 1.1 thống kê số liệu cho thấy, nhìn chung giáo viên có thực hiện tích hợp giáo dục KNS cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) nhưng vẫn còn ở mức độ thấp. Số lượng giáo viên thỉnh thoảng thực hiện chiếm tới 72,8%, thực hiện thường xuyên chiếm tỉ lệ thấp là 27,2%.

Kết quả điều tra ở bảng 1.2 cho thấy thực trạng về cơ sở vận dụng biện pháp tích hợp giáo dục KNS cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1). Trong số 11 giáo viên khi được hỏi chỉ có 3 người trả lời là họ sử dụng các biện pháp đã được đào tạo để giáo dục KNS cho học sinh, cịn 2 người nói rằng các biện pháp giáo dục hiện tại của họ là do học được từ các bạn đồng nghiệp; còn lại đa số giáo viên (6 người) cho rằng họ sử dụng các biện pháp giáo dục hiện tại là dựa vào kinh nghiệm của cá nhân.

Kết quả khảo sát ở bảng 1.3 cho thấy, tất cả giáo viên đều có những hiểu biết về các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực để tích hợp giáo dục KNS cho học sinh. Tuy vậy, mức độ hiểu biết về các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có sự khác nhau. Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp vấn đáp là nhiều người sử dụng nhất. Đứng thứ hai là kĩ thuật trình bày một phút, thứ ba là kĩ thuật động não và phương pháp trực quan, thứ tư là tổ chức trị chơi và kĩ thuật viết tích cực. Như vậy, có thể thấy kĩ thuật dạy học ít được sử dụng nhất là kĩ thuật khăn trải bàn.

* Thực trạng học kĩ năng sống của học sinh qua môn Ngữ văn

Qua khảo sát của viện nghiên cứu môi trường và các vấn đề xã hội trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam đối với học sinh một số trường trên cả nước cho thấy, một bộ phận học sinh còn thiếu KNS và đa phần các em có nhu cầu được giáo dục KNS. Do thiếu KNS nên những hành vi lệch chuẩn của học sinh có chiều hướng gia tăng với các biểu hiện rất đa dạng như chán sống, bạo lực học đường, dễ tìm đến cái chết khi gặp khó

khăn, bế tắc… gây nhức nhối cho nhà trường, gia đình và xã hội. Một vài biểu hiện về cách giao tiếp ứng xử của học sinh hiện nay cũng khiến người lớn khơng khỏi giật mình: gặp giáo viên khơng chào hỏi, học sinh chửi tục, đánh thầy cơ giáo, nói xấu thầy cô trên mạng xã hội,...

Để đánh giá thực trạng giáo dục KNS của HS, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tiễn tại trường THPT Gia Viễn A – tỉnh Ninh Bình thơng qua phiếu điều tra, đề nghị học sinh trả lời một cách khách quan. Ngồi ra, chúng tơi đã phỏng vấn trực tiếp một số HS để bổ sung những thông tin liên quan đến nội dung khảo sát, tổng hợp kết quả khảo sát, thống kê, phân loại, đánh giá về hứng thú học tập, khả năng được giáo dục KNS qua dạy học Ngữ văn nói chung và thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) nói riêng.

Bảng 1.4. Kết quả khảo sát nhận thức của HS THPT về KNS

TT Nội dung

Ý kiến SL

(N = 90) %

1 KNS là những kĩ năng giúp con người thực hiện

hoạt động có hiệu quả 40 44,4

2

KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống

14 15,6

3 KNS là khả năng con người có thể tham gia vào

tất cả các hoạt động và quan hệ xã hội 20 22,2

4 KNS là kĩ năng tối thiểu của con người để tồn

tại 8 8,9

5 KNS là phẩm chất và năng lực của con người

Kết quả bảng 1.4 cho thấy: Tỉ lệ học sinh có ý kiến đúng chỉ có 15,6 %. Như vậy, phần lớn học sinh THPT chưa có nhận thức đúng về KNS.

Bảng 1.5. Sự tiếp nhận thông tin liên quan đến KNS của HS THPT

Thông tin

Mức độ tiếp nhận thông tin

Chƣa bao giờ Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên

SL % SL % SL %

Kĩ năng sống 23 25,6 57 63,3 10 11,1

Kĩ năng tự tin khi tham

gia hoạt động 32 35,6 39 43,3 19 21,1

Kĩ năng giao tiếp ứng

xử 29 32,2 38 42,2 23 25,6

Kĩ năng đương đầu với

cảm xúc, căng thẳng 41 45,5 33 36,7 16 17,8 Kĩ năng xác định giá trị 47 52,2 32 35,6 11 12,2

Theo số liệu bảng 1.5 có 63,3% số HS tiếp nhận thông tin về KNS ở

mức độ thỉnh thoảng. Có 11,1% số HS thường xuyên được tiếp nhận thơng tin về KNS. Có tới 25,6% HS cho rằng chưa bao giờ nghe thấy khái niệm KNS và tên các KNS cụ thể. Trong đó, các KNS như: kĩ năng đương đầu với cảm xúc, căng thẳng, kĩ năng xác định giá trị có tỉ lệ HS khẳng định “chưa bao giờ nghe thấy” cao nhất (45,5% và 52,2% ). Từ kết quả bảng 1.4 và bảng 1.5 có thể nhận thấy: HS THPT ít tiếp cận với thơng tin về KNS nói chung, từng KNS nói riêng. Nhận thức của HS THPT về KNS còn hạn chế. Có một số kĩ năng cụ thể, mặc dù HS thường xuyên được nghe nhắc đến nhưng các em khơng hiểu rõ bản chất của kĩ năng đó.

Bảng 1.6. Phiếu khảo sát học sinh

Stt Câu hỏi Ý kiến

1 Em có thích học mơn Ngữ văn khơng? Thích (58/90 HS) 64,4% Khơng thích (32/90HS) 35,6% 2 Theo em học Văn có ý nghĩa

và cần thiết không?

Cần thiết (84/90HS) 93,3%

Không cần thiết (6/90 HS) 6,7% 3 Theo em có cần thiết phải

giáo dục kĩ năng sống qua môn Ngữ văn không?

Cần thiết (83/90 HS) 92,2%

Không cần thiết (7/90 HS) 7,8%

4 Đi thư viện em thường đọc sách gì?

Các sách quan tâm (76/90 HS) 84,4%

Sách Văn học (14/90 HS) 15,6% 5 Các thầy cơ giáo có giáo dục

KNS cho các em qua dạy học phần thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) khơng? Có (73/90 HS) 81,1% Khơng (17/90 HS) 18,9 %

Từ bảng 1.6 chúng tôi nhận thấy mặc dù mơn Ngữ văn có vị trí và chức năng quan trọng nhưng hiện nay đang xuất hiện tình trạng nhiều học sinh khơng thích học mơn này. Qua khảo sát cũng cho thấy, học sinh chưa nhận thức đầy đủ về mơn học, chưa có ý thức tự giác và hứng thú đọc sách Văn học. Có tới 93,3% học sinh nhận định Ngữ văn là mơn học bổ ích, cần thiết, có ý nghĩa quan trọng nhưng khi phỏng vấn trực tiếp, có 36% học sinh cho rằng môn Ngữ văn là thứ bay bổng, giáo viên chỉ ưu ái cho điểm cao những bạn có năng khiếu về ngơn ngữ. Trong thực tế, môn Ngữ văn tuy học nhiều tiết trong tuần so với các môn học khác nhưng quên cũng rất nhanh, điểm số chỉ đạt ở mức trên dưới trung bình. Các ngành nghề thuộc khối Khoa học xã hội không phải là những ngành “hot”, khả năng tìm việc có thu nhập cao là ít.

Mặc dù 92,2% học sinh cho rằng, việc tích hợp giáo dục KNS cho học sinh trong dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) nói riêng là rất cần thiết, nhưng các em vẫn mơ hồ về khả năng áp dụng thực tiễn.

1.3.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại - Về phía giáo viên

Thời gian gần đây, khi thực tế đặt ra nhiều yêu cầu cho việc giáo dục KNS để trang bị cho học sinh những kĩ năng cơ bản giúp các em biết ứng phó với các tình huống xảy ra trong cuộc sống thì việc tích hợp KNS trong dạy học Ngữ văn mới thực sự được quan tâm.

Việc tích hợp giáo dục KNS cho học sinh qua mơn Ngữ văn chưa có tính đồng bộ. Với đặc trưng của thơ, một số giáo viên đã có ý thức giáo dục cho học sinh những tình cảm, biết hướng cho học sinh liên hệ với các tình huống trong cuộc sống. Nhưng những thao tác này chủ yếu được thực hiện sau khi đọc – hiểu xong một văn bản mà chưa được tích hợp một cách nhuần nhuyễn trong từng hoạt động dạy học. Vì thế, việc giáo dục KNS nhiều khi cịn gị bó, chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Các phương pháp để tích hợp giáo dục KNS cũng được giáo viên bước đầu vận dụng như đặt ra những câu hỏi liên hệ để học sinh tự bộc lộ, tạo tình huống để học sinh đưa ra cách giải quyết, hoạt động nhóm để học sinh được giáo dục KNS… việc làm này đã tạo được nhiều hứng thú cho HS trong giờ học. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì e rằng vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Việc tích hợp giáo dục KNS cho học sinh trong dạy học Văn nói chung và dạy học thơ Việt Nam từ 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) nói riêng gặp nhiều khó khăn.

Thứ nhất, đội ngũ GV chưa được đào tạo, bồi dưỡng bài bản để có thể tiếp cận và dạy học lồng ghép KNS một cách hiệu quả.

Thứ hai, một trong những yêu cầu quan trọng để thực hiện việc lồng ghép giáo dục KNS vào bài học trên lớp là giáo viên phải tìm ra được mối liên hệ giữa

các kĩ thuật dạy học với nội dung rèn luyện KNS. Để làm tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm và khả năng sáng tạo. Vì thế, khơng phải giáo viên nào cũng có đủ năng lực để lồng ghép những nội dung KNS vào bài học. Hơn nữa một tiết học với 45 phút, GV chỉ đủ thời gian tập trung dạy kiến thức cơ bản nên việc dành thời gian tích hợp kiến thức bên ngồi là rất khó. Việc tích hợp gượng ép sẽ làm cho bài học trở nên rời rạc, thiếu logic, nhiều giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học thơ việt nam từ năm 1945 đến 1975 (ngữ văn 12, tập 1) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)