Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng

Một phần của tài liệu Tên đề tài nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 54 - 57)

6. Kết cấu luận văn

3.1. Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng

3.1. Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu Cổ phần Á Châu

3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh chung của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu trong thời gian tới hàng Thương mại Cổ phần Á Châu trong thời gian tới

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu sau gần 30 năm hoạt động đã đạt được một số kết quả: Mức huy động vốn và cấp tín dụng ngày càng tăng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cung ứng các dịch vụ ngân hàng ngày càng mở rộng và phát triển, tạo tiện ích thu hút khách hàng, góp phần tạo điều kiện luân chuyển vốn nhanh hơn, tiết kiệm được chi phí lưu thơng xã hội, cơ cấu mạng lưới Ngân hàng TMCP Á Châu ngày càng đa dạng, mở rộng và phát triển. Bên cạnh những kết quả đạt được trên đây thì Ngân hàng TMCP Á Châu vẫn cịn một số hạn chế và tồn tại như: tình hình trang thiết bị, cơng nghệ, trình độ nghiệp vụ chuyên môn,năng lực quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập.

Khi bước vào tiến trình hội nhập thì Ngân hàng TMCP Á Châu sẽ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đe doạ đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu. Hội nhập cũng mở ra nhiều cơ hội cho hệ thống ngân hàng nói chung và cho Ngân hàng TMCP Á Châu nói riêng. Nhận thức được những thời cơ và thách thức ngân hàng TMCP Á Châu cần đề ra định hướng phát triển hoạt động chung trong giai đoạn tới như sau:

Chiến lược phát triển giai đoạn 2022–2030, trên nền tảng bộ giá trị cốt lõi của Ngân hàng TMCP Á Châu: chính trực, cần trọng, cách tân, hài hòa và hiệu quả sẽ trở thành hệ quy chiếu cho các chính sách, định hướng trong mọi hoạt động và quy tắc cho ứng xử của Ngân hàng TMCP Á Châu trong mối quan hệ với các bên hữu quan. Chiến lược này đang được cụ thể hóa và đồng bộ hố thành chương trình hành động cho từng bộ phận, cá nhân trong Ngân hàng TMCP Á Châu, với các chỉ số đo lường kết quả được xác định, với lộ trình và với các mục tiêu chỉ tiết.

Định hướng phát triển kinh doanh trong giai đoạn 2022-2030 bao gồm:

Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính bán lẻ, Ngân hàng TMCP Á Châu tiếp tục tập trung vào phân đoạn khách hàng có thu nhập cao và trung bình. Các tiểu dự án chiến lược sẽ chú thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại.

Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cung cấp cho doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Á Châu hướng đến khách hàng mục tiêu là doanh ngiệp nhỏ và vừa, tiếp cận

có chọn lọc với các doanh nghiệp lớn. Các tiểu dự án chiến lược liên quan đến thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ chú trọng thu hút và gắn kết khách hàng với Ngân hàng TMCP Á Châu.

Trong lĩnh vực thị trường tài chính Ngân hàng TMCP Á Châu trước đây tập trung vào kinh doanh vàng và cho vay liên ngân hàng nay chuyển sang hoạt động hỗ trợ khách hàng, bao gồm quản lý tài sản nợ và tài sản có, cung cấp dịch vụ bán hàng và bảo hiểm và các dịch vụ cho khách hàng; và thúc đẩy hoạt động tự doanh.

Quá trình thực hiện từ nay đến năm 2030 được chia thành ba giai đoạn: củng cố nền tảng, hoàn thiện năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế dẫn đầu. Nền tảng thành cơng, điều kiện cần cho tầm nhìn dài hạn này là sự gắn bó của nhân viên, sự hài lòng của khách hàng, niềm tin của cổ đơng, sự nhìn nhận và hỗ trợ của các cơ quan quản lý, sự phồn thịnh của cộng đồng xã hội.

Trên cơ sở định hướng kinh doanh đưa ra cũng như nắm bắt được các khó khăn, thách thức gặp phải Ngân hàng TMCP Á Châu đã xây dựng mục tiêu kinh doanh cụ thể trong năm như sau:

Trong năm 2021, Ngân hàng TMCP Á Châu hoạt động theo phương châm: tăng trưởng bền vững, quản lý chuyên nghiệp, thu nhập chính đáng và lợi nhuận hợp lý. Tập trung nguồn lực trong các lĩnh vực sau: định hướng khách hàng, quản lý rủi ro, kết quả tài chính bền vững và đạo đức kinh doanh, quản trị nguồn nhân lực nhằm tạo tiền đề tăng trưởng bền vững cho chiến lược từ năm 2022-2030.

Ngân hàng TMCP Á Châu đặt mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản lên mức 350.000 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế đạt 8.000 tỷ đồng tiền gửi huy động từ khách hàng và tín dụng đều được dự kiến tăng trưởng 13% và tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

Như vậy, trong cả ngắn hạn và dài hạn Ngân hàng TMCP Á Châu có nền tảng, có kế hoạch và hành động cụ thể, có tham vọng và lộ trình, có cơ hội và thách thức...

Trên đây là một số định hướng và mục tiêu kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu trong thời gian tới. Những phương hướng nhiệm vụ này luôn luôn phải bám sát với mục tiêu kinh đoanh của phòng. Để các mục tiêu kinh doanh trở thành hiện thực, mang lại hiệu quả cao đòi hỏi tập thể nhân viên phải cố gắng, nỗ lực, nghiêm túc thực hiện và nhất thiết cần phải có những giải pháp khả thi.

3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu Thương mại Cổ phần Á Châu

Trong điều kiện hiện nay, khi đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập vào nền kinh tế thế giới vấn đề định hướng hoạt động huy động vốn là vô cùng quan trọng. Nâng cao hiệu quả kinh doanh gắn liền với nâng cao hiệu quả huy động vốn.

Đó là phương châm kinh doanh có thể áp dụng trong mọi thời kỳ. Nhưng để có thể nâng cao hiệu quả huy động vốn đòi hỏi sự phối hợp của rất nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, ngân hàng Ngân hàng TMCP Á Châu đã đặt ra những mục tiêu hoạt động cụ thể nhằm huy động lượng vốn nhàn rỗi tiềm năng trong xã hội. Để đạt được những mục tiêu để ra, ngân hàng Ngân hàng TMCP Á Châu đã đưa ra những định hướng phù hợp sau:

Thứ nhất, tăng quy mô nguồn vốn huy động để phục vụ cho các nhu cầu đầu tư,

cho vay nền kinh tế trong thời gian tới. Đặc biệt chú trọng tăng nguồn vốn huy động ngoại tệ USD thông qua việc tiếp xúc và phục vụ các dự án ngoại tệ. Có như vậy ngân hàng mới có thể tăng nguồn thu, tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vốn.

Thứ hai, giảm chi phí huy động vốn gồm chi phí trả lãi tiền gửi và chi phí

quản lý. Để giảm chi phí lãi tiền gửi, ngân hàng cần tiếp cận với các nguồn vốn có lãi suất thấp như nguồn tiền gửi của tập đồn, tổng cơng ty, nguồn không kỳ hạn từ cá nhân qua việc đa dạng hóa dịch vụ, tiện ích kết hợp với chính sách chăm sóc khách hàng. Thực hiện chống lãng phí trong các hoạt động khác phục vụ kinh doanh của ngân hàng để giảm chi phí quản lý (thực hiện tiết kiệm vật liệu, chi phí điện, nước,...).

Thứ ba, tăng thu từ hoạt động cho vay, đầu tư. Thông qua việc lựa chọn

khách hàng, thẩm định kỹ lưỡng khả năng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng, kiểm tra việc sử dụng vốn, đốc thúc thu nợ - lãi đúng thời hạn để tăng nguồn thu từ hoạt động cho vay. Mặt khác làm tốt công tác quản trị rủi ro hoạt động tín dụng, tránh thất thoát nguồn vốn.

Thứ tư, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu cho vay để đảm bảo hiệu quả

nguồn vốn huy động. Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn, nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn USD. Cơ cấu dư nợ điều chỉnh theo hướng giảm dư nợ, tỷ trọng cho vay ngoại tệ cân xứng với nguồn huy động.

Thứ năm, tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao khả năng huy động từ tiền

gửi cá nhân như áp dụng lãi suất linh hoạt, cạnh tranh, linh động trong kỳ hạn, tung ra những sản phẩm tiết kiệm mới. Chủ động tiếp cận nguồn vốn nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, tăng cuờng hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài để thu hút nguồn vốn ngoại tệ.

Thứ sáu, chú trọng đến công tác dịch vụ marketing, xây dựng thương hiệu,

đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,... như một công cụ phụ trợ giúp tăng quy mơ nguồn vốn, giảm chi phí huy động vốn.

Thứ bảy, không ngừng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao

vừa có tài, có tác phong giao dịch tốt, có kỹ năng tìm hiểu điều tra, kỹ năng phân tích, kỹ năng đàm phán với khách hàng.

Một phần của tài liệu Tên đề tài nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)