Những nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học thơ việt nam từ năm 1945 đến 1975 (ngữ văn 12, tập 1) (Trang 44)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp

Nguyên tắc là những luận điểm xuất phát mang tính quy luật, có vai trị chủ đạo, điều tiết hoạt động của chủ thể. Biện pháp thuộc phạm trù hoạt động, do vậy việc đề xuất biện pháp cũng như thực hiện biện pháp phải dựa trên những nguyên tắc xác định.

Các biện pháp tích hợp giáo dục KNS cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) được đề xuất dựa trên một số nguyên tắc chính sau:

2.1.1. Đảm bảo tính giáo dục

Dạy học là hoạt động có chủ đích, có kế hoạch. Dạy học tích hợp giáo dục KNS cho học sinh qua thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) cũng khơng ngồi mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của học sinh theo hướng tích cực, đào tạo những con người biết trọng tình nghĩa, sống nhân ái.

2.1.2. Đảm bảo nguyên tắc về lượng

Trong quá trình dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1), giáo viên khơng nên tích hợp giáo dục KNS cho học sinh một cách gượng ép. Giáo viên cần phân chia thời gian hợp lí, sắp xếp nội dung dạy học tích hợp giáo dục KNS cho học sinh phù hợp với từng tiết học, từng bài dạy. Với định lượng được sắp xếp cân đối, bài đọc – hiểu văn bản sẽ đảm bảo nội dung kiến thức và giáo dục KNS cho học sinh.

2.1.3. Đảm bảo tính thường xuyên, liên tục

học sống khi giáo viên ln có ý thức tích hợp thường xuyên cho các em trong từng giờ lên lớp.

2.1.4. Đảm bảo tính tương tác

Tích hợp giáo dục KNS khơng chỉ được hình thành qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác. Nhiều KNS được hình thành trong quá trình học sinh tương tác với bạn cùng học và những người xung quanh, thông qua hoạt động học tập và hoạt động ngồi giờ trong nhà trường. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động có tính tương tác cao trong dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) là tạo cơ hội quan trọng để tích hợp giáo dục KNS hiệu quả.

2.1.5. Dạy học bám sát đặc trưng thể loại thơ trữ tình

Dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) bám sát đặc trưng thể loại là yêu cầu thường xuyên của phương pháp dạy học Ngữ văn. Trong thơ các yếu tố như tứ thơ, nhân vật trữ tình , hình ảnh thơ , hình tượng thơ, ngơn ngữ thơ, kết cấu, tình cảm, cảm xúc trong thơ… được coi là những đặc trưng cơ bản khi dạy thể loại này.

Để đảm bảo được nguyên tắc này, giáo viên cần tích hợp giáo dục KNS cho học sinh một cách tế nhị, khéo léo từ việc khám phá chiều sâu tư tưởng chủ đề, ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm hoặc từ gợi mở liên hệ với cuộc sống.

2.2. Đề xuất một số biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong phần dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1)

2.2.1. Quy trình tích hợp

Việc tích hợp giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường được thực hiện thông qua các bước sau:

Bƣớc 1: Xác định mục tiêu bài dạy và mục tiêu tích hợp giáo dục kĩ

năng sống.

Để tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cần xác định đúng mục tiêu của từng bài học, giờ học, mục tiêu giáo dục kĩ năng sống qua dạy học thơ Việt

Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1). - Về kiến thức:

+ Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, yêu gia đình, quê hương, đất nước, sống nhân ái, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên.

+ Nhận thức được sự cần thiết của các kĩ năng giúp cho bản thân sống tự tin lành mạnh.

+ Nhận thức được những giá trị cốt lõi làm nền tảng cho các kĩ năng sống. - Về kĩ năng:

+ Có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.

+ Có suy nghĩ và hành động tích cực, tự tin, có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống.

- Về thái độ:

Hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các kĩ năng sống mà bản thân được giáo dục đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện các kĩ năng sống đó.

Bƣớc 2: Xác định nội dung, các mức độ tích hợp.

Việc triển khai tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào các nội dung của môn Ngữ văn và các tác phẩm thơ Việt Nam (Ngữ văn 12 - tập 1) không cần đưa thêm thông tin, kiến thức làm nặng thêm nội dung bài học. Nội dung tích hợp giáo dục kĩ năng sống cần phong phú, hấp dẫn và gần gũi với học sinh.

Bƣớc 3: Xác định các phương pháp, phương tiện, các hình thức tích hợp.

Việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam - Chương trình Ngữ văn 12 - Tập 1 được thực hiện không chỉ thông qua nội dung tác phẩm mà cịn theo một cách tiếp cận mới, đó là sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống trong quá trình học tập. Đây là một hình

thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống được nhiều nước trên thế giới lựa chọn vì nó tiết kiệm được thời gian, tránh quá tải cho chương trình giáo dục. Để làm được điều ấy người GV cần phải có phương pháp giảng dạy phù hợp “nội dung nào phương pháp ấy”. Thông qua phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể khuyến khích HS tương tác, cùng tham gia, tư duy phê phán và tư duy sáng tạo. Nhiều kĩ năng sống được hình thành trong quá trình học sinh tương tác với bạn và những người xung quanh (kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự nhận thức, …) thông qua hoạt động học tập.

Bƣớc 4: Thực hiện bài dạy tích hợp giáo dục kĩ năng sống.

Một trong những yêu cầu quan trọng để thực hiện việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào bài học trên lớp là giáo viên phải tìm ra được mối liên hệ giữa các phương pháp/ kĩ thuật dạy học với nội dung rèn luyện kĩ năng sống. Trong quá trình thực hiện, Gv cần đặt ra những câu hỏi liên hệ để học sinh tự bộc lộ, tạo tình huống để HS đưa ra cách giải quyết, …bước đầu tạo hứng thú trong giờ học.

Bƣớc 5: Kiểm tra, đánh giá.

Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS nói chung và tích hợp giáo dục KNS nói riêng là hết sức cần thiết, cần hướng vào các yêu cầu sau:

- Thông qua dạy - học để cung cấp kiến thức, hình thành các kĩ năng, thái độ và khả năng ứng xử của HS. Bên cạnh việc kiểm tra kiến thức, cần chú ý kiểm tra các kĩ năng như nhận xét, đánh giá, kĩ năng vận dụng bài học để giải quyết các vấn đề, tình huống trong cuộc sống.

- Việc kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan tồn diện và phản ánh đúng kết quả học tập của HS để trên cơ sở đó, giáo viên có sự điều chỉnh phù hợp phương pháp dạy học, điều chỉnh nhận thức, thái độ hành vi của HS.

- Đổi mới các hình thức ra đề kiểm tra, kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và hình thức quan sát, đánh giá hoạt động, nghiên cứu

sản phẩm hoạt động của HS, hoạt động thực hành, rèn luyện trong cuộc sống hàng ngày.

- Kết hợp việc kiểm tra, đánh giá bằng điểm số với nhận xét sự tiến bộ của HS. Trong bài kiểm tra của HS, GV phải nhận xét và sửa lỗi khi cho điểm.

- Căn cứ đặc trưng nội dung, PPDH từng bộ mơn và với những tiêu chí đánh giá cụ thể, GV lựa chọn công cụ đánh giá phù hợp: trình bày miệng, nghiên cứu tình huống, đóng vai, trắc nghiệm khách quan, tự đánh giá, quan sát, câu hỏi mở, phỏng vấn…

- Hướng dẫn HS biết tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện năng lực tự học, tư duy độc lập và các KNS đã học.

Vận dụng linh hoạt các hình thức và xác định rõ yêu cầu về KTĐG nội dung tích hợp giáo dục KNS phù hợp với thời lượng và tính chất đề kiểm tra.

Việc thiết kế câu hỏi KTĐG nội dung tích hợp giáo dục KNS cần linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đối tượng, điều kiện dạy học và đặc thù bộ môn, tránh khiên cưỡng.

* Dẫn chứng minh họa:

Đối với các tác phẩm thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Chương trình Ngữ văn 12 - Tập 1) GV có thể ra đề bài cho học sinh phát hiện một số vấn đề xã hội được đặt ra trong các tác phẩm văn học như:

+ Văn bản Tây Tiến: Tinh thần u nước, ý chí vượt khó. + Văn bản Việt Bắc: Nghĩa tình thủy chung cách mạng.

+ Văn bản Đất nước: Tình yêu đất nước của thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kì chống Mĩ.

+ Văn bản Sóng: vẻ đẹp tình u trong cuộc sống. - Một số đề cụ thể:

+ Đề 1: Từ tác phẩm Tây Tiến, anh (chị) có suy nghĩ gì về lý tưởng sống

+ Đề 2: Đối với bài thơ Sóng, từ quan niệm về tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh, em có suy nghĩ gì về tình u ở lứa tuổi học trị hiện nay?

2.2.2. Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực

Việc tích hợp giáo dục KNS cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập1) không chỉ được thực hiện thơng qua nội dung tác phẩm mà cịn sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học tập. Với cách tiếp cận này, sẽ không làm nặng nề, quá tải thêm nội dung bài học. Ngược lại, còn làm cho các giờ học trở nên nhẹ nhàng, thiết thực và bổ ích hơn. Thơng qua các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể khuyến khích HS tương tác, cùng tham gia tư duy phê phán và tư duy sáng tạo,...

Thực tế cho thấy, bên cạnh những phương pháp dạy học đặc trưng của bộ mơn Ngữ văn, cịn một số phương pháp và kĩ thuật dạy học có ưu thế trong việc giáo dục KNS cho học sinh trong dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) như: phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trò chơi, kĩ thuật động não, kĩ thuật khăn trải bàn, trình bày một phút…

2.2.2.1. Phương pháp thảo luận nhóm

* Mơ tả phƣơng pháp:

Phương pháp thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học hiện đại, lấy người học làm trung tâm. Với phương pháp này, người học được làm việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ và mỗi thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ học tập trong một khoảng thời gian nhất định dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trong thảo luận nhóm, học sinh được tự do bày tỏ quan điểm, chia sẻ ý kiến về một vấn đề mà cả nhóm cùng quan tâm.

Thảo luận nhóm được tiến hành theo nhiều hình thức: nhóm nhỏ (cặp đơi, cặp ba), nhóm trung bình (4 đến 6 học sinh), hoặc nhóm lớn (8 đến 10

học sinh) tùy từng mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập mà người giáo viên chia nhóm.

Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm có nhiều ưu thế:

+ Khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển được các mối quan hệ.

+ Trong làm việc nhóm, các thành viên đều phải tham gia thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm và hợp tác chặt chẽ với nhau.

+ Khi phân tích tình huống, mỗi cá nhân phải sử dụng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo để lựa chọn và ra quyết định chung, biết trình bày ý kiến của mình và lắng nghe các ý kiến của bạn.

+ Việc ln phiên đảm nhiệm các vai trị trong nhóm: nhóm trưởng, thư kí,... cũng là một yếu tố khuyến khích tính tích cực của học sinh.

Để tổ chức một hoạt động dạy học theo hình thức thảo luận nhóm, giáo viên cần tiến hành các bước như sau:

+ Bước chuẩn bị (giao nhiệm vụ):

Chuẩn bị câu hỏi, hình thức thảo luận, dự kiến thời gian cho thảo luận. Nội dung thảo luận nhóm: thường là những câu hỏi, bài tập gắn với những tình huống dạy học mang tính phức hợp và có tính vấn đề, cần huy động sự suy nghĩ, chia sẻ của nhiều học sinh để tìm các giải pháp và phương án giải quyết.

Phương tiện hỗ trợ: phiếu học tập, giấy A0, bút dạ, thẻ màu, bảng học nhóm… tùy theo yêu cầu nhiệm vụ cần thực hiện.

+ Thực hiện nhiệm vụ:

GV chia nhóm theo yêu cầu của nhiệm vụ, các nhóm tự phân cơng vị trí của các thành viên.

Trong q trình các nhóm thảo luận, giáo viên đi lại quan sát các nhóm làm việc, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, thắc mắc của học sinh.

+ Trình bày kết quả:

Các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. Sau đó giáo viên bổ sung ý kiến, nhấn mạnh nội dung quan trọng và tổng kết…

Một số lưu ý khi tiến hành phương pháp thảo luận nhóm:

+ Khi các nhóm thảo luận, giáo viên khơng dừng lại lâu ở một nhóm nào. + Khi các nhóm trình bày, nếu là chủ đề giống nhau, khơng nhất thiết các nhóm đều trình bày, hoặc các nhóm chỉ trình bày các ý kiến quan điểm khác với nhóm trước.

* Dẫn chứng minh họa:

Dẫn chứng minh họa 1: Khi dạy bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, ở nội dung phần tìm hiểu hình tượng người lính Tây Tiến, GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. GV chia lớp thành 3 nhóm, và giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

- Nhóm 1: Tìm những chi tiết khắc hoạ ngoại hình người lính Tây Tiến ?

Ngoại hình đó bộc lộ đời sống nội tâm vừa bay bổng lãng mạn , vừa sôi sục ý chí như thế nào?

- Nhóm 2: Lí tưởng khát vọng lớn lao và hi sinh của người lính Tây Tiến được thể hiện qua những câu thơ nào ? Từ lí tưởng, khát vọng của người lính Tây Tiến em hãy rút ra lí tưởng, khát vọng của bản thân.

- Nhóm 3: Để làm nổi bật tượng đài bất tử về hình tượng người lính Tây

Tiến anh hùng , tác giả đã sử dụng ch ủ yếu bút pháp nghệ thuật nào ? Chỉ ra những biểu hiện cụ thể của bút pháp đó?

Các nhóm có 5 phút thảo luận, ý kiến thảo luận của nhóm được viết vào phiếu học tập. GV đi la ̣i quan sát các nhóm làm việc , kịp thời tháo gỡ những khó khăn của HS.

Học sinh thảo luận nhóm

Sau đó, GV gọi đại diện nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận:

- Ngoại hình của người lính Tây Tiến được vẽ bằng những nét vẽ gân ǵc, lạ hố: “khơng mọc tóc”, “xanh màu lá” đây là kết quả của cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, thiếu thốn và căn bệnh sớt rét rừng hồnh hành.

+ “không mọc tóc” gợi ra vẻ ngang tàng, độc đáo.

+ “xanh màu lá” là nước da xanh xao do đói khát và bệnh sốt rét rừng

gây nên song vẫn toát lên vẻ oai phong, lẫm liệt. Sự oai phong, lẫm liệt ấy còn được khắc họa qua ánh mắt đầy khát vọng lập chiến công “mắt trừng gửi mộng” của họ.

+ Tuy vậy, sâu thẳm trong tâm hồn những người lính Tây Tiến, vẫn vẹn nguyên những khát vọng tình yêu, hạnh phúc (Đêm mơ Hà Nội dáng kiều

thơm). Điều đó cũng chứng tỏ rằng, bấy nhiêu gian khổ, mất mát hi sinh

không làm chai sạn những cảm xúc mơ mộng, lãng mạn trong tâm hồn người lính Tây Tiến…

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Sau đó, GV tổng kết kiến thức. GV gọi đại diện nhóm 2 lên trình bày kết quả thảo luận:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học thơ việt nam từ năm 1945 đến 1975 (ngữ văn 12, tập 1) (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)