6. Kết cấu luận văn
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Chính sách lãi suất
Lãi suất là cơng cụ quan trọng để ngân hàng huy động vốn nhàn rỗi trong mọi tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, tài chính, tín dụng,... Chính sách lãi suất chỉ phát huy tác dụng trong điều kiện giá cả ít biến động, tiền tệ ổn định. Sử dụng chính sách lãi suất hợp lý sẽ thu hút ngày cảng nhiều các nguồn vốn trong xã hội, kích thích các đơn vị, các tổ chức kinh tế sử dụng vốn trong sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Chính sách lãi suất phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiền phát triển kinh tế xã hội trong nước và quốc tế trong từng thời kỳ.
Để giúp các ngân hàng đưa ra được mức lãi suất hợp lý, thu hút được nguồn vốn nhàn rồi trong dân cư đồng thời đầy mạnh cho vay, đầu tư, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, giảm khối lượng tiển trong lưu thông. Ngân hàng nhà nước phải sử dụng linh hoạt chính sách lãi suất trong quản lý, cũng như ban hành các luật
định thông qua việc quy định khung lãi suất trần, lãi suất sàn, lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu,... Nhưng lãi suất quy định phải phù hợp với thị trường để tránh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất giữa các NHTM. Cần cân đối giữa lãi suất huy động và tỷ lệ lạm phát nhằm bảo vệ lợi ích của người gửi tiền, tạo thuận lợi cho công tác huy động vốn của các NHTM.
Hồn thiện và phát triển thị trường vốn
Sự hình thành và phát triển của thị trường vốn là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của thị trưởng hàng hoá. Thị trường vốn phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn thơng qua phát hành giấy tờ có giá của các NHTM. Thị trường vốn là nơi gặp gỡ giữa người có ứng vốn với người cần vốn, qua đó tập trung được các nguồn vốn phân tán, nhỏ lẻ thành một lượng vốn lớn đáp ứng nhu cầu về vốn trong nền kinh tế. Vì vậy, ngân hàng Nhà nước cần xúc tiến và tác động để thị trường vốn ngày càng phát triển hồn thiện.
Thực hiện có hiệu quả cơng tác thanh tra, kiểm tra
Ngân hàng nhà nước phải thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước, tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời những hành vi, những biểu hiện sai trái, vi phạm quy định huy động vốn, các hành vi gây thất thoát nguồn vốn của Nhà nước, của nhân dân, đưa hoạt động của tổ chức tín dụng đi vào nề nếp đạt hiệu quả cao, giúp làm lành mạnh, trong sạch hoạt động của các NHTM, giúp nâng cao uy tín của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế.
Đầy mạnh các biện phát can thiệp xử lý nợ xấu, đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu. Đề nghị NHNN chỉ đạo các TCTD tích cực thực hiện các giải pháp về hoạt động tín dụng.
Phát triển các hình thức bảo hiểm tiền gửi
Kết quả kinh doanh của ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của ngân hàng. Nếu ngân hàng hoạt động tốt, kinh doanh có hiệu quả, sẽ khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Ngược lại, nếu ngân hàng kinh doanh không tốt, gặp nhiều rủi ro, bất trắc, sẽ ảnh hưởng đến việc gửi và rút tiền ở ngân hàng. Do đó, để người dân thực sự yên tâm khi gừi tiền vào ngân hàng, Nhà nước nên nghiên cứu để bảo hiểm tiền gửi phát huy đúng vai trò hỗ trợ quyền lợi khách hàng gửi tiền như tăng mức bảo hiểm tiền gửi lên cao hơn.