Cơ cấu nguồn vốn CTCP Bibica giai đoạn 2019 – 2021

Một phần của tài liệu Tên đề tài phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần bibica (Trang 39 - 42)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ[1], [2], [3])

Nợ phải trả: năm 2019 đạt 566.571 triệu đồng tương ứng với tỉ trọng 36.08% trong tổng cộng nguồn vốn. Năm 2020 nợ phải trả giảm 119.190.838.124 đồng tương ứng với giảm 21,04% so với năm 2019. Sang đến năm 2021 nợ phải trả tăng 47,10% so với 2020. Nguyên nhân nợ phải trả tăng giảm không đều là do sự biến đổi của các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn:

 Nợ ngắn hạn:

Năm 2019 nợ ngắn hạn đạt 548.163 triệu đồng chiếm tỉ trọng cao nhất là 96,75% trong tổng nợ phải trả của công ty. Phải trả người bán ngắn hạn và người mua trả tiền trước ngắn hạn là 2 khoản mục chính trong cơ cấu nợ ngắn hạn của Bibica. Trong đó, phải trả ngắn hạn tăng hơn 70% trong năm 2019 so với 2018, chủ yếu để tài trợ cho hoạt động bán hàng, trong khi khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn xuất hiện trong năm 2019 đến từ khoản tiền Bibica thu trước của khách hàng khi bán tài sản tại nhà máy Bibica miền Bắc tại Hưng Yên.

0 100 200 300 400 500 600 700 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu 2019 2020 2021

33

Sang năm 2020 khoản này giảm 117.319 triệu đồng so với năm 2019 tương ứng với tỉ lệ 21,40%. Phải trả người bán ngắn hạn giảm gần 50% trong năm 2020 so với 2019 do Công ty tiến hành chi tiền cho các nhà thầu và chủ động hỗ trợ thanh toán sớm cho nhà cung cấp để giúp họ vượt qua khó khăn do đại dịch, và duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài. Trong khi khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn giảm gần 90% trong năm 2020 đến từ việc giảm khoản tiền Công ty thu trước của khách hàng khi bán tài sản tại nhà máy Bibica miền Bắc tại Hưng Yên trong năm ngoái do tiến hành ghi nhận doanh thu trong năm nay.

Năm 2021 nợ ngắn tăng thêm 20,75% chủ yếu đến từ hầu hết khoản mục, trừ vay tài chính ngắn hạn do cơng ty đã giảm vay ngắn hạn hơn 166 tỷ đồng trong năm 2021, góp phần tiết giảm chi phí lãi vay trong năm.

 Nợ dài hạn:

Nợ dài hạn là những khoản vay dài hạn của công ty. Nợ dài hạn năm 2019 đạt 18.407 triệu đồng, trong tổng nợ phải trả thì năm 2019 nợ dài hạn chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ cụ thể là 3,25%. Năm 2020 nợ dài hạn giảm 10,16% so với năm 2019. Năm 2021 số nợ dài hạn tăng 733,51% so với năm 2020 chủ yếu từ việc hợp nhất và đầu tư Công ty con.

Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2019 đạt 1.003.877 triệu đồng. Năm 2020 vốn chủ sở hữu tăng 9,15% so với năm 2019.Năm 2021 vốn chủ sở hữu giảm 114.258 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ 10,43%. Nguồn vốn chủ sở hữu giai đoạn 2019 - 2021 biến động chủ yếu do quỹ đầu đầu tư phát triển và khoản lợi nhuận chưa phân phối

34

2.2.3. Báo cáo kết quả kinh doanh

Bảng 2. 3. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Bibica giai đoạn 2019 - 2021

(Đơn vị: Triệu Đồng, %)

(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu từ [1], [2], [3])

CHỈ TIÊU Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Năm 2020

so với 2019 so với 2020 Năm 2021

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

1.503.561 1.218.556 1.091.174 (285.005) (18,96) (127.382) (10,45)

2. Giá vốn hàng bán 1.019.916 889.301 770.006 (130.615) (12,81) (119.295) (13,41)

3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

483.645 329.255 321.168 (154.390) (31,92) (8.087) (2,46)

4. Doanh thu hoạt động tài chính 19.815 24.488 13.012 4.673 23,59 (11.477) (46,87)

5. Chi phí tài chính 1.770 7.261 3.520 (5.491) 310,23 3.741 (51,52)

6. Chi phí bán hàng 321.269 237.326 237.233 (83.943) (26,13) (93) (0,03)

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 70.342 80.789 69.515 (10.448) (14,85) 11.274 (13,96)

8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 110.079 28.367 23.912 (81.712) (74,23) (4.454) (15,70)

9. Lợi nhuận khác 10.463 94.483 5.980 84.020 803,04 (88.502) (93,67)

10. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 120.542 122.849 29.892 2.307 1,91 (92.957) (75,67)

11. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

35

Một phần của tài liệu Tên đề tài phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần bibica (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)