CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.6. Kết quả thực nghiê ̣m
3.6.1. Đánh giá định tính
+ Ở lớp thực nghiệm:
3.6.1.1. Đánh giá tính tích cực của HS
Qua phân tích diễn biến của giờ học, tính tích cực của HS đã được thể hiện, cụ thể:
- Ở các nhóm, HS học tập với thái độ vui vẻ, hứng thú đồng thời nghiêm túc. Các nhóm chăm chú làm việc, hoạt động say sưa, thảo luận sơi nổi.
Hình 3.1. Các nhóm HS đang làm việc với PHT. với PHT.
Hình 3.2. Nhóm học sinh đang hoàn thành nội dung PHT vào bảng phụ nội dung PHT vào bảng phụ
- Mọi HS đều tham gia các hoạt động: trao đổi, đưa ra các ý kiến riêng và phản hồi các ý kiến của bạn. Khơng có HS ngồi chơi hoặc không tham gia các hoạt động học tập.
- Các hoạt động diễn ra nhộn nhịp và thoải mái. HS hứng thú với phong cách học tập khám phá vì được tự mình làm và quan sát kết quả thí nghiệm.
- HS bất ngờ và thú vị với kết quả quan sát được.
3.6.1.2. Đánh giá tính tự lực của HS
Tổ chức dạy học khám phá kết hợp với việc sử dụng PHT đã phát huy rất cao tính tự lực của HS, qua quan sát, chúng tôi thấy:
- Sau khi GV thông báo các nội qui và nội dung học tập, các nhóm hoạt động mà khơng cần sự hướng dẫn tỉ mỉ của GV, điều này rất khác với các giờ trước đây, thường HS ít chủ động mà địi hỏi nhiều ở sự hướng dẫn của GV.
- Theo kết quả tự đánh giá của HS ở cuối mỗi PHT thì các em đều cho rằng mình hồn thành nhiệm vụ ở các hoạt động với mức độ khá, giỏi.
3.6.1.3. Đánh giá tính sáng tạo của HS
Tính sáng tạo của HS được thể hiện :
HS thường xuyên được trao đổi, thảo luận trong nhóm, báo cáo công việc nên HS đã biết cách sử dụng ngôn ngữ sinh học để mơ tả, giải thích hiện tượng. Do đó, HS được rèn luyện khả năng tư duy và khả năng giao tiếp ứng xử.
Từ kết quả thu được ở mỗi giờ học, chúng tôi thấy rằng tổ chức dạy học theo phương pháp khám phá, HS tiến bộ nhanh; đã tạo được hứng thú và phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo trong nhận thức của HS và đáp ứng được mục đích nghiên cứu của đề tài.