3.3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của Công ty
3.3.2. Nâng cao chất lượng cho nguồn hàng xuất khẩu
Khi ngành may mặc đang dần có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, Cơng ty cần có mối quan hệ mật thiết với những đối tác nước ngồi uy tín để có thể chủ động về nguồn cung cấp nguyên liệu. Tạo mối mật thiết qua lại với các doanh nghiệp dệt trong nước để tương lai khi ngành dệt may phát triển mạnh về chiều sâu, Cơng ty sẽ có đủ nguồn ngun liệu chất lượng, đảm bảo cung cấp cho nhu cầu của mình. Tiếp tục đầu tư các xí nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu trực thuộc Công ty để không những đảm bảo nguồn cung của cho nội bộ Công ty mà cịn có thể cung cấp cho các doanh nghiệp cùng ngành khác cũng như có thể xuất khẩu tăng thu ngoại tệ cho doanh nghiệp.
Như nói trên, để kinh doanh xuất khẩu trực tiếp, Công ty cần phải kinh doanh bằng chính sản phẩm có nhãn mác riêng của mình. Tuy nhiên, để có thương hiệu
mạnh, tạo được uy tín trên thị trường khơng phải là vấn đề có thể thực hiện trong ngắn hạn mà cần có sự phấn đấu nỗ lực lâu dài. Bên cạnh đó cũng cần kết hợp với những cơng nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác thiết kế.
Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng. Những điểm yếu của sản phẩm may mặc Việt Nam nói chung và Cơng ty TNHH May Mặc Quốc Tế Phú Nguyên nói riêng là chất lượng sản phẩm chưa đồng đều. Trong khi đó, những thị trường mà Cơng ty đã và đang hướng tới như tới EU, Châu Mỹ, Nga,…. Đây lại là những thị trường yêu cầu rất cao về chất lượng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng sản phẩm, Cơng ty có thể thực hiện một số giải pháp sau: Xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý chất lượng sản phẩm chặt chẽ, áp quy chuẩn chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm theo yêu cầu khắt khe của các quốc gia khó tính. Nghiên cứu chọn nguồn hàng tốt, cẩn thận, chọn nguồn hàng phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp và đặc điểm của thị trường, nguyên vật liệu phải đủ tiêu chuẩn, quản lý quy trình sản xuất chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu của bên đối tác và khách hàng.
+ Chọn nhà cung cấp nguyên liệu ổn định, đúng thời hạn. Trong tương lai sẽ có rất nhiều dự án đầu tư cho ngành may mặc nên hứa hẹn sẽ có nhiều nguyên phụ liệu tốt được sản xuất trong nước. Đây là điểm đáng mừng cho các Công ty sản xuất mặt hàng may mặc. Thêm vào đó, Cơng ty có thể liên kết với một cơng ty dệt có uy tín trong nước, chuyên sản xuất những mẫu vải riêng nhằm tạo sự khác biệt, độc đáo cũng như giảm được chi phí cho sản phẩm Cơng ty.
+ Tuân thủ nghiêm ngặt của nhà cung cấp về nguyên phụ liệu, mã hàng, nhãn các loại, đóng gói, bao bì, về cơng nghệ, quy cách kỹ thuật, quy trình sản xuất.
+ Kiểm tra chặt chẽ từng sản phẩm từ khi còn ở dây chuyền sản xuất và kiểm tra thành phẩm theo hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm khắc phục và loại trừ những sản phẩm sai kỹ thuật, không đạt chất lượng, sao cho khi sản phẩm rời kho phải đảm bảo chất lượng nhằm tạo uy tín trên thị trường.
Cơng ty cần đa dạng hóa sản phẩm hơn nữa để tạo sức hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như tăng khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp có sản phẩm tương tự khác. Cần chọn những sản phẩm mũi nhọn, đặc trưng cho từng thị trường cụ thể để phát huy hết năng lực của doanh nghiệp. Cũng giống như chất lượng sản phẩm thì mẫu mã sản phẩm cũng là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp ngày càng mở rộng được thị trường, tham gia vào nhiều thị trường hơn từ đó có thể làm tăng hiệu quả kinh doanh, tăng doanh thu và tạo lợi nhuận.
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa trở nên dễ dàng hơn, kinh tế phát triển thì nhu cầu trong nước ngày càng tăng. Điều đó tạo điều kiện để xuất nhập khẩu phát triển mạnh, vì vậy mà khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn, cạnh tranh gay gắt. Các thị trường lớn trên thế giới đều đặt ra những yêu cầu khắt khe đối với sản phẩm nhập khẩu. Các thị trường như Tây Âu, Nhật Bản rất mạnh về sản xuất công nghiệp, đây cũng là những thị trường khó tính, tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Để cạnh tranh ở những thị trường này thì ngồi chất lượng sản phẩm tốt thì mẫu mã, hình dáng sản phẩm cũng nên được quan tâm đúng mực. Để thu hút các đối tác đầu tư và mua sản phẩm, cơng ty có thể thực hiện các cơng việc sau: Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu nhu cầu thị trường, xu hướng sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài, kịp thời nắm bắt những loại mẫu mã, hình dáng sản phẩm mới nhất. Đầu tư vào việc thiết kế sản phẩm cũng là một biện pháp mà Công ty cần chú trọng.
Bên cạnh chất lượng, mẫu mã sản phẩm, giá cả cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xuất khẩu. Giá cả vừa giúp Công ty thực hiện mục tiêu về lợi nhuận, vừa là yếu tố mà khách hàng quan tâm nhất. Chất lượng cao của sản phẩm là yếu tố quan trọng để có thể xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, chất lượng phải được đặt trong mối quan hệ với giá cả, mẫu mã và dịch vụ của Công ty khi kinh doanh trên thị trường. Sản phẩm chất lượng cao, giá cả và mẫu mã phù hợp với thị trường mục tiêu sẽ tạo nên lợi thế và uy tín của Cơng ty đối với sản phẩm của mình. Cơng ty cần đưa ra một mức giá hợp lý đảm bảo lợi ích của mình đồng thời làm hài lịng khách hàng.
Công ty cần nghiên cứu giá cả trên thị trường đồng thời giá cả của các đối thủ để đưa ra mức giá cạnh tranh nhất có thể. Đặc biệt cần quan tâm tới giá cả của các nguyên liệu đầu vào, xu hướng của thị trường, tình hình của thế giới để giá cả sản phẩm ổn định nhất.
Hiện nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế, ảnh hưởng rất lớn đến giá cả hàng hóa trên thị trường. Do đó việc áp đặt mức giá cả phù hợp là vô cùng quan trọng cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Cơng ty cần lập kế hoạch cụ thể, chi tiết về lượng hàng dự trữ trong kho để lên đơn nhập hàng được chính xác và đầy đủ hàng hóa đáp ứng kịp thời cho từng thời kì kinh doanh mà ít tồn kho nhất có thể.