Kết quả kiểm tra 45 phút

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học thơ việt nam từ năm 1945 đến 1975 (ngữ văn 12, tập 1) (Trang 104 - 116)

Nhìn vào bảng thống kê có thể nhận định một cách khái quát về tình hình chất lượng, kết quả của lớp thực nghiệm và đối chứng như sau: Tỉ lệ học sinh có điểm giỏi và khá ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh có điểm trung bình và yếu ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng. Nhìn vào độ chênh lệch về điểm giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ta thấy đây là một tín hiệu đáng mừng.

Tiểu kết Chƣơng 3

Như vậy, qua thực tế áp dụng và lấy ý kiến từ đồng nghiệp, chúng tôi khẳng định được tính khoa học và tính khả thi của việc tích hợp giáo dục KNS cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1). Sử dụng tốt các biện pháp đề xuất như áp dụng linh hoạt các PPDH và KTDH tích cực, thực hiện các bước lên lớp trong dạy học bài thơ Tây Tiến hoàn toàn đem lại hiệu quả cho giờ học.

Giáo viên có thể vận dụng các biện pháp dạy học mà chúng tôi đề xuất ở trên vào dạy học các bài thơ khác trong chương trình THPT cũng như vào dạy học Ngữ văn nói chung. Tuy nhiên, khi vận dụng cần căn cứ vào nội dung cụ thể để đưa ra những biện pháp hợp lí, khả thi; sự vận dụng cũng cần hết sức linh hoạt, tránh khiên cưỡng, gò ép.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Heghen đã từng nói: “Giáo dục là một nghệ thuật làm cho con người trở

thành những người có đạo đức”. Dạy Văn là dạy làm người, người thầy phải

dạy cho học trò những kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống, để các em vững bước trên đường đời. Mơn Ngữ văn có khả năng kì diệu trong việc giáo dục nhân cách con người. Việc tích hợp giáo dục KNS cho học sinh trong dạy học Ngữ văn nói chung và thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) nói riêng là việc làm rất cần thiết để đưa văn học gần gũi với đời sống và thực hiện mục tiêu giáo dục trong thời đại mới. Từ đó, có thể đào tạo được những con người trẻ có tài năng, tri thức, sức khỏe và giàu thẩm mĩ. Tuy nhiên, nếu không thực hiện một cách khéo léo sẽ phản tác dụng, mang tính giáo điều, gượng ép. Để đạt được hiệu quả trong việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh sau mỗi giờ học đòi hỏi người giáo viên phải nâng cao vốn hiểu biết xã hội, cũng như kiến thức chuyên môn.

Đối với mơn Ngữ văn, sau mỗi tiết học, ngồi việc hiểu bài, cảm nhận đầy đủ, sâu sắc nội dung, các em còn lắng đọng suy tư về những ý tưởng, về những tình cảm cao đẹp của các hình tượng, nhân vật trong bài học mà GV đã truyền đạt. Để tích hợp giáo dục KNS trong mỗi bài học, người GV phải có phương pháp dạy học phù hợp “nội dung nào phương pháp ấy”. Hơn nữa, cần phải vận dụng đồng bộ và linh hoạt các biện pháp, tránh tuyệt đối hóa hay độc tơn bất kì một phương pháp nào. Từ đó, tích hợp giáo dục KNS cho HS, hướng các em tới những giá trị tinh thần cao quý, giúp các em học tập và làm theo những thông điệp được gửi gắm qua mỗi bài học.

Đề tài luận văn mở ra một hướng đi mới trong dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) nói riêng góp phần đổi mới phương pháp dạy học đưa Văn học gắn bó với đời sống, đồng thời bồi dưỡng nhân cách, làm giàu thêm đời sống tâm hồn,

tình cảm cho các em. Song khơng phải là công việc ngày một ngày hai đã thu được kết quả như mong muốn. Nó địi hỏi sự đóng góp liên tục, lâu dài của các nhà giáo tâm huyết cũng như ý thức rèn luyện cố gắng của bản thân học sinh.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với các cấp quản lí

- Tổ chức các hoạt động nhằm bồi dưỡng nâng cao nhận thức và tập huấn cho cán bộ quản lí, GV, HS về KNS.

- Cần sớm có những quy định về giáo dục KNS ở các cấp học để giúp

các nhà trường chủ động trang bị KNS cho HS.

- Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện chương trình tích hợp giáo dục

kĩ năng sống trong dạy học một cách nghiêm túc, có kiểm tra đánh giá hiệu quả.

- Hàng năm tổ chức các hội nghị báo cáo điển hình các đơn vị thực hiện

tốt cơng tác giáo dục KNS. Tổ chức học tập kinh nghiệm các đơn vị làm tốt hoạt động này theo hình thức hội thảo. Tổ chức hội giảng các chuyên đề tích hợp giáo dục KNS cho học sinh qua môn Ngữ văn.

2.2. Đối với nhà trường

- Cán bộ quản lí nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của hoạt động

giáo dục KNS trong nhà trường để đạt mục tiêu giáo dục toàn diện.

- Quan tâm, tạo điều kiện để GV có thể tổ chức, tích hợp giáo dục KNS

cho HS thông qua các hoạt động giáo dục.

- Chú trọng quan tâm, khuyến khích đến cơng tác tự học, tự bồi dưỡng

chuyên môn nghiệp vụ của mỗi GV để họ tích cực, tự giác nâng cao chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học.

- Để giáo dục KNS cho học sinh thì mỗi người thầy ln nỗ lực là tấm

Qua đề tài này, một lần nữa người viết muốn khẳng định chủ trương giáo dục kĩ năng sống qua môn Ngữ văn là cần thiết trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục con người. Đối với luận văn này, mặc dù chúng tôi đã rất cố gắng và nghiêm túc trong quá trình thực hiện đề tài, song không tránh khỏi có những ngộ nhận, thiếu sót do hạn chế về thời gian nghiên cứu và là vấn đề tương đối mới. Nhưng chúng tôi thiết nghĩ vấn đề đưa ra bàn bạc đáng lưu tâm và có ý nghĩa thiết thực. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà nghiên cứu, của quý thầy cơ để đề tài thực sự có hiệu quả qua việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Kim Anh (2011), Luận văn thạc sĩ sư phạm Ngữ văn, Tích hợp rèn kĩ năng

sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại Việt Nam ở trường trung học cơ sở. Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Nguyên Anh (2017), Kỹ năng sống dành cho học sinh tiểu học – 50 điều cần thiết cho học sinh tiểu học. Nxb Thế giới.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục

trung học phổ thông môn Ngữ văn. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ

năng môn Ngữ văn lớp 12. Nxb Giáo dục.

6. Lê Minh Châu, Nguyễn Thúy Hồng, Trần Thị Tố Oanh, Phạm Thị Thu Phƣơng, Lƣu Thu Thủy, Nguyễn Thị Hồng Vân, Đào Vân Vi, Nguyễn Huệ Vi (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông. Nxb Giáo dục Việt Nam.

7. Nguyễn Viết Chữ (2005), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể). Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Đƣờng (2006),Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 12, tập 1. Nxb Giáo du ̣c.

9. Nguyễn Khánh Hà (2016), Rèn kĩ năng sống cho học sinh. Nxb Đại học Sư

phạm, Hà Nội.

10. Vũ Thị Bích Hằng (2015), Luận văn thạc sĩ sư phạm Ngữ văn, Tổ chức dạy

học phần Làm văn (Ngữ văn 10 – tập 2) theo hướng tích hợp giáo dục kĩ năng sống. Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Bùi Hiển (2001), Từ điển giáo dục học. Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 12. Trần Bá Hoành (2006), “Dạy học tích hợp”. Tạp chí Giáo dục (9), tr. 11 – 14.

13. Lê Văn Hồng (chủ biên) (2012), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm.

Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

14. Nguyễn Thanh Hùng (2003), “Tích hợp trong dạy học Ngữ văn”, Tạp chí giáo dục (3).

15. Nguyễn Thanh Hùng (2001), Hiểu văn, dạy văn, Nxb Giáo du ̣c.

16. Mã Giang Lân (2001), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam. Nxb Giáo dục.

17. Phạm Văn Lập (2007), Bài giảng phương pháp dạy học sinh ở trường THPT. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Hồ Văn Liên (2012), “Giáo viên chủ động thiết kế chương trình việc dạy

học tích hợp sẽ hiệu quả hơn”, Tạp chí Giáo dục và Thời đại, tr 8 – 9.

19. Ngọc Linh (2017), Kĩ năng sống dành cho học sinh. Nxb Thế giới.

20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa (2012), Giáo dục giá trị sống và

kĩ năng sống. Tài liệu lưu hành nội bộ.

21. Phan Tro ̣ng Luâ ̣n (chủ biên) (2008), Ngữ Văn 12, tập 1, chương trình Chuẩn. Nxb Giáo dục.

22. Phƣơng Lựu (2002), Lý luận văn học. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

23. Nguyễn Đăng Ma ̣nh (chủ biên) (2003), Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 12. Nxb Giáo du ̣c.

24. Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng.

25. Trần Đình Sử (chủ biên) (2008), Sách giáo khoa nâng cao tập 1 lớp 12.

Nxb Giáo dục.

26. Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT. Nxb Giáo dục.

27. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Phạm Thị Thu Hiền, Nguyễn Thành Thi, Nguyễn Thị Hồng Vân (2008), Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 12.

Nxb Giáo dục.

28. Nguyễn Thị Hồng Vân, Phùng Thị Vân Anh (2014), Tài liệu tập huấn

tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông (Lưu hành nội bộ).

29. Lê Trí Viễn (2001), Một số vấn đề phương pháp dạy , học văn trong nhà trường. Nxb Giáo du ̣c. 30. Http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/chuong-trinh-tich-hop-khong-phai- phep-cong-gian-don-53464.html 31. Http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/tich-hop-la-phuong-thuc-duy-nhat-de- day-hoc-phat-trien-nang-luc-648083.html 32. Http://giaoductieuhoc.vn/giao-vien/ky-nang/184-boi-duong-mot-so-ki- nang-day-hoc-toan-o-tieu-hoc/584-kien-thuc-ve-thiet-ke-ke-hoach-bai- hoc-theo-huong-day-hoc-tich-cuc.html 33. Http://www.giaoduc.edu.vn/tich-hop-trong-day-hoc-ngu-van-ly-thuyet- va-thuc-tien-con-khoang-cach.htm

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN

(Ý kiến của giáo viên sau khi dự giờ dạy thực nghiệm)

Họ và tên:…………………………………… ………....

Chức vụ:………………………………………………..

Đơn vị công tác:………………………………………..

Thâm niên trong ngành giáo dục:………………………

Xin đồng chí vui lịng cho biết ý kiến của mình về các nội dung dưới đây: (Nếu đồng ý ở nội dung nào, đồng chí hãy đánh (X) vào cột tương ứng) Nội dung

Xếp loại Tốt Khá Trung bình 1. Nội dung tri thức bài giảng 2. Phương pháp và phương tiện dạy học 3. Cấu trúc giờ học 4. Khả năng tổ chức bao quát lớp 5. Thái độ học tập của học sinh 6. Liên hệ thực tiễn – tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Ý kiến khác: ……………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

PHỤ LỤC 2

PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC SINH

Họ và tên:……………………………………..……….. Lớp: …………………………………………………… Trường:…………………………………………………

Em hãy vui lòng cho biết ý kiến của em về hiệu quả giờ dạy thực nghiệm tác phẩm “Tây Tiến” (Quang Dũng) áp dụng các biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống, em cảm thấy:

- Rất hứng thú - Hứng thú

- Không hứng thú - Ý kiến khác

Sau khi học xong tác phẩm “Tây Tiến”, em rút ra đƣợc những kĩ

năng sống nào sau đây. Nếu đồng ý hãy tích dấu (x) và viết thêm những kĩ năng sống mà em lĩnh hội đƣợc qua tác phẩm

Các kĩ năng sống Ý kiến của em

Kĩ năng giao tiếp

Kĩ năng giải quyết vấn đề Kĩ năng xác định giá trị Kĩ năng tự nhận thức

Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin Kĩ năng hợp tác

Kĩ năng tư duy sáng tạo Các kĩ năng sống khác

PHỤ LỤC 3

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA I. Câu hỏi

Anh (chị) hãy cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn

thơ sau :

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

(Tây Tiến – Quang Dũng) Từ lí tưởng và tình yêu nước của người lính Tây Tiến, anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ của bản thân về lí tưởng sống của thanh niên hiê ̣n nay.

II. Đáp án

1. Yêu cầu về kĩ năng (0,5đ)

HS biết cách làm mô ̣t bài văn nghi ̣ luâ ̣n có sự tích hợp cả nghi ̣ luâ ̣n văn học về một bài thơ và nghị luận xã hội . Trong quá trình làm bài khơng mắc các lỗi về chính tả , diễn đa ̣t, dùng từ. Bài viết được trình bày theo đúng bố cục, có sự liên kết giữa các ý, thể hiê ̣n được cảm xúc,...

2. Yêu cầu về kiến thức a. Giới thiệu vấn đề (1đ)

- Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc. Người đọc biết đến ông nhiều hơn ở lĩnh vực thơ ca.

- Tây Tiến được Quang Dũng sáng tác năm 1948, khi ông đã rời xa đơn vị cũ. Cả bài thơ là nỗi nhớ về thiên nhiên núi rừng miền Tây Bắc, về đoàn binh Tây Tiến.

- Đoạn thơ tập trung khắc họa hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp . Đó là những con người có lí tưởng , tinh thần yêu nước sâu sắc . Từ đó, liên hê ̣ đến lí tưởng sống của thanh niên hiê ̣n nay.

b. Giải quyết vấn đề

* Cảm nhận về hình tƣợng ngƣời lính Tây Tiến trong đoạn thơ (4đ)

- Ngoại hình của người lính Tây Tiến được vẽ bằng những nét vẽ gân guốc, lạ hóa. Khơng mọc tóc, quân xanh màu lá là kết quả của trận sốt rét

rừng hoành hành. Sống trong điều kiện thiếu thốn, không thuốc men khiến cho những người lính trở nên xanh xao, tóc bị rụng.

- Sức mạnh nội tâm:

+ Đối lập với ngoại hình là sức mạnh nội tâm của người lính Tây Tiến. Họ có sự oai phong lẫm liệt của chúa sơn lâm. “Mắt trừng” là chi tiết cực tả nỗi phẫn uất của người lính Tây Tiến trước kẻ thù.

+ Bên cạnh lịng u nước nồng nàn người lính Tây Tiến cịn là những người hào hoa, lãng mạn: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Họ vẫn có một

khoảng tâm tưởng hướng về hậu phương.

+ Lí tưởng của người lính Tây Tiến được thể hiện qua: Chiến trường đi

chẳng tiếc đời xanh. Vì độc lập tự do của Tổ quốc họ sẵn sàng hiến dâng tuổi

trẻ của mình.

- Sự ra đi của người lính Tây Tiến nhẹ nhàng, thanh thản: Áo bào thay chiếu anh về đất. Nhà thơ đã sang trọng hóa cái chết của họ, những người lính

Tây Tiến như những chiến tướng ngày xưa. Biện pháp nói giảm nói tránh khiến cho sự ra đi của những người lính Tây Tiến khơng bi lụy mà thanh thản, thầm lặng. Sự hi sinh đó làm thấu động cả thiên nhiên, đất trời. Sông Mã gầm thét đưa tiễn người lính Tây Tiến về cõi vĩnh hằng.

- Nghệ thuật: đoạn thơ có sự kết hợp giữa bút pháp lãng mạn và tinh thần bi tráng. Ngồi ra thành cơng cịn được tạo ra nhờ biện pháp đối lập được sử dụng triệt để, biện pháp nói giảm.

* Lí tƣởng sống của thanh niên hiện nay (4đ)

- Khái niệm: lí tưởng sống là mục đích sống cao đẹp của con người. - Biểu hiện: Người có lí tưởng sống là người ln hướng tới các giá trị chân, thiện, mĩ, luôn hướng tới sự chan hòa, chia sẻ nhân ái, sống vì mọi người, muốn cống hiến tài năng, sức lực cho quê hương, đất nước cố gắng hết mình cho các lĩnh vực. Đa số thanh niên hiện nay sống có lí tưởng, tích cực tham gia vào các hoạt động lĩnh vực như bảo vệ đất nước, xây dựng kinh tế,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học thơ việt nam từ năm 1945 đến 1975 (ngữ văn 12, tập 1) (Trang 104 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)