Khả năng thanh toán CTCP Bibica giai đoạn 2019-2021

Một phần của tài liệu Tên đề tài phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần bibica (Trang 51)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ [1], [2], [3])

Qua hình 2.6 cho ta thấy một số thơng tin cụ thể như sau:  Hệ số thanh toán tổng qt

Theo kết quả phân tích trên ta có thể thấy khả năng thanh toán tổng quát của cơng ty có tăng giảm khơng đều. Năm 2019 là 2,77 và tăng lên 3,45 vào năm 2020. Năm 2021 giảm và thấp nhất trong giai đoạn này đạt 2.49 tức là cứ trung bình 1 đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng 2,49 đồng tài sản. Điều đó đồng nghĩa với việc tài sản của công ty đủ trả các khoản nợ.

Có thể thấy trong giai đoạn 2019 – 2021 do Bibica chủ yếu sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để tài trợ nên làm cho hệ số này có giá trị ≥ 2 nhằm đảm bảo khả năng thanh toán tổng quát khơng có nguy cơ phá sản.

 Hệ số thanh tốn hiện hành

Hệ số thanh tốn hiện hành phản ánh việc cơng ty có thể đáp ứng nghĩa vụ trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hay không. Tỷ số tăng giảm không đều năm 2019 là 1,54 lần và tăng lên 1,67 vào năm 2020 và đến năm 2021 giảm

2,77 1,54 1,32 3,45 1,67 1,37 2,49 1,11 0,95

Hệ số thanh toán tổng quát Hệ số thanh toán hiện hành Hệ số thanh toán nhanh

45

nhiều nhất trong giai đoạn này chỉ có 1,11 nguyên nhân lớn do sự đình trệ các hoạt động kinh doanh do Covid-19. Tỷ số này > 1 cho thấy khả năng thanh toán được đảm bảo.

 Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong điều kiện không bán hết hàng tồn kho. Năm 2019 là 1,32 lần, năm 2020 tăng nhẹ lên,.37 so với 2019. Giai đoạn từ năm 2019-2020 khả năng thanh toán nhanh đều vượt trên 1 cho thấy khả năng thanh tốn rất thuận lợi trong đó năm 2020 khả năng thanh toán tăng cao nhất với 1,37 cho thấy tiềm lực của doanh nghiệp có đủ khả năng thanh tốn mà khơng cần bán hàng tồn kho hay đi vay mượn thêm. Năm 2021 giảm mạnh nhất trong giai đoạn này giảm còn 0,95 lần chủ yếu do công ty thực hiện các dự án đầu tư trong năm. Năm 2021 cho thấy một năm đầy biến động khi khả năng thanh tốn nhanh bị gặp khó khăn, nguyên nhân giảm sút này là do tăng các khoản nợ ngắn hạn ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế suy thối và đại dịch tác động dẫn đến doanh nghiệp

Như vậy việc đánh giá nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán cho thấy khả năng thanh tốn của cơng ty có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức an toàn do vẫn kiểm sốt tốt các khoản nợ phải trả của mình mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh.

2.4.1.3. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả hoạt động

Bảng 2. 6. Hiệu quả hoạt động CTCP Bibica giai đoạn 2019 - 2021

(Đơn vị: Lần, ngày)

Chỉ tiêu 2019 2020 2021

Vòng quay tổng tài sản 1,06 0,78 0,69

Vòng quay khoản phải thu 11,53 7,01 5,37

Kì thu tiền bình qn 31,67 52,11 68,02

Vịng quay hàng tồn kho 9,39 7,34 7,27

Thời gian tồn kho bình quân 38,87 49,72 50,2

46 Qua việc phân tích số liệu ở bảng 2.6 ta thấy:

 Vòng quay tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận. Vòng quay tổng tài sản của Bibica từ 2019 - 2021 liên tục giảm. Năm 2019 là 1,06 lần. Năm 2020 giảm 0,28 vòng so với năm 2019. Vòng quay tổng tài sản năm 2021 chỉ đạt 0,69. Vòng quay tài sản ngày càng giảm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến là do đại dịch Covid - 19 ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất cũng như tâm lý người tiêu dùng, đồng thời những đợt giãn cách xã hội trên diện rộng tác động không hề nhỏ tới việc triển khai hệ thống bán hàng đồng thời các hoạt động kỷ niệm hay lễ hội cũng bị hạn chế khiến nhu cầu tặng quà suy giảm ảnh hưởng nặng nề tới doanh thu. Do đó doanh nghiệp cần tiến hành công cuộc điều chỉnh và củng cố tài sản nhằm tối ưu hóa khả năng hoạt động cho doanh nghiệp.

 Vòng quay khoản phải thu

Các khoản phải thu là một bộ phận vốn lưu động lưu lại trong giai đoạn thanh toán. Nếu rút ngắn quá trình này chẳng những tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động mà còn giảm bớt được rủi ro trong khâu thanh tốn. Vịng quay khoản phải thu giai đoạn 2019 - 2021 có xu hướng giảm. Năm 2019 là 11,53, năm 2020 là 7,01, năm 2021 là 5,37. Vòng quay khoản phải thu liên tục giảm chứng tỏ khả năng thu hồi tiền hàng, khả năng luân chuyển hàng hóa thấp, luân chuyển vốn chậm nên chi phí về vốn tăng lên làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút mạnh này là doanh thu về từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đều giảm dần qua các năm 2019-2021 cho ta thấy khả năng kinh doanh đang gặp khó khăn nhưng nếu doanh nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng thì khả năng phục hồi sau khó khăn rất sẽ dần được khắc phục.

 Kì thu tiền bình quân

Kì thu tiền bình quân của công ty tăng năm 2019 là 32 ngày, năm 2020 tăng lên là 52 ngày, tăng 20 ngày so với 2019, năm 2021 tăng 16 ngày so với 2020. Năm 2021 số ngày trong kỳ thu tiền bình quân cao nhất trong giai đoạn 2019 - 2021.

47  Vòng quay hàng tồn kho

Hàng tồn kho là tài sản dự trữ được sử dụng với mục đích đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mức độ hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại hình kinh doanh, thị trường đầu vào, đầu ra,..Vòng quay hàng tồn kho giảm 3 năm liên tục giảm: năm 2019 là 9,39 lần chỉ lần tiêu lớn nhất chứng tỏ tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho rất nhanh, số ngày hàng lưu trong kho càng giảm và hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao. Năm 2020 giảm còn 7,34 chủ yếu do sự giảm sút 12,81% của giá vốn hàng bán và giá trị hàng tồn kho tăng 8,73%. Năm 2021 cho thấy sự giảm sút tiếp tục của vòng quay hàng tồn kho giảm nhẹ từ 7,34 năm 2020 xuống 7,27 năm 2021 thể hiện sự tồn đọng của hàng tồn kho do giảm sút của giá vốn hàng bán. Ta thấy rằng số vòng quay hàng tồn kho qua ba năm có xu hướng giảm số vòng xuống điều này thể hiện hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty là không cao, đồng vốn của công ty bị đọng lại đồng thời phát sinh thêm một số chi phí như: chi phí bảo quản nguyên vật liệu, thành phẩm hay chi phí lưu kho. Cơng ty cần có những biện pháp để hàng hóa và ngun vật liệu khơng tồn kho q lâu.

 Thời gian tồn kho bình quân

Thời gian tồn kho bình quân giai đoạn này liên tục tăng năm 2019 là 39 ngày và tăng 11 ngày vào năm 2020 và đạt 50 ngày vào 2021. Thời gian tồn kho bình qn vẫn cịn khá cao.

2.4.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị TSCĐ và những tài sản dài hạn khác hiện có của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định. Vốn cố định của doanh nghiệp là một trong những yếu tố đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Không một công ty nào hoạt động mà thiếu vốn cố định. Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn cố định, ta tiến hành đánh giá qua các chỉ tiêu sử dụng vốn cố định và tài sản cố định của doanh nghiệp.

48

Bảng 2. 7. Hiệu quả sử dụng vốn cố định CTCP Bibica giai đoạn 2019 - 2021

(Đơn vị: Lần)

Chỉ tiêu 2019 2020 2021

Vòng quay vốn cố định 2,43 1,57 1,16

Vòng quay tài sản cố định 7,28 3,65 2,02

Tỉ suất lợi nhuận vốn cố định 0,15 0,12 0,02

Hàm lượng vốn cố định 0,41 0,63 0,86

Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ 5,29 2,31 1,62

(Nguồn: Tác giả xử lý từ [1], [2], [3])

Qua việc phân tích số liệu ở bảng 2.7 ta có thể thấy rõ hiệu quả sử dụng vốn cố định của CTCP Bibica như sau:

 Vòng quay vốn cố định

Vòng quay vốn cố định giai đoạn 2019 - 2021 có xu hướng giảm. Năm 2019, 1 đồng vốn cố định hàng năm bình quân tạo ra 2,43 đồng doanh thu, năm 2020 1 đồng vốn cố định tạo ra được 1,57 đồng doanh thu, còn năm 2021 tạo ra được 1,16 đồng doanh thu. Vòng quay vốn cố định liên tục giảm do sự tăng cao của nguồn vốn cố định trong khi đó doanh thu thuần lại có xu hướng giảm.

 Vịng quay tài sản cố định

Vòng quay tài sản cố định giai đoạn 2019 - 2021 liên tục giảm. Năm 2019 là 7,28 lần, năm 2020 giảm còn 3,65 lần và năm 2021 chỉ còn 2,02 lần. Vòng quay tài sản cố định giảm do gia tăng của tài sản cố định. Năm 2020 giá trị tài sản cố định tăng lên 2,5 lần Công ty tiến hành chi trả cho các nhà thầu sau q trình nghiệm thu hồn thiện nhà dự án Nhà máy mới tại Long An dẫn tới. Năm 2021 công ty đã hợp nhất kinh doanh dưới sự kiểm sốt chung cơng ty con(Cơng ty TNHH chế biến thực phẩm Pan) và nâng cấp, đầu tư thêm dây chuyển bánh kẹo, dẫn đến tăng các khoản mục tài sản cố định.

49  Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định có xu hướng giảm và đạt lần lượt vào năm 2019 và 2020 là 0,15; 0,12. Năm 2021 chỉ tiêu này có xu hướng giảm mạnh nhất và giảm 83% so với năm 2020. Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định giảm do tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận vẫn thấp hơn do với tốc độ tăng của vốn cố định.

 Hàm lượng vốn cố định

Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định có xu hướng tăng qua các năm. Trong năm 2019 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0,41 đồng vốn cố định, năm 2020 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0,63 đồng vốn cố định và năm 2021 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0,86 đồng vốn cố định. Tỷ suất này liên tục tăng cho thấy trong giai đoạn này vốn cố đinh tăng nhanh hơn các khoản doanh thu.

 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ

Tỷ suất này sẽ cung cấp dịng thơng tin cho biết số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dùng để trang bị TSCĐ và đầu tư dài hạn là bao nhiêu. Năm 2019 đạt 5,29, sang đến năm 2020 giảm còn 2,31 tương ứng với tỉ lệ giảm 56,33% so với cùng kỳ năm 2019. Năm 2021 tỷ suất tự tài trợ TSCĐ tiếp tục giảm còn 1,62. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ giai đoạn này tăng giảm không đồng đều nhưng đều > 1 chứng tỏ khả năng tài chính của cơng ty vẫn vững vàng, lành mạnh.

Qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định ta có thể thấy trong giai đoạn này Bibica vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào dây chuyền sản xuất nhằm tạo ra được nguồn doanh thu thuần lớn. Tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 tới hoạt động sản xuất cũng như tâm lý người tiêu dùng dẫn tới sức mua giảm khiến cho tăng trưởng của lợi nhuận vẫn thấp hơn do với tốc độ tăng của vốn cố định.

2.4.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vốn lưu động của doanh nghiệp được hiểu là số tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm tài sản ngắn hạn nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên và liên tục. Vốn lưu động là thước đo phổ biến cho hiệu quả, tính thanh khoản thể hiện sức khỏe tổng thể của

50

một cơng ty. Để hồn tồn có thể nhìn nhận đúng mực nhất về hiệu suất cao của việc sử dụng nguồn vốn lưu động, ta phân tích qua một số chỉ tiêu sau đây:

Bảng 2. 8. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động CTCP Bibica giai đoạn 2019 - 2021

(Đơn vị: Lần,%)

Chỉ tiêu 2019 2020 2021

Vòng quay vốn lưu động 1,89 1,56 1,68

Suất hao phí vốn lưu động 0,53 0,64 0,59

Tỷ suất sinh lời vốn lưu động 12,03 12,39 3,46

(Nguồn: Tác giả xử lý từ [1], [2], [3])

Hình 2. 6. Hiệu quả sử dụng VLĐ công ty cổ phần Bibica giai đoạn 2019 – 2021

Qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của CTCP Bibica từ bảng 2.8 ta thấy:

 Vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động tăng giảm không đều giai đoạn 2019 - 2021. Năm 2019 đạt 1,89, năm 2020 giảm còn 1,56 và tăng nhẹ lên 1,68 vào năm 2021. Vòng

0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% 14,00% 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1,6 1,8 2 2019 2020 2021 Vịng quay VLĐ Suất hao phí VLĐ Tỷ suất sinh lời VLĐ

51

quay vốn lưu động chịu ảnh hưởng lớn của lợi nhuận. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, môi trường kinh doanh biến động mạnh mẽ cùng với sự gia tăng của chi phí nguyên vật liệu đã tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Suất hao phí vốn lưu động

Suất hao phí vốn lưu động năm 2019 đạt 0,53 và tăng lên 0,64 vào năm 2020. Năm 2021 giảm nhẹ 0,05 so với năm 2020. Chỉ tiêu này cho thấy để tạo ra một đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty cần có bao nhiêu đồng vốn lưu động. Qua việc đánh giá suất hao phí vốn lưu động ta thấy cơng ty đã có hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn.

 Tỷ suất sinh lời vốn lưu động

Tỉ suất sinh lời vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động tốt nhất đối với doanh nghiệp. Năm 2019 đạt 12,03% và sang đến năm 2020 tăng nhẹ lên 12,39% tương ứng với tỷ lệ tăng 0,36%. Năm 2021 tỉ suất sinh lời vốn lưu động giảm chỉ còn 3.46%. Việc tỷ suất sinh lời vốn lưu động năm 2021 giảm là do khoản sụt giảm của lợi nhuận sau thuế vì các khoản chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều âm cũng như ảnh hưởng bất khả kháng của dịnh bệnh tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhìn chung ta có thể thấy trong giai đoạn 2019 - 2021 do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh dẫn tới việc sử dụng vốn lưu động của công ty chưa mang lại hiệu quả kinh doanh, vốn bị sử dụng lãng phí, ứ đọng. Nguyên nhân chủ yếu do công tác quản lý thu hồi các khoản phải thu chưa cao. Cơng ty cần tích cực giải quyết nợ khó địi, có những chính sách bán trả chậm phù hợp cho từng đối tượng khách hàng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của CTCP Bibica giai đoạn 2019 - 2021

2.5.1. Ưu điểm

Thứ nhất, tình hình hoạt động sản xuất của cơng ty khả quan và an tồn

Qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn của CTCP Bibica ta có thể thấy rằng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty khá khả quan, lợi nhuận sau thuế luôn dương qua các năm. Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng cơng ty vẫn làm chủ được tình hình tài chính của mình. Điều này cũng cho thấy để

52

có thể ứng phó với các tác động của dịch bệnh, công ty đã chủ động sử dụng nhiều giải pháp linh hoạt, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, cơng ty có lượng tiền mặt dồi dào

Tiền và tương đương tiền ln duy trì ở mức khá cao cùng với việc ln áp dụng những chính sách đúng đắn trong việc quản lý tài sản giúp cho công ty ln đảm bảo có đủ khả năng trả các khoản nợ khi đến hạn.

Thứ ba, công tác quản lý và sử dụng vốn khá tốt và ổn định

+ Tổng nguồn vốn của Bibica chiếm phần lớn là nguồn vốn chủ sở hữu giúp cơng ty có đủ khả năng khi muốn đầu tư thêm vào dây chuyền sản xuất phục vụ cho

Một phần của tài liệu Tên đề tài phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần bibica (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)