Quy trình tích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học thơ việt nam từ năm 1945 đến 1975 (ngữ văn 12, tập 1) (Trang 45 - 49)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Đề xuất một số biện pháp dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong

2.2.1. Quy trình tích hợp

Việc tích hợp giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường được thực hiện thông qua các bước sau:

Bƣớc 1: Xác định mục tiêu bài dạy và mục tiêu tích hợp giáo dục kĩ

năng sống.

Để tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cần xác định đúng mục tiêu của từng bài học, giờ học, mục tiêu giáo dục kĩ năng sống qua dạy học thơ Việt

Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1). - Về kiến thức:

+ Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, yêu gia đình, quê hương, đất nước, sống nhân ái, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên.

+ Nhận thức được sự cần thiết của các kĩ năng giúp cho bản thân sống tự tin lành mạnh.

+ Nhận thức được những giá trị cốt lõi làm nền tảng cho các kĩ năng sống. - Về kĩ năng:

+ Có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.

+ Có suy nghĩ và hành động tích cực, tự tin, có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống.

- Về thái độ:

Hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các kĩ năng sống mà bản thân được giáo dục đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện các kĩ năng sống đó.

Bƣớc 2: Xác định nội dung, các mức độ tích hợp.

Việc triển khai tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào các nội dung của môn Ngữ văn và các tác phẩm thơ Việt Nam (Ngữ văn 12 - tập 1) không cần đưa thêm thông tin, kiến thức làm nặng thêm nội dung bài học. Nội dung tích hợp giáo dục kĩ năng sống cần phong phú, hấp dẫn và gần gũi với học sinh.

Bƣớc 3: Xác định các phương pháp, phương tiện, các hình thức tích hợp.

Việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam - Chương trình Ngữ văn 12 - Tập 1 được thực hiện không chỉ thông qua nội dung tác phẩm mà cịn theo một cách tiếp cận mới, đó là sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống trong quá trình học tập. Đây là một hình

thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống được nhiều nước trên thế giới lựa chọn vì nó tiết kiệm được thời gian, tránh quá tải cho chương trình giáo dục. Để làm được điều ấy người GV cần phải có phương pháp giảng dạy phù hợp “nội dung nào phương pháp ấy”. Thông qua phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể khuyến khích HS tương tác, cùng tham gia, tư duy phê phán và tư duy sáng tạo. Nhiều kĩ năng sống được hình thành trong quá trình học sinh tương tác với bạn và những người xung quanh (kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự nhận thức, …) thông qua hoạt động học tập.

Bƣớc 4: Thực hiện bài dạy tích hợp giáo dục kĩ năng sống.

Một trong những yêu cầu quan trọng để thực hiện việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào bài học trên lớp là giáo viên phải tìm ra được mối liên hệ giữa các phương pháp/ kĩ thuật dạy học với nội dung rèn luyện kĩ năng sống. Trong quá trình thực hiện, Gv cần đặt ra những câu hỏi liên hệ để học sinh tự bộc lộ, tạo tình huống để HS đưa ra cách giải quyết, …bước đầu tạo hứng thú trong giờ học.

Bƣớc 5: Kiểm tra, đánh giá.

Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS nói chung và tích hợp giáo dục KNS nói riêng là hết sức cần thiết, cần hướng vào các yêu cầu sau:

- Thông qua dạy - học để cung cấp kiến thức, hình thành các kĩ năng, thái độ và khả năng ứng xử của HS. Bên cạnh việc kiểm tra kiến thức, cần chú ý kiểm tra các kĩ năng như nhận xét, đánh giá, kĩ năng vận dụng bài học để giải quyết các vấn đề, tình huống trong cuộc sống.

- Việc kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan tồn diện và phản ánh đúng kết quả học tập của HS để trên cơ sở đó, giáo viên có sự điều chỉnh phù hợp phương pháp dạy học, điều chỉnh nhận thức, thái độ hành vi của HS.

- Đổi mới các hình thức ra đề kiểm tra, kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và hình thức quan sát, đánh giá hoạt động, nghiên cứu

sản phẩm hoạt động của HS, hoạt động thực hành, rèn luyện trong cuộc sống hàng ngày.

- Kết hợp việc kiểm tra, đánh giá bằng điểm số với nhận xét sự tiến bộ của HS. Trong bài kiểm tra của HS, GV phải nhận xét và sửa lỗi khi cho điểm.

- Căn cứ đặc trưng nội dung, PPDH từng bộ mơn và với những tiêu chí đánh giá cụ thể, GV lựa chọn công cụ đánh giá phù hợp: trình bày miệng, nghiên cứu tình huống, đóng vai, trắc nghiệm khách quan, tự đánh giá, quan sát, câu hỏi mở, phỏng vấn…

- Hướng dẫn HS biết tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện năng lực tự học, tư duy độc lập và các KNS đã học.

Vận dụng linh hoạt các hình thức và xác định rõ yêu cầu về KTĐG nội dung tích hợp giáo dục KNS phù hợp với thời lượng và tính chất đề kiểm tra.

Việc thiết kế câu hỏi KTĐG nội dung tích hợp giáo dục KNS cần linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đối tượng, điều kiện dạy học và đặc thù bộ môn, tránh khiên cưỡng.

* Dẫn chứng minh họa:

Đối với các tác phẩm thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Chương trình Ngữ văn 12 - Tập 1) GV có thể ra đề bài cho học sinh phát hiện một số vấn đề xã hội được đặt ra trong các tác phẩm văn học như:

+ Văn bản Tây Tiến: Tinh thần u nước, ý chí vượt khó. + Văn bản Việt Bắc: Nghĩa tình thủy chung cách mạng.

+ Văn bản Đất nước: Tình yêu đất nước của thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kì chống Mĩ.

+ Văn bản Sóng: vẻ đẹp tình yêu trong cuộc sống. - Một số đề cụ thể:

+ Đề 1: Từ tác phẩm Tây Tiến, anh (chị) có suy nghĩ gì về lý tưởng sống

+ Đề 2: Đối với bài thơ Sóng, từ quan niệm về tình u của nhà thơ Xn Quỳnh, em có suy nghĩ gì về tình u ở lứa tuổi học trò hiện nay?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học thơ việt nam từ năm 1945 đến 1975 (ngữ văn 12, tập 1) (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)