Quản lí phát triển đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 41 - 91)

Để việc sử dụng đội ngũ giáo viên có hiệu quả, người đứng đầu mỗi nhà trường, cơ sở giáo dục cần tuyển chọn đội ngũ giáo viên có chất lượng cao, sắp xếp, bố trí, sử dụng một cách khoa học, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ của họ. Tiến hành kiểm tra, đánh giá phân loại đội ngũ để đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm đồng thời phải tiến hành khen thưởng và kỷ luật rõ ràng để kịp thời động viên, khuyến khích họ; xây dựng mơi trường sư phạm đoàn kết, mọi cá nhân đều có cơ hội phát triển, đảm bảo thực hiện đầy đủ chính sách đối với họ.

- Nguyên tắc quản lí, phát triển đội ngũ giáo viên:

Phát triển đội ngũ giáo viên là một quá trình. Quá trình này bao gồm hàng loạt các hoạt động, từ khâu tuyển dụng đến đào tạo bồi dưỡng, sử dụng… Tiến hành các q trình trên, người quản lí cần đề ra những điều cơ

QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

Phát triển đội ngũ giáo viên

Sử dụng đội ngũ giáo viên

Xây dựng, nuôi dưỡng môi trường cho đội

ngũ giáo viên

- Số lượng, chất lượng - Đào tạo đội ngũ giáo viên

- Bồi dưỡng

- Tổ chức nghiên cứu khoa học

- Tổ chức đi thực tế trao đổi kinh nghiệm

- Tuyển chọn - Sắp xếp, bố trí - Đề bạt, thuyên chuyển

- Kiểm tra, đánh giá - Khen thưởng - Kỷ luật

- Xây dựng mơi trường pháp lí

- Xây dựng môi trường sư phạm - Thực hiện chế độ chính sách - Các mối liên hệ - Tổ chức lao động một cách khoa học cho ĐNGV và CBQL

- Nguyên tắc đảm bảo Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lí, điều hành. - Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển vừa mang tính ổn định, bền vững lâu dài, vừa năng động để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, cụ thể, thiết thực và hiệu quả trong đào tạo bồi dưỡng giáo viên.

Việc quản lí, đào tạo, xây dựng trên cơ sở khoa học đặc biệt là lí luận khoa học quản lí và vận dụng những thành tựu khoa học khác như tâm lí học, giáo dục học, điều khiển học… cùng với đó người quản lí phải nắm thơng tin chính xác để đưa ra các biện pháp phù hợp để điều chỉnh kịp thời (nếu cần thiết). Có như thế thì đội ngũ giáo viên mới phát triển hợp quy luật, vững chắc.

a/ Phát triển đội ngũ giáo viên

Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên:

Yêu cầu quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phải xem xét về số lượng, cơ cấu, lọai hình và những biến động về nhân sự có thể xảy ra trong thời gian từ 3 đến 5 năm hoặc nhiều hơn, hằng năm cần xem xét để điều chỉnh.

Việc phát triển đội ngũ giáo viên phải được kế hoạch hóa của ngành giáo dục đào tạo và của các trường. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực sư phạm liên quan đến xác định nhu cầu nhân lực, dự báo nhân lực hiện có và xác định bổ sung, thay thế để duy trì đội ngũ giáo viên cả về chất và lượng nhằm đáp ứng nhiệm vụ của tổ chức và đề ra các kế hoạch cụ thể để có nguồn tài nguyên nhân sự đó.

Đào tạo đội ngũ giáo viên:

Cuộc sống xã hội luôn luôn vận động và biến đổi, sự biến đổi đó ln tác động đến nhà trường, do đó nhà trường cũng khơng ngừng thay đổi để phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Để đáp ứng sự thay đổi đó địi hỏi đội ngũ giáo viên phải nỗ lực vươn lên khơng ngừng để tự hồn thiện mình. Trong trường nào đó thậm chí phải thay đổi cả ngành nghề được đào tạo tức

là đào tạo lại. Đào tạo là một nội dung trong nội dung quản lí phát triển đội ngũ giáo viên. Đào tạo liên quan đến nâng cao trình độ, kĩ năng đã có của đội ngũ giáo viên.

Hoạt động đào tạo theo nghĩa chung nhất là q trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hoàn thành hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ nghề nghiệp theo những tiêu chuẩn nhất định để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Đào tạo đội ngũ giáo viên là q trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành hệ thống kiến thức, nguồn lực sư phạm, thái độ nghề nghiệp theo những tiêu chuẩn của người giáo viên phù hợp với yêu cầu của ngành và của cơ sở giáo dục (nhà trường).

Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:

Theo Unesco, bồi dưỡng có ý nghĩa nâng cao trình độ nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp”.

Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: “Bồi dưỡng có thể coi là q trình cập nhật kiến thức và kĩ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường xác nhận bằng một chứng chỉ [29; tr.13].

Bồi dưỡng giáo viên là quá trình tác động của nhà quản lí giáo dục với tập thể giáo viên, tạo cơ hội để học tập, cập nhật, bổ sung kiến thức, năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nhiệp giáo dục và đào tạo.

Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là làm tăng thêm trình độ hiện có của đội ngũ giáo viên (cả phẩm chất, năng lực, sức khỏe) với nhiều hình thức mức độ khác nhau. Bồi dưỡng khơng địi hỏi chặt chẽ, chính qui như đào tạo và được thực hiện trong thời gian ngắn.

Nội dung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên gồm kiến thức bộ môn, phương pháp giảng dạy, phương pháp và công cụ đánh giá, kĩ năng sử dụng thiết bị

hiện đại, bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học (kiến thức, công cụ cho hoạt động xã hội).

Hình thức bồi dưỡng:

- Bồi dưỡng thường xuyên: đây là hình thức được áp dụng rộng rãi; - Bồi dưỡng định kì;

- Bồi dưỡng nâng cao.

Trong thời đại khoa học - công nghệ phải phát triển như vũ bão, khối lượng tri thức tăng nhanh, kiến thức đưa vào giảng dạy trong các nhà trường nhanh chóng bị lạc hậu, địi hỏi người giáo viên phải được đào tạo bồi dưỡng thường xuyên mới cập nhật được kiến thức mới. Phương pháp dạy học ngày nay cũng được thay đổi, dạy học chủ yếu là dạy phương pháp tư duy, phương pháp tự học để người học tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức.

Tổ chức nghiên cứu khoa học:

Nhà quản lí phải ln tạo điều kiện và động viên đội ngũ giáo viên nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục, phổ biến rộng rãi sáng kiến kinh nghiệm, ứng dụng vào thực tiễn.

Tổ chức tham quan, thực tế:

Tổ chức đi thực tế, giao lưu học tập kinh nghiệm cá đơn vị điển hình tiên tiến, các mơ hình quản lí, dạy học và giáo dục hay… để giáo viên học tập kinh nghiệm áp dụng vào thực tế công việc.

b/ Sử dụng đội ngũ giáo viên

Tuyển chọn đội ngũ giáo viên:

Tuyển chọn đội ngũ giáo viên là một khâu rất quan trọng để tạo nên một đội ngũ giáo viên có đủ trình độ, năng lực thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Tuyển chọn bao gồm hai bước: tuyển mộ và lựa chọn, trong đó tuyển mộ là một tiến trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến

đăng kí, nộp đơn xin việc làm, sau đó tập hợp danh sách lại xem xét trong số đó ai là người hội tụ đủ các tiêu chuẩn theo yêu cầu rồi quyết định tuyển.

Theo đó, tuyển chọn giáo viên cũng bao gồm hai bước là tuyển mộ và lựa chọn giáo viên. Lựa chọn giáo viên là quá trình xem xét những người có đủ tiêu chuẩn làm giáo viên theo qui định của ngành, của cấp học, của các nhà trường.

Việc tuyển chọn giáo viên cần tuân thủ theo nguyên tắc: - Xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhà trường;

- Căn cứ tiêu chuẩn của Bộ giáo dục vào đào tạo; - Dựa vào kết quả nghiên cứu toàn diện;

- Xuất phát từ quyền lợi của học sinh.

Trên nguyên tắc đó Hiệu trưởng tiến hành theo các bước:

Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ cá nhân, chú ý tới nguồn đào tạo thành tích

giảng dạy, cơng tác, học tập. Qua nghiên cứu hồ sơ và qua tiếp xúc có thể đánh giá sơ bộ những nét cơ bản về giáo viên mình sẽ tuyển, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn hay không lựa chọn.

Bước 2: Thử thách: những người được duyệt hồ sơ, cần cho họ thử

việc. Cử bộ phận phụ trách (gồm lãnh đạo, tổ trưởng, nhóm trưởng bộ mơn, giáo viên có khá, giỏi bộ môn) để xem xét, đánh giá trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của giáo viên.

Bước 3: Xem xét và tiếp nhận: thành lập hội đồng tư vấn xem xét và

kết luận, lập hồ sơ trình Sở giáo dục và đào tạo ra quyết định tuyển dụng.

Sắp xếp, bố trí đội ngũ giáo viên:

Sắp xếp, bố trí đội ngũ giáo viên là khâu trọng tâm của công tác cán bộ. Vì sắp xếp, bố trí hợp lí, đúng người, đúng việc mới giúp cho từng cá nhân phát huy được năng lực, sở trường, nâng cao chất lượng công tác. Việc sắp xếp hợp lí sẽ phát huy tối đa tiềm năng của nguồn nhân lực. Ngược lại, bố trí, sắp xếp khơng hợp lí sẽ gây lãng phí, giảm chất lượng cơng việc, gây cản trở cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ trong nhà trường. Thực hiện tốt việc

- Hiểu rõ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, sở trường cũng như thế mạnh của từng giáo viên từ đó bố trí đúng người, đúng việc;

- Xem xét đến nguyện vọng của cá nhân và ý kiến thống nhất từ tổ bộ môn để quyết định;

- Gắn chặt nghĩa vụ và quyền lợi của giáo viên, đảm bảo công bằng về đãi ngộ;

- Đảm bảo tính kế thừa để có sự ổn định trong một thời gian nhất định tránh sự xáo trộn q lớn có thể gây trì trệ cơng việc ở một số bộ phận;

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra thường xuyên để điều chỉnh việc bố trí nếu cần và để đánh giá trình độ năng lực của đội ngũ.

Đề bạt, thuyên chuyển giáo viên:

Đề bạt cán bộ là sự bổ nhiệm giáo viên vào các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy quản lí như: Thư kí hội động, tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn. Những người được đề bạt phải là người có trình độ, năng lực, phẩm chất, uy tín tương xứng với vị trí cơng tác mới. Hình thức đề bạt có thể là chỉ định hoặc thông qua lấy ý kiến của tập thể bằng phiếu để xem xét quyết định.

Thuyên chuyển giáo viên là việc thay đổi vị trí cơng tác trong nội bộ nhà trường hoặc chuyển công tác sang đơn cơ sở giáo dục (nhà trường) khác. Thuyên chuyển công tác chủ yếu do nhu cầu công tác của cá nhân hoặc yêu cầu của tổ chức.

Việc thuyên chuyển công tác đối với giáo viên không thuộc thẩm quyền quyết định của cơ sở giáo dục. Khi quyết định thuyên chuyển cần chú ý tới việc thuyên chuyển sao cho mang lại lợi cho cả tập thể và cá nhân.

Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên:

Kiểm tra là một chức năng quản lí, thơng qua đó xem xét việc thực hiện nhiệm vụ được giao của từng cá nhân trong tương quan với các mục tiêu và tiêu chuẩn của tổ chức. Kích thích, động viên cán bộ, giáo viên thơng qua các điều khoản về đánh giá, ghi nhận và hỗ trợ. Đặc trưng của bước này liên quan đến thuyên chuyển giáo viên, cải tiến cơ cấu tổ chức, cung cấp thông tin phản

Khen thưởng, kỷ luật:

Mỗi tổ chức đều có quy định và chuẩn riêng để duy trì nền nếp trật tự và kỉ cương của tổ chức mình. Trong quá trình hoạt động, cá nhân, tập thể làm tốt sẽ được khen thưởng và vi phạm sẽ bị kỉ luật. Mức khen thưởng và kỉ luật tỉ lệ thuận với mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc mức độ vi phạm các qui định. Mục đích khen thưởng là ghi nhận thành tích cá nhân đạt được, động viên khuyến khích cá nhân làm việc tốt hơn. Mục đích của việc kỉ luật là nhằm đảm bảo cho hành vi của các thành viên phù hợp với qui định của tổ chức. Thực hiện khen thưởng và kỉ luật đúng lúc sẽ giữ vững được kỉ cương nền nếp của tổ chức, giúp cho cá nhân làm việc kỉ luật hơn, hiệu quả công tác cao hơn, mang lại lợi ích cho cả tập thể và cá nhân.

c/ Xây dựng, nuôi dưỡng môi trường cho đội ngũ giáo viên phát triển.

Xây dựng mơi trường pháp lí:

Căn cứ vào các văn bản của nhà nước, của các cấp, các ban ngành để thực hiện quản lí đội ngũ giáo viên. Đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.

Xây dựng mơi trường sư phạm:

Xây dựng tập thể sư phạm thành một khối đồn kết, thống nhất trong ý chí và hành động. Bởi đồn kết chính là sức mạnh của tổ chức. Ở đó mỗi thành viên đều thấy được vị trí, vai trị, trách nhiệm và quyền lợi của mình trong tổ chức. Đây là nhiệm vụ quan trọng của người cán bộ quản lí giáo dục.

Đồn kết trong tập thể sư phạm sẽ tạo được niềm tin tưởng của cá nhân với tổ chức, từ đó mới phát huy được sức mạnh của cả tập thể. Tập thể khơng có sự đồn kết, thống nhất sẽ ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả giáo dục.

Phải xây dựng nhà trường thành một tổ chức biết học hỏi. Để làm được điều đó địi hỏi mỗi cá nhân phải hiểu được giá trị của tổ chức, hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc mình làm, có được tư duy hệ thống, cấu trúc, thấy được mỗi cá nhân là một mắt xích quan trọng của hệ thống, mục

tiêu đạt được của mỗi tổ chức phụ thuộc rất lớn vào từng mắt xích quan trọng này. Mỗi cá nhân phải biết chia sẻ với đồng đội, giúp tổ chức làm việc đạt mục tiêu chung chứ không phải theo đuổi những mục đích cá nhân.

Người quản lí phải xây dựng “văn hóa tổ chức”:

- Tạo mơi trường “văn hóa, nhân văn” khích lệ mọi thành viên cùng chia sẻ, tự giác;

- Tạo môi trường cho mọi thành viên của tổ chức hết mình vì cơng việc và sự phát triển của tổ chức;

- Làm cho mọi thành viên thấy được giá trị của bản thân đối với tổ chức.

Thực hiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo:

Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với giáo viên theo các văn bản qui định của nhà nước như chế độ tiền lương, phụ cấp lương, phụ cấp trách nhiệm, chế độ làm thêm giờ, phụ cấp độc hại, chế độ bảo hiểm... Thực hiện khuyến khích bằng vật chất và tinh thần đối với giáo viên có thành tích cao trong việc thực hiện nhiệm vụ; cho cá nhân biết rõ nguyên nhân khi bị phê bình hay kỉ luật, tạo cơ hội cho họ sửa chữa, không thành kiến đối với cá nhân bị xử lí, kỉ luật. Tạo điều kiện để cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, phát huy tài năng và sức sáng tạo của mình.

Người quản lí cần đảm bảo cho mỗi thành viên được hưởng quyền lợi chính đáng, đồng thời cũng thấy rõ được bổn phận và trách nhiệm của mình trong tập thể.

Tiểu kết chƣơng 1

Để làm rõ cơ sở lí luận quản lí phát triển đội ngũ giáo viên, chúng tơi đã phân tích nội dung một số khái niệm liên quan đến đề tài: quản lí giáo dục, quản lí nhà trường, quản lí nguồn nhân lực, quản lí phát triển nguồn nhân lực,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 41 - 91)