Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị trường trung học phổ thông huyện ninh hải, tỉnh ninh thuận theo yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 81 - 84)

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp phải phù hợp với hoàn cảnh điều kiện, các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), môi trường của nhà trường, trên cơ sở đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường trung học phổ

thông huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các biện pháp để đề xuất phải dựa vào điều kiện thực tế cho phép của các trường. Người đứng đầu không được lấy ý kiến chủ quan của mình để triển khai tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong trong hoạt động quản trị nhà trường mà phải thực hiện theo ngun tắc đảm bảo tính thực tiễn. Trong q trình thực hiện phải tổng kết thực tiễn hoạt động quản trị nhà trường và từ thực tiễn đề xuất các biện pháp mối để thực hiện mục tiêu đặt ra. Cần tạo ra những bước chuyển biến căn bản trong quá trình thực hiện đổi mới, phát hiện nhanh và có sự điều chỉnh kịp thời các vấn đề nảy sinh trong q trình tổ chức ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt động hoạt động quản trị trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa bởi cái mới ln được ra đời cái cũ có sự phát triển, tiến bộ hơn cái cũ, nhưng cho dù phát triển đến mức độ nào thì vẫn khơng thể phủ định hồn tồn cái cũ mà phải có sự kế thừa nhưng yếu tố tích cực tiến bộ của cái cũ. Kế thừa không đồng nghĩa với sự sao chép nguyên vẹn những biện pháp cũ mà chỉ lựa chọn những ưu điểm của một vài hoạt động trong các biện pháp cũ, tránh phủ định sạch trơn toàn bộ cái cũ.

Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp quản trị nhà trường yêu cầu nhà quản lý, người lãnh đạo trong chỉ đạo thực hiện phải nhận thức được những điểm mới để nuôi dưỡng, phát huy, những biện pháp mới phải được nay sinh từ trên cơ sở nền tảng của biện pháp cũ đang tiến hành. Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa giúp cho các nhà quản trị có phương pháp biện chứng khi nhìn nhận, giải quyết các vấn đề trong việc tổ chức các hoạt động quản trị trường THPT, trách tư tưởng phủ nhận sạch trơn cái cũ và mơ hồ về cái mới trong qua trình tổ chức thực hiện.

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường là một hệ thống trong hệ thống các hoạt động quản trị trường THPT theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, nó liên quan đến nhiều yếu tố khác trong mỗi nhà trường như cơ sở vật chất, trình độ năng lực đội ngũ, cơng tác quản trị nhà trường…Vì vậy, mối một biện pháp quản trị nhà trường không thể tác động tới tất cả các yếu tố trong hệ thống đó mà phải dùng một hệ thống các biện pháp đồng bộ mới có thể tạo nên sức mạnh tổng hợp, đem lại kết quả mong muốn như mục tiêu đề ra. Việc xây dựng các biện pháp tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở các trường trung học phổ thông huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận tỉnh Ninh Thuận phải đảm bảo đó là một chỉnh thể, đồng bộ từ việc xác định tầm nhìn, mục tiêu, xây dựng kế hoạch cho tới việc hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá và công tác thi đua khen thưởng.

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả mục tiêu

Các biện pháp đưa ra phải nhằm đạt được mục tiêu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị trường trung học phổ thông huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, đảm bảo các yêu cầu chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận và nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực quản trị nhà trường.

3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Đảm bảo tính mục tiêu, tính kế thừa, tính thực tiễn và tính đồng bộ là những điều kiện cần thiết nhưng bên cạnh đó phải có tính khả thi nếu khơng tất cả các biện pháp đề xuất đều khơng có giá trị và ý nghĩa trong thực tế quản lý.

Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi: đề xuất biện pháp quản trị nhà trường phải sát với thực tiễn giáo dục, thực tiễn quản lý giáo dục, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế tại các trường trung học phổ thông huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

Xây dựng, đề xuất các biện pháp quản trị phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản trị trường THPT với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được khảo nghiệm, kiểm chứng có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện trong hoạt động thực tiễn. Các biện pháp phù hợp với thực tế, được triển khai thực hiện và tiếp tục điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện.

Biện pháp đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong trong hoạt động quan trị nhà trường, trở thành hiện thực và có hiệu quả cao khi thực hiện các chức năng quản trị nhà trường. Khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khả thi, xác định rõ mục đích, nội dung, cách thức thực hiện biện pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị trường trung học phổ thông huyện ninh hải, tỉnh ninh thuận theo yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)