Hiệu quả sử dụng vốn lưu động CTCP Bibica giai đoạn 2019-2021

Một phần của tài liệu Tên đề tài phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần bibica (Trang 57 - 78)

(Đơn vị: Lần,%)

Chỉ tiêu 2019 2020 2021

Vòng quay vốn lưu động 1,89 1,56 1,68

Suất hao phí vốn lưu động 0,53 0,64 0,59

Tỷ suất sinh lời vốn lưu động 12,03 12,39 3,46

(Nguồn: Tác giả xử lý từ [1], [2], [3])

Hình 2. 6. Hiệu quả sử dụng VLĐ công ty cổ phần Bibica giai đoạn 2019 – 2021

Qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của CTCP Bibica từ bảng 2.8 ta thấy:

 Vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động tăng giảm không đều giai đoạn 2019 - 2021. Năm 2019 đạt 1,89, năm 2020 giảm còn 1,56 và tăng nhẹ lên 1,68 vào năm 2021. Vòng

0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% 14,00% 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1,6 1,8 2 2019 2020 2021 Vịng quay VLĐ Suất hao phí VLĐ Tỷ suất sinh lời VLĐ

51

quay vốn lưu động chịu ảnh hưởng lớn của lợi nhuận. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, môi trường kinh doanh biến động mạnh mẽ cùng với sự gia tăng của chi phí nguyên vật liệu đã tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Suất hao phí vốn lưu động

Suất hao phí vốn lưu động năm 2019 đạt 0,53 và tăng lên 0,64 vào năm 2020. Năm 2021 giảm nhẹ 0,05 so với năm 2020. Chỉ tiêu này cho thấy để tạo ra một đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty cần có bao nhiêu đồng vốn lưu động. Qua việc đánh giá suất hao phí vốn lưu động ta thấy cơng ty đã có hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn.

 Tỷ suất sinh lời vốn lưu động

Tỉ suất sinh lời vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động tốt nhất đối với doanh nghiệp. Năm 2019 đạt 12,03% và sang đến năm 2020 tăng nhẹ lên 12,39% tương ứng với tỷ lệ tăng 0,36%. Năm 2021 tỉ suất sinh lời vốn lưu động giảm chỉ còn 3.46%. Việc tỷ suất sinh lời vốn lưu động năm 2021 giảm là do khoản sụt giảm của lợi nhuận sau thuế vì các khoản chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều âm cũng như ảnh hưởng bất khả kháng của dịnh bệnh tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhìn chung ta có thể thấy trong giai đoạn 2019 - 2021 do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh dẫn tới việc sử dụng vốn lưu động của công ty chưa mang lại hiệu quả kinh doanh, vốn bị sử dụng lãng phí, ứ đọng. Nguyên nhân chủ yếu do công tác quản lý thu hồi các khoản phải thu chưa cao. Công ty cần tích cực giải quyết nợ khó địi, có những chính sách bán trả chậm phù hợp cho từng đối tượng khách hàng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của CTCP Bibica giai đoạn 2019 - 2021

2.5.1. Ưu điểm

Thứ nhất, tình hình hoạt động sản xuất của cơng ty khả quan và an tồn

Qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn của CTCP Bibica ta có thể thấy rằng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá khả quan, lợi nhuận sau thuế luôn dương qua các năm. Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng cơng ty vẫn làm chủ được tình hình tài chính của mình. Điều này cũng cho thấy để

52

có thể ứng phó với các tác động của dịch bệnh, cơng ty đã chủ động sử dụng nhiều giải pháp linh hoạt, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, cơng ty có lượng tiền mặt dồi dào

Tiền và tương đương tiền ln duy trì ở mức khá cao cùng với việc ln áp dụng những chính sách đúng đắn trong việc quản lý tài sản giúp cho cơng ty ln đảm bảo có đủ khả năng trả các khoản nợ khi đến hạn.

Thứ ba, công tác quản lý và sử dụng vốn khá tốt và ổn định

+ Tổng nguồn vốn của Bibica chiếm phần lớn là nguồn vốn chủ sở hữu giúp cơng ty có đủ khả năng khi muốn đầu tư thêm vào dây chuyền sản xuất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Tỷ lệ vay nợ an tồn: cơng ty vẫn giữ tỉ lệ cơ cấu nợ vay ở mức thấp trong đó nợ vay tài chính chỉ ở mức 2% trên tổng tài sản, việc này đem lại lợi thế lớn cho công ty trong việc tăng nguồn vốn đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh khi cần thiết.

Thứ tư, nhóm hệ số khả năng thanh tốn vẫn an toàn

Qua việc phân tích cho thấy nhóm hệ số khả năng thanh tốn có xu hướng giảm do công thực hiện các dự án đầu tư trong năm. Tuy nhiên, hệ số thanh tốn của cơng ty ln giữ ở mức quanh 1 cho thấy công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán.

Thứ sáu, tài sản cố định được đầu tư hợp lý

Tài sản cố định năm giai đoạn 2019 – 2021 có xu hướng tăng. Năm 2020 tài sản cố định tăng do là Công ty tiến hành chi trả cho các nhà thầu sau q trình nghiệm thu hồn thiện nhà dự án Nhà máy mới tại Long An dẫn tới tăng giá trị tài sản cố định lên 2,5 lần. Năm 2021 tăng lên là 607.032 triệu đồng do công ty đã cơ cấu lại cấu trúc công ty con và nâng cấp, đầu tư thêm dây chuyển bánh kẹo, dẫn đến tăng các khoản mục tài sản cố định. Mặc dù công ty tiến hành đầu tư vào tài sản cố định và xây dựng cơ sở hạ tầng khá nhiều, thế nhưng với sự nỗ lực của mình, cơng ty vẫn đảm bảo được cân bằng tài chính, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

53

Đội ngũ nhân sự chủ chốt điều hành hoạt động của công ty gồm những người lâu năm gắn bó với Cơng ty, giàu kinh nghiệm và am hiểu về thị trường bánh kẹo.

2.5.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm thì việc sử dụng vốn của cơng ty cũng cịn tồn tại những hạn chế sau:

Một là, doanh thu có xu hướng giảm

Doanh thu thuần giai đoạn 2019 - 2021 có xu hướng nguyên nhân là do Bibica đã chạy hết công suất các nhà máy hiện hữu, nên lợi nhuận khơng có sự tăng trưởng mạnh, trong khi quy mô tài sản và quy mô vốn chủ sở hữu tăng.

Hai là, các khoản chi phí cịn cao

+ Giai đoạn 2019 – 2021 chi phí tài chính bao gồm các chi phí lãi vay, chi phí chiết khấu cho khách hàng. Các khoản chi phí cịn cao dẫn tới ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Cơng tác quản lý chi phí của cơng ty chưa tốt, tốc độ tăng của chi phí đang cịn cao hơn doanh thu khiến lợi nhuận giảm.

+ Chi phí bán hàng mặc dù giảm nhưng luôn ở mức cao do công ty đẩy mạnh các hoạt động bán hàng như quảng cáo, trưng bày, thưởng doanh số để đẩy mạnh hoạt động bán hàng cho các sản phẩm hiện hữu cũng như đẩy mạnh chương trình marketing cho các sản phẩm mới trong bối cảnh thị trường bánh kẹo nội địa đang cạnh tranh gay gắt nhưng chưa thực sự đem lại hiệu quả cao.

Thứ ba, nhóm khả năng sinh lời có xu hướng giảm

Khả năng sinh lời ROA, ROE, ROS có giảm qua các năm do cơng ty hi sinh lợi nhuận để đồng hành cùng kênh phân phối và nỗ lực hỗ trợ hoạt động bán hàng trong bối cảnh dịch bệnh khiến cho lợi nhuận sau thuế và biên lợi nhuận sụt giảm.

Thứ tư, vốn lưu động chưa được đầu tư và sử dụng hợp lý

Vốn lưu động của công ty giảm cho thấy công ty chưa sử dụng đồng vốn có hiệu quả để đem lại doanh thu như mong muốn. Các khoản phải thu và hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao tài sản ngắn hạn, do đó đã làm giảm tốc độ luân chuyển vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung. Bên cạnh đó việc sử dụng vốn lưu động của cơng ty cịn nhiều hạn chế; việc quản lý

54

hàng tồn kho còn tồn tại những bất hợp lý và chưa hiệu quả dẫn đến kỳ luân chuyển vốn lưu động dài, vòng quay vốn lưu động thấp làm cho vốn bị ứ đọng.

Thứ năm, vốn cố định chưa đem lại hiệu quả

Vốn cố định của công ty tăng cao đặc biệt là sự biến động của tài sản cố định do công ty tiến hành đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị đồng thời năm 2021 công ty đã cơ cấu lại bộ máy công ty khi sát nhập thêm công ty con. Mặc dù vậy nguồn vốn cố định tuy được quản lý và sử dụng hợp lý nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả cao, tỷ suất sinh lời của vốn cố định còn thấp do vốn cố định tăng quá cao trong khi doanh thu thuần lại chịu ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến giảm sút.

Thứ sáu, nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu

Nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất các sản phẩm của Công ty chủ yếu là đường, tinh bột sắn, tinh bột mì và chất béo, các nguyên liệu này chiếm khoảng 60% cơ cấu giá vốn hàng bán của Cơng ty, chính vì vậy biến động về giá của nhóm nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của Bibica. Nguyên liệu đầu vào gia tăng liên tục, nhưng không thể gia tăng giá bán tương ứng.

Thứ bảy, hoạt động Marketing chưa đem lại hiệu quả cao

Đối với thị trường nội địa, các sản phẩm của Công ty chưa được đẩy mạnh tại kênh bán hàng online và doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B).

Tại thị trường xuất khẩu, các sản phẩm của Công ty chưa được đẩy mạnh thông qua kênh bán hàng xuất khẩu để đưa thương hiệu được biết tới nhiều hơn trên thị trường thế giới.

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

 Nguyên nhân khách quan

+ Những năm vừa qua nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid – 19 kèm theo đó là những biến chủng mới khiến cho việc tiếp cận thị trường trở nên khó khăn đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và đối với CTCP Bibica nói riêng: do Nhà Nước ban hành các biện pháp giãn cách xã hội trên cả nước nên các doanh nghiệp buộc phải thực hiện các quy định dãn cách an toàn tại doanh nghiệp theo chỉ thị của Nhà Nước.

55

+ Với sự gia nhập của các đối thủ quốc tế và nội địa, thị trường bánh kẹo ngày càng cạnh tranh hơn, đặc biệt là sự thâm nhập của các sản phẩm ngoại trong những năm qua. Ngoài ra, với sự phát triển của các chuỗi cửa hàng bánh tươi và sản phẩm bánh handmade ở trong nước cũng đã tạo nên sức ép lên hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty khi người tiêu dùng khi hiện nay, khi mà người tiêu dùng có xu hướng sử dụng những sản phẩm bánh, kẹo tươi, ngon và khơng có chất bảo quản. Chính lý do này đã góp phần tạo ra sự thay đổi thói quen và thị hiếu của người tiêu dùng nhanh chóng, đã tạo nên sức ép cho các công ty phải liên tục sáng tạo và phát triển những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng: đa dạng về mùi vị, tươi ngon…, hợp sở thích của khách hàng đối với mỗi dịng sản phẩm của công ty.

+ Sau khi các nước đã kiểm soát được dịch Covid - 19 và ảnh hưởng mối quan hệ giữa Nga-Ukraine cũng đã tạo ra nhiều khó khăn cho xuất khẩu tại tất cả các nước do mỗi nước đã đưa ra nhiều quy định, rào cản thương mại và các tiêu chuẩn hóa lý đối với hàng thực phẩm. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ trong việc đẩy mạnh xuất khẩu của công ty đối với các thị trường quốc tế quan trọng như Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc,... gây sức ép đối với kênh xuất khẩu của Bibica.

+ Không chỉ vậy nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất các sản phẩm của Công ty chủ yếu là đường, tinh bột sắn, tinh bột mì và chất béo, các nguyên liệu này chiếm khoảng 60% cơ cấu giá vốn hàng bán của Cơng ty, chính vì vậy biến động về giá của nhóm nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của Bibica.

 Nguyên nhân chủ quan

+ Giai đoạn 2019 - 2021, nguồn vốn chủ sở hữu cao và đang có chiều hướng tăng lên, mặc dù Bibibca làm tăng được tính tự chủ về nguồn tài trợ tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều nguồn vốn chủ sở hữu sẽ làm giảm sức mạnh của công ty, giảm sức cạnh tranh, làm tăng rủi ro cho nhà đầu tư và khơng khai thác được lợi ích của địn bẩy tài chính và lợi ích từ lá chắn thuế.

+ Sự thiếu hụt lực lượng lao động và sự sụt giảm sản xuất khi cả 3 nhà máy trọng điểm của công ty đều nằm tại nơi chịu ảnh hưởng của dịch bệnh từ rất sớm.

56

+ Cơng tác quản lý chi phí vẫn chưa được chú trọng dẫn tới làm ảnh hưởng tới doanh thu của cơng ty.

+ Hàng tồn kho cịn dự trữ quá nhiều nhưng công ty lại kinh doanh bánh kẹo nếu dự trữ quá nhiều mà không bán hết sẽ bị quá hạn sử dụng và phải bỏ đi vừa khơng bán được vừa gây lãng phí.

+ Cơng ty đã có những chính sách hỗ trợ khách hàng trong việc thanh toán chậm do ảnh hưởng của dịch bệnh điều này làm khoản phải thu tăng lên. Tuy nhiên nếu công ty không quản lý tốt mà để khách hàng chiếm dụng sẽ khiến khả năng thanh tốn của cơng ty cũng bị ảnh hưởng.

57

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA

3.1. Bối cảnh, định hướng phát triển trong giai đoạn tới của CTCP Bibica

3.1.1. Bối cảnh kinh doanh trong thời gian tới

Năm 2021, mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, nghiêm trọng dẫn tới kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nhờ việc chính phủ đẩy nhanh tiến trình bao phủ vaccine và việc linh hoạt điều chỉnh chiến lược chống dịch, tăng trưởng GDP quý 4/2021 phục hồi tốt 5,22% so với cùng kỳ, hỗ trợ tăng trưởng GDP kinh tế cả năm duy trì đà tăng trưởng dương, khi GDP đạt 2,58% và lạm phát bình qn được kiểm sốt ở mức 1,84%, thấp nhất trong 6 năm qua. Mặc dù bị ảnh hưởng từ dịch Covid 19 khiến hoạt động mua sắm tiêu dùng bị ảnh hưởng đáng kể trong 9/12 tháng năm 2021, tuy nhiên nhờ việc phó bao phủ vaccine khắp cả nước và ứng phó linh hoạt với dịch hiệu quả hơn đã tạo điều kiện cho thị trường cuối năm 2021 phục hồi tốt trở lại.[6]

Năm 2022 sẽ là năm tiếp tục khó khăn của các Doanh nghiệp nói chung và Bibica nói riêng. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài, liên tục xuất hiện các biến chủng mới, làm cho việc nhiễm Covid-19 có khả năng lây lan nhanh chóng, sẽ ảnh hưởng đến phần lớn người dân phải cách ly… Người tiêu dùng và cửa hàng bán lẻ đều ưu tiên lựa chọn các mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống và hạn chế tiêu dùng hoặc cắt giảm các mặt hàng khác trong đó có bánh kẹo. Dịch bệnh nếu kéo dài sẽ gây ra sản xuất bị đình đốn, người lao động bị mất việc làm, kinh tế bị suy thoái sẽ ảnh hưởng lâu dài tới tất cả các ngành kinh tế. Để ngăn chặn dịch bệnh một số nước vẫn thực hiện đóng biên, phong tỏa đất nước sẽ làm cho nguồn cung cấp vật tư đầu vào của cơng ty có nguy cơ bị thiếu hụt nếu không dự báo và dự trữ kịp thời cũng sẽ ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty trong năm 2022.

Hiện Bibica vẫn đã và đang là doanh nghiệp được đánh giá cao trong ngành. Với 4 Cơng ty ở Bình Dương, Hà Nội, Long An, mỗi năm Bibica cung cấp 20.000 tấn bánh kẹo ra thị trường thông qua 160 nhà phân phối, tới 145.000 điểm bán và đi 16 thị trường xuất khẩu. Bibica đặt mục tiêu chiếm 15% thị phần với doanh thu 4.000 tỷ đồng vào năm 2024, đứng số 1 ngành bánh kẹo Việt Nam vào năm 2025.

Một phần của tài liệu Tên đề tài phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần bibica (Trang 57 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)