6. Kết cấu luận văn
2.3. Phân tích hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
2.3.4. Tương quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mạ
mại Cổ phần Á Châu
Huy động vốn và sử dụng vốn là hai hoạt động kinh doanh cơ bản của các NHTM, có mối quan hệ qua lại và rằng buộc lần nhau. Các NHTM không chỉ quan tâm tới việc huy động thật nhiều vốn mà cịn phải tìm nơi cho vay, đầu tư sao cho có hiệu quả. Nếu ngân hàng chỉ chú trọng tới việc huy động nhiều vốn mà bỏ ngỏ hoạt động cho vay, đầu tư thì sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn trong khi nguồn huy động vào vẫn phải trả chi phí thì lợi nhuận của ngân hàng tất yếu sẽ suy giảm. Ngược lại, nếu nguồn vốn huy động không đủ để đáp ứng hoạt động cho vay, đầu tư
thì ngân hàng sẽ dần mất đi cơ hội kinh doanh, mở rộng khách hàng... từ đó làm uy tín ngân hàng giảm sút.
Xác định cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu ở các NHTM Việt Nam. Vì vậy Ngân hàng TMCP Á Châu luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu khách hàng trên cơ sở hai bên cùng có lợi, từ đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dư nợ một cách an toàn, hiệu quả và chắc chắn với nền kinh tế. Bởi vậy, việc tăng trưởng nguồn vốn là điều kiện trước nhất để ngân hàng mở rộng cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng.
Việc phân tích chỉ tiêu dư nợ/tổng NVHĐ nhằm đánh giá khả năng chủ động trong hoạt động tín dụng và khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng có hiệu quả hay khơng. Chỉ tiêu này q lớn hay q nhỏ đều khơng tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng kém. Ngược lại, chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. Vì vậy, ta cùng xem xét bảng số liệu sau
Bảng 2.8: Quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Tổng NVHĐ Tỷ đồng 269.998 308.129 353.196
Tổng dư nợ Tỷ đồng 230.527 268.701 311.479
Chênh lệch Tổng NVHĐ với
Tổng dư nợ Tỷ đồng 39.471 39.429 41.717
Tỷ lệ dư nợ/Tổng NVHĐ % 85 87 88
Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu (2019-2021)
Qua 3 năm từ năm 2019-2021 ngân hàng đã nỗ lực hết mình để duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động. So với doanh số cho vay nguồn vốn huy động vẫn đủ đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, huy động vốn tại ngân hàng luôn đạt mức tăng trưởng cân đối với tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay và đầu tư. Việc cân đối giữa cho vay và huy động vốn đảm bảo chất lượng tăng của ngân hàng.
Qua bảng số liệu ta thấy:
Năm 2019, tỷ lệ dư nợ so với tổng nguồn vốn huy động đạt 0,85 lần cho thấy một đồng nguồn vốn huy động cho vay được 0,85 đồng và 0,15 đồng nguồn vốn huy động còn lại ngân hàng đang phải chi trả lãi. Nhưng tỷ lệ dư nợ so tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng ở mức cao chứng tỏ ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được rất tốt. Khơng dừng lại ở đó mà tỷ lệ dư nợ với tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2020 tỷ lệ dư nợ so với tổng nguồn vốn huy động là 0,87 lần, tăng 0,02 lần so với năm 2019, sang đến năm 2021
tỷ lệ dư nợ so với tổng nguồn vốn huy động là 0,88 lần tăng 0,01 lần so với năm 2020 và tăng 0,03 lần so với năm 2019.
Qua đây cho thấy ngân hàng Ngân hàng TMCP Á Châu đã chủ động được đầu ra của nguồn vốn, giảm thiểu gánh nặng chi phí, đánh dấu năm mà khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng rất hiệu quả. Nhưng tỷ lệ dư nợ so với tổng NVHĐ này lại khá cao, điều này có thể sẽ khiến ngân hàng gặp rùi ro thanh khoản. Vì vậy, song song với tăng trưởng tín dụng thì việc khơng ngừng đẩy mạnh huy động vốn là hết sức quan trọng và cấp thiết.