Sự biến động của doanh thu và lợi nhuận tại

Một phần của tài liệu Tên đề tài phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần bibica (Trang 42 - 49)

CTCP Bibica giai đoạn 2019 - 2021

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ[1], [2], [3], [4], [5])

Dựa vào bảng 2.3 và biểu đồ về biến động của doanh thu thuần, lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế của CTCP Bibica ta có thể thấy rằng:

Doanh thu thuần: doanh thu thuần năm 2019 đạt 1.503.561 triệu đồng tăng

so với năm 2018 những vẫn chưa đạt được kì vọng của cơng ty. Trong quý 4 năm 2019, nhà máy Miền Tây mới đi vào hoạt động do đó cơng suất khai thác vẫn cịn hạn chế, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến doanh thu khơng đạt kỳ vọng. Doanh thu thuần về bán hàng năm 2020 đạt 1.218.556 triệu đồng tương ứng giảm 18,96% so với năm 2019 và hoàn thành được 80,7% so với kế hoạch đã đề ra. Năm 2021 tiếp tục đà giảm doanh thu chỉ còn 1.091.174 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm 10,45% so với năm 2020. Từ số liệu trên ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 và các lần giãn cách xã hội trong năm dẫn đến sức mua của người tiêu dùng giảm đáng kể.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2019 2020 2021

Doanh thu thuần Lợi nhuận gộp Lợi nhuận sau thuế

36

Giá vốn hàng bán: năm 2020 giá vốn hàng bán giảm mạnh so với năm

2019 giảm 130.615 triệu đồng, tương ứng giảm 12,81%. Năm 2021, giá vốn hàng bán tiếp tục giảm, cụ thể giảm 119.295 triệu đồng tương ứng với 13,41%.Ta có thể thấy giá vốn hàng bán giảm đồng thời doanh thu thuần cũng giảm dẫn tới ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế. Điều này khẳng định một lần nữa tác động của đại dịch ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Bibica. Mặt khác cũng có thể là do hiệu quả quản lý chi phí giá vốn hàng bán của doanh nghiệp chưa hiệu quả, chưa thích nghi nhanh với sự thay đổi của mơi trường và cần có sự điều chỉnh thích hợp.

Lợi nhuận gộp: năm 2019 lợi nhuận gộp đạt 484 tỷ, tăng 14% so với cùng kỳ

do cố gắng của công ty trong việc cải tiến và nâng cao hiệu quả sản xuất, liên tục áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí đặc biệt là nhiên liệu trong sản xuất. Năm 2020 lợi nhuận gộp đạt 329.255 triệu đồng giảm tương ứng 154.390 triệu đồng do một số nhà máy và dây chuyền mới của Công ty bắt đầu đi vào hoạt động, dẫn tới tăng chi phí cố định trong bối cảnh việc bán hàng gặp nhiều áp lực từ thị trường. Sang đến năm 2021 lợi nhuận gộp giảm nhẹ 2,46% tương ứng với mức giảm 8.087 triệu đồng so với năm 2020. Có thể thấy giai đoạn 2019 - 2021 ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid 19 đã tác động không nhỏ tới doanh thu của công ty.

Doanh thu hoạt động tài chính: năm 2020 đạt 24.488 triệu đồng tăng 4.673

triệu đồng tương ứng với tỉ lệ 23,59% do doanh nghiệp thu tiền từ hoạt động đầu tư trái phiếu. Nhưng sang đến năm 2021 doanh thu hoạt động tài chính giảm 46,87% so với 2020 do doanh nghiệp tiến hành chi trả cổ tức.

Chi phí tài chính: giai đoạn 2019 – 2021 chi phí tài chính bao gồm các chi

phí lãi vay, chi phí chiết khấu cho khách hàng. Năm 2020 chi phí này tăng 5.491 triệu đồng tương đương 310,23% so với năm 2019, khoản chi phí tài chính năm 2020 tăng do cơng ty có thực hiện các khoản vay ngắn và dài hạn nên làm tăng chi phí lãi vay và các khoản chiết khấu cho khách hàng. Năm 2021, chi phí tài chính tiếp tục giảm 51,52% so với năm 2020 do công ty đã cắt giảm bớt được chi phí lãi vay.

Chi phí bán hàng: năm 2020 chi phí bán hàng giảm 83.943 triệu đồng tương

đương giảm 26,13% so với năm 2019. Chi phí bán hàng năm 2021 giảm nhẹ 0,04% so với năm 2020. Mặc dù chi phí bán hàng giảm nhưng luôn ở mức cao do công ty

37

đẩy mạnh các hoạt động bán hàng như quảng cáo, trưng bày, thưởng doanh số để đẩy mạnh hoạt động bán hàng cho các sản phẩm hiện hữu cũng như đẩy mạnh chương trình marketing cho các sản phẩm mới trong bối cảnh thị trường bánh kẹo nội địa đang cạnh tranh gay gắt.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: năm 2020 tăng 10.448 triệu đồng tương ứng

tăng 14,9% so với năm 2019, năm 2021 giảm 13,96% so với năm 2020 nhưng vẫn ở mức cao và chiếm khoảng 6,5% doanh thu thuần.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh: giai đoạn 2019 – 2021

lợi nhuận thuần có xu hướng giảm mạnh. Năm 2019 là 110.079 triệu đồng sang đến năm 2020 giảm mạnh xuống còn 81.712 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 74,23%. Năm 2021 giảm 15,70% so với năm 2020. Giá vốn hàng bán giảm nhưng các khoản như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp còn khá cao cũng như khó khăn của dịnh bệnh dẫn tới lợi nhuận thuần giảm.

Tổng lợi nhuận trước thuế: năm 2019 đạt 120.542 triệu đồng giảm 10% so

với năm 2018, năm 2020 tăng 2.307 triệu đồng tăng khoảng 1,91% so với 2019. Sang đến năm 2021 lợi nhuận kế toán trước thuế giảm mạnh 92.957 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 75,67%. Có thể thấy rằng do chịu tác động của bênh dịch nặng nề nên tình hình kinh doanh của cơng ty cũng ảnh hưởng khá nhiều.

Lợi nhuận sau thuế: năm 2019 đạt 95.434 triệu đồng giảm 13% so với 2018

do sự sụt giảm của doanh thu từ hoạt động tài chính do thanh toán dự án đầu tư; tăng chi phí khấu hao khi dự án mới đi vào hoạt động khi công suất chưa tăng trưởng tương ứng do có độ trễ; cũng như tăng chi phí bán hàng do tập trung đầu tư vào các hoạt động marketing cho sản phẩm mới. Năm 2020 mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng công ty đã không ngừng nỗ lực khiến lợi nhuận sau thuế đạt 96.616 triệu đồng tăng 1,24% so với 2019. Năm 2021 lợi nhuận sau thuế giảm hy sinh lợi nhuận để hỗ trợ kênh phân phối để bán hàng được thông suốt trong mùa dịch bên cạnh đó do thiếu hụt lực lượng lao động và sụt giảm năng suất sản xuất khi 3 Nhà máy trọng điểm của Công ty nằm tại 3 địa bàn chịu ảnh của đại dịch rất sớm và áp dụng quy định an toàn sản xuất chặt chẽ trong Quý 3/2021 là Bình Dương, Đồng Nai và Long An.

38

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn

2.3.1. Nhóm các nhân tố khách quan

a) Nhân tố kinh tế

Năm 2021, mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, nghiêm trọng dẫn tới kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nhờ việc chính phủ đẩy nhanh tiến trình bao phủ vaccine và việc linh hoạt điều chỉnh chiến lược chống dịch, tăng trưởng GDP quý 4/2021 phục hồi tốt 5,22% so với cùng kỳ, hỗ trợ tăng trưởng GDP kinh tế cả năm duy trì đà tăng trưởng dương, khi GDP đạt 2,58% và lạm phát bình quân được kiểm soát ở mức 1,84%, thấp nhất trong 6 năm qua.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng rất tốt ở mức 22.6% so với năm trước, đạt 668,5 tỷ USD. Đầu năm 2022, hiệp định Đối Tác Kinh Tế Tồn Diện Khu Vực (RCEP) chính thức có hiệu lực, sẽ giúp tạo lập các thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài đối với Việt Nam. Trong đó có các thị trường xuất khẩu lớn của mặt hàng bánh kẹo Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong năm, tống giá trị xuất nhập khẩu các mặt hàng bánh kẹo và ngũ cốc năm 2021, đạt 1.25 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ, trong đó xuất đạt 0.76 tỷ USD (tăng 2% so với cùng kỳ) và nhập khẩu đạt 0,45 tỷ USD (tăng 22% so với cùng kỳ).

Kênh phân phối truyền thống đóng một vai trị quan trọng khi chiếm phần lớn thị phần bán lẻ trong năm. Tuy nhiên, kênh Siêu thị mini và thương mại có sự tăng trưởng rất tốt lần lượt ở mức 29% và 50% so với năm 2020. Kênh online đã có sự tăng trưởng rất đáng kể khi các nền tảng thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada, Sendo....ngày càng trở nên phổ biến bởi xu hướng người tiêu dùng mua sắm ít chạm, tránh sự lây nhiễm. Tại thành thị, xu hướng mua hàng của người tiêu dùng cũng có dấu hiệu chuyển dịch từ tiệm tạp hóa nhỏ, chợ truyền thống sang các siêu thị mini, siêu thị, cửa hàng tiện lợi nhiều hơn trong dịch. Tại khu vực nông thôn, kênh bán hàng truyền thống như tiệm tạp hóa, chợ vẫn là kênh mua sắm chính, chiếm 77% thị phần, tuy nhiên kênh siêu thị và đại siêu thị, siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi liên tục được mở rộng sẽ là nền tảng cho sự chuyển dịch tiêu dùng trong tương lai.[6]

39

b) Nhân tố pháp lý

Sản phẩm bánh kẹo sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài về ngày càng đa dạng nên việc quản lý thành phần, nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm là điều tất yếu để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Do đó theo quy định của nhà nước Việt Nam, các sản phẩm bánh kẹo dù là sản xuất trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài cũng đều phải được cơ quan nhà nước cơng bố tiêu chuẩn chất lượng thì mới được phép lưu hành tự do trên thị trường. Vậy công bố sản phẩm bánh kẹo là quy định của nhà nước, bất cứ tổ chức, cá nhân nào cũng phải tuân theo khi nhập khẩu hoặc sản xuất bánh kẹo.

Vì vậy, chỉ một thay đổi nhỏ trong cơ chế quản lý nhà nước cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, nếu nhà nước tạo được cơ chế chặt chẽ, đồng bộ, ổn định sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

c) Nhân tố công nghệ

Thời đại công nghệ 4.0 ngày càng phát triển đồng thời kéo theo các tác động khiến cho các doanh nghiệp cần phải chú ý thay đổi để có thể thích nghi với xã hội. Một dây chuyền máy móc lạc hậu sẽ khơng thể tạo nên những sản phẩm mới nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Không những vậy so với công nghệ mới, cơng nghệ cũ địi hỏi chi phí cao hơn nhưng hiệu quả thấp hơn làm cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp giảm, hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp hoặc hiệu quả sử dụng vốn thấp.

d) Nhân tố khách hàng

Một cơng ty kinh doanh có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào khách hàng của họ. Thói quen và thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng buộc các công ty phải liên tục nghiên cứu phát triển sản phẩm có khẩu vị phù hợp, đổi mới mẫu mã bao bì, tìm kiếm kênh phân phối hiệu quả và đưa ra các chiến lược quảng cáo thích hợp. Mặt khác người mua có ưu thế cũng có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn, phải làm nhiều công việc dịch vụ hơn.

40

e)Nhân tố giá cả

Giá cả được biểu hiện rõ ở quan hệ cung cầu trên thị trường có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó thể hiện ở hai khía cạnh: thứ nhất là giá cả của các yếu tố xâm nhập vào công ty như giá nguyên vật liệu, tiền lương, nhân công ...; Thứ hai là đối với giá cả sản phẩm đầu ra, hàng hóa của doanh nghiệp trên thị trường nếu có biến động sẽ làm thay đổi sản lượng tiêu thụ và thu nhập. Đối với ngành sản xuất kinh doanh của công ty là thực phẩm rất cần các nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất các sản phẩm của công ty như là đường, tinh bột sắn, tinh bột mì và chất béo, các nguyên liệu này chiếm khoảng 60% cơ cấu giá vốn hàng bán. Mặt khác các nguyên vật liệu trên hầu hết đều được nhập khẩu vậy nên chịu ảnh hưởng rất nhiều của tỷ giá. Trong điều kiện sản xuất không đổi, nếu tỷ giá tăng lên cao sẽ làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

2.3.2. Nhóm các nhân tố chủ quan

a) Nhân tố con người

Con người hay nói chính xác hơn chính là những người quản lý và lực lượng lao động của cơng ty.

Vai trị của người quản lý được thể hiện ở khả năng lãnh đạo cũng như kết hợp một cách tối ưu các yếu tố của sản xuất để tạo ra lợi nhuận kinh doanh cao, giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.

Đối với lực lượng lao động Bibica luôn quan tâm và tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy được năng lực , đặc biệt đối với người lao động có kinh nghiệm, trình độ thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới có thể duy trì được sự tăng trưởng cao và bền vững. Bởi vậy, người lao động trong cơng ty ln được quan tâm và có chính sách phù hợp để xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài.

Như vậy muốn hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển cần có sự kết hợp giữa nhà quản lý và người lao động giúp hạn chế lãng phí nguyên vật liệu, bảo quản tốt tài sản, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nó là nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

41

b)Khả năng tài chính

Tài chính là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng hầu như đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Quy mô vốn đầu tư và khả năng huy động vốn quyết định quy mô các hoạt động của cơng ty trên thị trường. Nó ảnh hưởng đến việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh lớn, mang lại nhiều lợi nhuận cho cơng ty. Nó ảnh tới việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

c) Trình độ trang bị kỹ thuật

Việc trang bị máy móc kỹ thuật tiên tiến, hiện đại sẽ giúp cho sản phẩm của cơng ty có sức cạnh tranh cao là một trong những nhân tố tác động làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu Bibica đầu tư mà khơng có định hướng rõ ràng sẽ khiến hao phí vốn một cách vơ ích. Vì vậy, cơng ty phải nghiên cứu kỹ cũng như tính tốn kỹ các chi phí, nguồn tài trợ… để có quyết định đầu tư vào máy móc thiết bị mới một cách đúng đắn.

2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của cơng ty cổ phần Bibica giai đoạn 2019 -2021 -2021

2.4.1. Hiệu quả sử dụng tổng vốn

2.4.1.1. Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời

Bảng 2. 4. Khả năng sinh lời công ty cổ phần Bibica giai đoạn 2019 – 2021

(Đơn vị: %) Chỉ tiêu 2019 2020 2021 ROA 6,76 6,21 1,41 ROE 9,93 9,2 2,16 ROS 6,05 7,93 2,05 (Nguồn: Tác giả xử lý từ [1], [2], [3])

42

Một phần của tài liệu Tên đề tài phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần bibica (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)