Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học thơ việt nam từ năm 1945 đến 1975 (ngữ văn 12, tập 1) (Trang 49 - 75)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Đề xuất một số biện pháp dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong

2.2.2. Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực

Việc tích hợp giáo dục KNS cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập1) không chỉ được thực hiện thông qua nội dung tác phẩm mà còn sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học tập. Với cách tiếp cận này, sẽ không làm nặng nề, quá tải thêm nội dung bài học. Ngược lại, còn làm cho các giờ học trở nên nhẹ nhàng, thiết thực và bổ ích hơn. Thơng qua các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể khuyến khích HS tương tác, cùng tham gia tư duy phê phán và tư duy sáng tạo,...

Thực tế cho thấy, bên cạnh những phương pháp dạy học đặc trưng của bộ mơn Ngữ văn, cịn một số phương pháp và kĩ thuật dạy học có ưu thế trong việc giáo dục KNS cho học sinh trong dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) như: phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trị chơi, kĩ thuật động não, kĩ thuật khăn trải bàn, trình bày một phút…

2.2.2.1. Phương pháp thảo luận nhóm

* Mơ tả phƣơng pháp:

Phương pháp thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học hiện đại, lấy người học làm trung tâm. Với phương pháp này, người học được làm việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ và mỗi thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ học tập trong một khoảng thời gian nhất định dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trong thảo luận nhóm, học sinh được tự do bày tỏ quan điểm, chia sẻ ý kiến về một vấn đề mà cả nhóm cùng quan tâm.

Thảo luận nhóm được tiến hành theo nhiều hình thức: nhóm nhỏ (cặp đơi, cặp ba), nhóm trung bình (4 đến 6 học sinh), hoặc nhóm lớn (8 đến 10

học sinh) tùy từng mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập mà người giáo viên chia nhóm.

Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm có nhiều ưu thế:

+ Khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển được các mối quan hệ.

+ Trong làm việc nhóm, các thành viên đều phải tham gia thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm và hợp tác chặt chẽ với nhau.

+ Khi phân tích tình huống, mỗi cá nhân phải sử dụng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo để lựa chọn và ra quyết định chung, biết trình bày ý kiến của mình và lắng nghe các ý kiến của bạn.

+ Việc ln phiên đảm nhiệm các vai trị trong nhóm: nhóm trưởng, thư kí,... cũng là một yếu tố khuyến khích tính tích cực của học sinh.

Để tổ chức một hoạt động dạy học theo hình thức thảo luận nhóm, giáo viên cần tiến hành các bước như sau:

+ Bước chuẩn bị (giao nhiệm vụ):

Chuẩn bị câu hỏi, hình thức thảo luận, dự kiến thời gian cho thảo luận. Nội dung thảo luận nhóm: thường là những câu hỏi, bài tập gắn với những tình huống dạy học mang tính phức hợp và có tính vấn đề, cần huy động sự suy nghĩ, chia sẻ của nhiều học sinh để tìm các giải pháp và phương án giải quyết.

Phương tiện hỗ trợ: phiếu học tập, giấy A0, bút dạ, thẻ màu, bảng học nhóm… tùy theo yêu cầu nhiệm vụ cần thực hiện.

+ Thực hiện nhiệm vụ:

GV chia nhóm theo yêu cầu của nhiệm vụ, các nhóm tự phân cơng vị trí của các thành viên.

Trong q trình các nhóm thảo luận, giáo viên đi lại quan sát các nhóm làm việc, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, thắc mắc của học sinh.

+ Trình bày kết quả:

Các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. Sau đó giáo viên bổ sung ý kiến, nhấn mạnh nội dung quan trọng và tổng kết…

Một số lưu ý khi tiến hành phương pháp thảo luận nhóm:

+ Khi các nhóm thảo luận, giáo viên khơng dừng lại lâu ở một nhóm nào. + Khi các nhóm trình bày, nếu là chủ đề giống nhau, khơng nhất thiết các nhóm đều trình bày, hoặc các nhóm chỉ trình bày các ý kiến quan điểm khác với nhóm trước.

* Dẫn chứng minh họa:

Dẫn chứng minh họa 1: Khi dạy bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, ở nội dung phần tìm hiểu hình tượng người lính Tây Tiến, GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. GV chia lớp thành 3 nhóm, và giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

- Nhóm 1: Tìm những chi tiết khắc hoạ ngoại hình người lính Tây Tiến ?

Ngoại hình đó bộc lộ đời sống nội tâm vừa bay bổng lãng mạn , vừa sơi sục ý chí như thế nào?

- Nhóm 2: Lí tưởng khát vọng lớn lao và hi sinh của người lính Tây Tiến được thể hiện qua những câu thơ nào ? Từ lí tưởng, khát vọng của người lính Tây Tiến em hãy rút ra lí tưởng, khát vọng của bản thân.

- Nhóm 3: Để làm nổi bật tượng đài bất tử về hình tượng người lính Tây

Tiến anh hùng , tác giả đã sử dụng ch ủ yếu bút pháp nghệ thuật nào ? Chỉ ra những biểu hiện cụ thể của bút pháp đó?

Các nhóm có 5 phút thảo luận, ý kiến thảo luận của nhóm được viết vào phiếu học tập. GV đi la ̣i quan sát các nhóm làm việc , kịp thời tháo gỡ những khó khăn của HS.

Học sinh thảo luận nhóm

Sau đó, GV gọi đại diện nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận:

- Ngoại hình của người lính Tây Tiến được vẽ bằng những nét vẽ gân ǵc, lạ hố: “khơng mọc tóc”, “xanh màu lá” đây là kết quả của cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, thiếu thốn và căn bệnh sớt rét rừng hồnh hành.

+ “khơng mọc tóc” gợi ra vẻ ngang tàng, độc đáo.

+ “xanh màu lá” là nước da xanh xao do đói khát và bệnh sốt rét rừng

gây nên song vẫn toát lên vẻ oai phong, lẫm liệt. Sự oai phong, lẫm liệt ấy còn được khắc họa qua ánh mắt đầy khát vọng lập chiến công “mắt trừng gửi mộng” của họ.

+ Tuy vậy, sâu thẳm trong tâm hồn những người lính Tây Tiến, vẫn vẹn nguyên những khát vọng tình yêu, hạnh phúc (Đêm mơ Hà Nội dáng kiều

thơm). Điều đó cũng chứng tỏ rằng, bấy nhiêu gian khổ, mất mát hi sinh

không làm chai sạn những cảm xúc mơ mộng, lãng mạn trong tâm hồn người lính Tây Tiến…

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Sau đó, GV tổng kết kiến thức. GV gọi đại diện nhóm 2 lên trình bày kết quả thảo luận:

- Lí tưởng , khát vọng của người lính thể hiện trong câu thơ : “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. “Đời xanh” là tuổi trẻ , ước mơ, khát vọng

nhưng vượt lên trên tất cả là khát vo ̣ng được dâng hiến, xả thân vì Tổ quốc.

- Đoa ̣n thơ khép la ̣i bằng sự hi sinh:

“Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

+ Nhà thơ không né tránh hiện thực gian khổ, thiếu thốn và nhiều mất mát. Dọc đường đoàn quân Tây Tiến hành quân bắt gặp vô vàn những nấm mồ vô danh, hoang lạnh “Rải rác biên cương mồ viễ n xứ” gợi lên một nỗi buồn tê tái.

+ “Áo bào thay chiếu anh về đất” , một lần nữa nhắc đến sự hi sinh của họ. “Áo bào” – cách nói sang trọng hố cho sự hi sinh của người lính. “Về đất” – cách nói giảm về sự mất mát . Các anh đã hoàn thành sứ mện h với Tổ

quốc, được đất mẹ ơm vào lịng, chở che ngàn đời.

- “Gầm” là biểu hiện cao độ của nỗi đau, là tiếng khóc của thiên nhiên.

Sông Mã thay mặt cho đất mẹ tấu lên bản nha ̣c bi tráng tiễn đưa các anh. - Khát vọng, lí tưởng sống của bản thân: cống hiến tài năng, sức lực cho quê hương, đất nước, tích cực tham gia vào các hoạt động lĩnh vực như bảo vệ đất nước, xây dựng kinh tế, nghiên cứu khoa học...

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Sau đó, GV tổng kết kiến thức. GV gọi đại diện nhóm 3 lên trình bày kết quả thảo luận:

- Để làm nổi bật tượng đài bất tử về hình tượng người lính Tây Tiến anh hùng, tác giả đã sử dụng chủ yếu bút pháp lãng mạn . Trong đoa ̣n thơ này, bút pháp lãng mạn chủ yếu được bộc lộ ở bốn câu thơ đầu . Tác giả nhiều lần viết về cái bi, sự mất mát, song buồn mà không uỷ mị , mất mát mà vẫn cứng cỏi , gân guốc.

- Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong bốn câu thơ cịn la ̣i . Cái

cái “tráng” của lí tưởng khát vo ̣ng cớng hiến đời xanh cho Tổ quốc, của “áo bào thay chiếu”, của sông Mã gầm lên khúc nha ̣c bi tráng.

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Sau đó, GV tổng kết kiến thức.

=> Trong khi cho HS tìm hiểu về hình tượng người lính Tây Tiến, GV cần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh:

- Kĩ năng tư duy sáng tạo: phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của

đoạn thơ, về sự thể hiện hình tượng người lính Tây Tiến. - Kĩ năng tự nhận thức:

+ Nhận thức được tinh thần yêu nước, ý chí vượt khó của người lính Tây Tiến. + Sống có lí tưởng, sống có ích, đóng góp sức lực, tài năng, trí tuệ cho Tổ quốc.

+ Tích cực tham gia vào các hoạt động lĩnh vực như bảo vệ đất nước, xây dựng kinh tế, nghiên cứu khoa học...

Dẫn chứng minh họa 2: Trong bài thơ “Sóng” của Xn Quỳnh, khi phân tích hình tượng “sóng” và “em”. GV chia lớp thành 4 nhóm, và giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

- Nhóm 1: Từ trạng thái của “sóng” khiến ta liên tưởng đến tâm trạng của người phụ nữ đang yêu như thế nào? Có ý kiến cho rằng câu thơ 3 và 4 của khổ thơ thứ nhất còn thể hiện quan niệm mới mẻ của Xuân Quỳnh về tình yêu. Ý kiến của em như thế nào?

- Nhóm 2: Khổ thơ thứ 2 nói đến sự bất biến của “sóng”. Từ sự bất biến

của thiên nhiên, tác giả muốn nói đến điều gì? Tình u đối với tuổi trẻ có ý nghĩa như thế nào?

- Nhóm 3: Trong khổ thơ thứ 3, sự trăn trở, lo lắng của tác giả về tình

yêu được diễn tả bằng hình thức nghệ thuật gì? Tại sao tác giả lại nghĩ về anh trước rồi mới nghĩ đến em? Qua khổ thơ, em thấy được nét đẹp gì trong phẩm chất của nhân vật trữ tình?

- Nhóm 4: Như một lẽ tự nhiên “Khi tình u đến” con người ln có nhu cầu tìm hiểu, cắt nghĩa. Xn Quỳnh đã lí giải về tình u như thế nào? Tình yêu bắt đầu từ đâu? Tìm những câu thơ định nghĩa về tình yêu mà em biết. Từ đó, em hãy nhận xét về bản chất của tình u?

Các nhóm có 5 phút thảo luận, ý kiến thảo luận của nhóm được viết trên giấy A0. GV đi la ̣i quan sát các nhóm làm việc , kịp thời tháo gỡ những khó

khăn của HS.

GV gọi đại diện nhóm 1 lên trình bày kết quả thảo luận:

- Trạng thái “dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ” đối lập nhau diễn tả những

biểu hiện của tâm trạng người con gái đang yêu. Với người con gái, yêu là nhớ nhung, mong ngóng, giận dỗi, hờn ghen,… những đối cực ấy vốn rất phổ biến.

- Sóng vươn mình tới đại dương bao la thể hiện những khát vọng to lớn. - Quan niệm mới mẻ của Xuân Quỳnh về tình yêu: Người phụ nữ khao khát một tình u đích thực khơng nhẫn nhục, chịu đựng mà chủ động, quyết liệt đi tìm đến với chân trời u bao la như sóng dứt khốt tìm ra tận bể bởi

“sơng khơng hiểu nổi mình”.

GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung. Sau đó GV tổng kết kiến thức. GV gọi đại diện nhóm 2 lên trình bày kết quả thảo luận:

- Khát vọng tình yêu mãnh liệt nhất là tuổi trẻ

“Ơi con sóng ngày xưa … Bồi hồi trong ngực trẻ”

Sóng và tình u ln bất biến, trường tồn. => Tình cảm chân thành, hồn nhiên, đúng đắn.

- Tình yêu mang lại sức mạnh, soi sáng tâm hồn con người, nâng đỡ và cứu rỗi con người. Thế giới sẽ trở nên khơ cằn nếu thiếu tình u thương. Con người sẽ yêu và mong muốn được sống mãi trong tình yêu, khát vọng ấy bồi hồi, mãnh liệt. Đó cũng là một khao khát mang tính nhân bản của lồi người.

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Sau đó, GV tổng kết kiến thức. GV gọi đại diện nhóm 3 lên trình bày kết quả thảo luận:

Khổ thơ thứ 3: Nỗi trăn trở, lo lắng

“Trước mn trùng sóng bể ... Từ nơi nào sóng lên”

Điệp ngữ “em nghĩ” nói lên những suy tư, thao thức, lo lắng, đặt ra nhiều câu hỏi. Nghĩ về anh trước là phẩm chất tốt đẹp, giàu đức hi sinh, hồn hậu, bao dung chở che của người phụ nữ.

GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung. Sau đó GV tổng kết kiến thức. GV gọi đại diện nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận:

- Tình yêu là một điều bí mật. Thiên nhiên bí ẩn có thể lí giải được, ngược lại tình u thì khơng thể:

“ Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu Em cũng khơng biết nữa Khi nào ta u nhau”

- Khơng tìm được câu trả lời, Xuân Quỳnh đã đưa ra cách cắt nghĩa rất riêng của mình. Tình u cũng tự nhiên tựa hồ như gió mây, hồn nhiên như hoa lá và khó hiểu, bất ngờ như biển cả, bí ẩn như vũ trụ vậy. Tình yêu vừa cụ thể vừa mơ hồ, vừa gần gũi vừa xa xôi: “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta

yêu nhau?”

- Lời tự thú bất lực mà thành thực, hồn nhiên nhưng rất ý vị và sâu sắc đó chính là điểm nhấn trong phong cách thơ Xuân Quỳnh.

- Một số câu thơ định nghĩa về tình yêu:

“Đố ai định nghĩa được tình yêu

Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu”

GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung. Sau đó GV tổng kết kiến thức. => Qua hoạt động trên, GV giáo dục cho HS các KNS cần thiết:

- Kĩ năng giao tiếp: trình bày trao đổi về sự thể hiện hình tượng sóng và

em trong bài thơ.

- Kĩ năng tư duy sáng tạo: phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của

tình yêu trong thơ ca và cách thể hiện tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh.

- Kĩ năng tự nhận thức:

+ Nhận thức về vẻ đẹp tình yêu trong cuộc sống. Tình yêu mãnh liệt của tuổi trẻ.

+ Biết khát vọng, trân trọng tình yêu, hướng tới tình u đẹp đẽ, nhân văn.

2.2.2.2. Phương pháp trị chơi

* Mô tả phƣơng pháp

Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề thơng qua hình thức trị chơi. Trò chơi gồm nhiều loại, ví dụ đố ơ chữ, lắp ghép nội dung, tìm hiểu điều bí ẩn, thi giữa các đội, … Trị chơi được điều chỉnh theo từng nội dung bài học, có thể được sử dụng khi ơn tập, giới thiệu bài,… Trò chơi được tiến hành cho cá nhân, trong nhóm nhỏ hay với cả lớp.

Phương pháp trị chơi có ưu điểm sau: + Tạo khơng khí học tập cởi mở, thoải mái.

+ Kích thích HS tìm kiếm những kiến thức để lí giải, giải quyết nhiệm vụ học tập.

+ Học sinh được lựa chọn và ra quyết định cho phù hợp với các tình huống. + Học sinh biết cách vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống cụ thể làm cho kiến thức được khắc sâu hơn.

+ Giúp GV đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh. * Dẫn chứng minh họa:

Dẫn chứng minh họa 1: Khi dạy học bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, GV chia lớp thành 4 nhóm theo tổ, giao nhiệm vụ chuẩn bị cụ thể cho mỗi nhóm như sau:

- Nhóm 1: Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả; về xuất xứ, hoàn

cảnh ra đời của tác phẩm; đánh giá khái quát về nội dung, nghệ thuật của tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học thơ việt nam từ năm 1945 đến 1975 (ngữ văn 12, tập 1) (Trang 49 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)