Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu đại học QUỐC GIA hà nội (Trang 40)

TT Phƣơng pháp Tỉ lệ % Thƣờng xuyên Ít Không Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 PP thuyết trình 12 75,00 4 25,00 0 0,00 2 PP đàm thoại 9 56,25 7 43,75 0 0,00 3 PP trực quan 6 37,50 10 62,50 0 0,00 4 PP sử dụng bài tập 7 43,75 9 56,25 0 0,00 5 PP nghiên cứu 2 12,50 6 37,50 8 50,00 6 PP dạy học nêu vấn đề 2 12,50 8 50,00 6 37,50 7 PP dạy học khám phá 1 6,25 6 37,50 9 56,25 8 PP dạy học theo dự án 0 0,00 3 18,75 13 81,25

+ Qua bảng trên cho thấy vẫn cịn khơng ít các giáo viên thường xuyên sử dụng PP dạy học truyền thống, bởi họ cho rằng kiến thức trìu tượng, thái độ học tập bộ môn ở nhiều học sinh chưa tốt, bài dài, thời gian lên lớp có hạn. Vì vậy để học kịp theo phân phối chương trình, GV vẫn giữ vai trị là người truyền đạt kiến thức,

nhiều hạn chế. Bên cạnh đó cũng có những GV đã có ý thức sử dụng các PP tích cực như trực quan, dạy học nêu vấn đề, dạy học theo nhóm… nhưng chưa thường xuyên, chủ yếu tập trung vào các giờ thao giảng, dự giờ. Số giáo viên sử dụng thường xuyên những phương pháp này chưa nhiều.

+ Qua việc trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra còn thấy đa số GV ít vận dụng dạy học khám phá, chưa có hệ thống logic câu hỏi để dẫn dắt HS tư duy khám phá ra bản chất của từng q trình hố học, phần lớn GV thường đặt những câu hỏi rời rạc mà câu trả lời chủ yếu là sự liệt kê của SGK chứ ít có sự suy luận, phán đoán. 100% GV thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học của HS theo quy định. Có 40% GV sử dụng thêm đánh giá q trình thơng qua kiểm tra vở ghi bài, vở bài tập của HS. Đặc biệt chỉ có 5 % GV cho HS tham gia tự đánh giá và đánh giá HS khác.

1.3.5. Nguyên nhân của thực trạng

Về phía giáo viên

Phương pháp giảng dạy: Do ảnh hưởng của lối dạy truyền thống nên không thể trong thời gian ngắn mà có thể thay đổi cahcs nghĩ, cách làm của giáo viên.

Phương pháp dạy chủ yếu vẫn là Thầy đọc, trị chép, thuyết trình giảng giải xen kẽ vấn đáp, tái hiện, biểu diễn trực quan minh họa.

Có cả những giáo viên vận dụng phương pháp tích cực nhưng chủ yếu là trong giờ thao giảng, các tiết dạy thi giáo viên giỏi.

Trong mỗi tiết dạy chỉ tập trung để truyền tải hết kiến thức sách giáo khoa mà không giúp học sinh biết cách sâu chuỗi các kiến thức để khắc sâu nội dung bài học, không khơi dậy tiềm năng sáng tạo, phát huy tính tích cực nhận thức của người học. Số lượng giáo viên dạy học theo phương pháp tích cực ít,mặc dù phần lớn xác định được rằng các phương pháp này thực sự lôi cuốn học sinh, giúp học sinh chủ động nắm vững kiến thức. Đa số giáo viên cho rằng năng lực nhận thức của học sinh cịn thấp và khơng đồng đều nên vận dụng phương pháp dạy học tích cực chỉ thích hợp với học sinh khá giỏi, ở các trường chuyên, các lớp chọn.

Bên cạnh đó, cịn có thể kể đến một bộ phận giáo viên chưa tâm huyết với nghề, ý thức tích cực cải tiến PPDH cịn mờ nhạt, khơng kích thích được tính tích cực và hứng thú của học sinh nên chất lượng dạy học không được cải thiện.

Về phía học sinh:

Đa số học sinh vẫn coi môn Sinh học là môn phụ. Do vậy học sinh thiếu sự đầu tư thời gian và công sức vào học mà chỉ mang tính chất đối phó với các giờ kiểm tra của giáo viên. Hầu hết học sinh chưa đổi mới cách học chỉ quen với cách học thuộc lòng nội dung cơ bản ghi chép được ở trên lớp và chưa chú ý đến việc phân tích,chứng minh và tìm hiểu bản chất của nội dung đó.

Học sinh chưa xác định được đúng động cơ, thái độ học tập, chưa ham thích học tập bộ mơn nên thụ động trong việc tiếp thu kiến thức mới.

Trong quá trình học,học sinh cịn thụ động chưa tích cực chủ động sáng tạo lĩnh hội tri thức mới, thậm chí nhiều học sinh khơng có SGK, sách tham khảo.

Về phía chương trình mơn học

Nghiên cứu sự sống là nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và chức năng của mỗi cấp tổ chức sống. Nội dung Sinh học 11 tập trung nghiên cứu bốn loại hoạt động sống cơ bản như trao đổi chất và năng lượng ( Cịn gọi là Chuyển hóa vật chất và năng lượng), cảm ứng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản.

Chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng có khối lượng kiến thức khó và phức tạp, nội dung phong phú, hình ảnh sinh động. Trong khi vốn kiến thức sẵn của giáo viên chưa kịp đáp ứng với việc dạy học theo chương trình mới.

Tồn bộ chương trình Sinh học THPT được sắp xếp theo cấu trúc hệ thống, Sinh học 11 chủ yếu nghiên cứu các hoạt động sống của cơ thể, mỗi hoạt động các kiến thực lại có mối liên hệ mật thiết, sâu chuỗi với nhau.

Qua kết quả điều tra và những phân tích trên về thực trạng và nguyên nhân của tình hình dạy và học sinh học nói chung và chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng”,nói riêng là cơ sở khẳng định việc đưa các PPDH hiện đại, đặc biệt là HDKP vào trong các khâu của q trình dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng là cần thiết.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Chương 1, trình bày một số vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn; bản chất và những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực; bản chất và các đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học khám phá. Các luận điểm này sẽ là cơ sở để thiết kế các nhiệm vụ học tập tương ứng cho hệ thống các hoạt động học tập trong giờ học sinh học qua các bài học cụ thể ở chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng, - Sinh học 11, cũng như đánh giá kết quả học tập của HS.

Để đạt hiệu quả dạy học, GV phải biết sử dụng phối kết hợp nhiều PPDH, phát huy tối đa các phương tiện dạy học. Người GV căn cứ vào điều kiện cụ thể, đặc điểm HS để lựa chọn PPDH thích hợp sao cho có thể phát triển được hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của HS. Có thể nói phương pháp dạy học khám phá có tiềm năng phát triển năng lực tư duy cho học sinh, có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay. Đối với môn Sinh học, việc áp dụng phương pháp tổ chức dạy học theo phương pháp khám phá vào dạy học là vấn đề cần được triển khai và có tính khả thi.

Tất cả những điều đó sẽ được chúng tơi vận dụng một cách triệt để để thiết kế việc tổ chức dạy học theo phương pháp khám phá một số nội dung kiến thức chương I “Chuyển hóa vật chất và năng lượng”- Sinh học 11,THPT .

CHƢƠNG 2

SỬ DỤNG DẠY HỌC KHÁM PHÁ RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TƢ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ

NĂNG LƢỢNG, SINH HỌC 11, TRUNG HỌC PHỔ THƠNG. 2.1. Phân tích cấu trúc chƣơng trình Sinh học – Trung học phổ thơng.

2.1.1. Phân tích chương trình Sinh học trung học phổ thông.

Sinh học là ngành khoa học tự nhiên, nghiên cứu về sự sống. Đối tượng của Sinh học là thế giới sống. Nhiệm vụ của sinh học là tìm hiểu về cấu trúc sống. Tìm hiểu cơ chế và bản chất của các hiện tượng, quá trình, quan hệ trong thế giới sống và giữa thế giới sống với mơi trường. Tìm hiểu những quy luật vận động của sinh giới. Nhận thức đúng bản chất, sử dụng và điều khiển sự phát triển của sinh giới phục vụ cuộc sống con người. Sinh học THPT phần nào cũng nhằm giải quyết các nhiệm vụ trên.

Học xong chương trình Sinh học THPT học sinh cần nắm được các kiến thức: Mơ tả được hình thái, cấu tạo sinh lý của cơ thể sinh vật thông qua đại diện của các nhóm vi sinh vật, nấm, thực vật và động vật (trong đó có cơ thể người) trong mối quan hệ với môi trường sống.

Nêu được những đặc điểm sinh học trong đó có chú ý đến tập tính của sinh vật và tầm quan trọng của những sinh vật có giá trị trong nền kinh tế. Nêu được hướng tiến hóa của giới Thực vật và Động vật, nhận biết sơ bộ về các đơn vị phân loại và hệ thống phân loại động, thực vật.

Có những hiểu biết phổ thơng, cơ bản, hiện đại, thực tiễn về các cấp tổ chức của sự sống, từ cấp phân tử đến cấp sinh quyển.

Có một số hiểu biết về các quá trình và quy luật sinh học cơ bản ở cấp tế bào và cơ thể như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng và vận động, sinh sản và di truyền, biến dị.

Hình dung được sự phát triển liên tục của vật chất trên trái đất, từ vô cơ đến hữu cơ, từ sinh vật đơn giản đến sinh vật phức tạp, cho đến người.

Hiểu được những ứng dụng của Sinh học vào thực tiễn sản suất và đời sống. Đặc biệt là thành tựu của cơng nghệ sinh học nói chung và cơng nghệ gen nói riêng.

Các kiến thức sinh học trong chương trình THPT được trình bày theo các cấp tổ chức sống, từ các hệ nhỏ đến các hệ lớn: tế bào→ cơ thể→ quần thể→ loài→ quần xã→ hệ sinh thái- sinh quyển, cuối cùng tổng kết những đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống theo quan điểm tiến hóa – sinh thái.

Các kiến thức trình bày trong chương trình THPT là những kiến thức sinh học đại cương, chỉ ra những nguyên tắc tổ chức, những qui luật vận động chung cho giới sinh vật. Quan điểm này được thể hiện theo các ngành nhỏ trong SH: Tế bào học, Di truyền học, Tiến hóa, Sinh thái học đề cập những qui luật chung, khơng phân biệt từng nhóm đối tượng.

2.1.2. Phân tích cấu trúc chương trình Sinh học 11

Tồn bộ chương trình Sinh học 11 cũng nghiên cứu cấp tổ chức cơ thể nhưng là cơ thể đa bào. Cơ thể đa bào có cấu trúc phức tạp hơn nhiều so với cơ thể đơn bào. Cơ thể đa bào được tạo nên bởi nhiều cấp tổ chức trung gian như mô, cơ quan (do các mô tạo nên), hệ cơ quan (do hệ cơ quan tạo nên). Chương trình sinh học 11 chỉ tập trung vào cơ thể thuộc hai giới: Thực vật và động vật trong đó có cả người và chỉ đi sâu vào hoạt động sống, còn về cấu trúc đã được học ở Trung học cơ sở, chỉ phần nào cần thiết thì nhắc lại làm cơ sở cho việc nghiên cứu hoạt động sinh lý. Theo khái niệm giới Thực vật và Động vật thì hai giới này chỉ bao gồm những cơ thể đa bào( đơn bào thuộc giới Nguyên sinh. Nội dung chủ yếu của Sinh học 11 là nghiên cứu bốn mặt hoạt động sinh lý ở cấp cơ thể đó là:

- Trao đổi chất và năng lượng. - Sinh trưởng và phát triển. - Cảm ứng.

- Sinh sản.

Về mỗi hoạt động sinh lý ở thực vật và động vật có những đặc điểm riêng, nên SGK hiện nay cần phải trình bày mỗi hoạt động sinh lí ở thực vật và động vật thành những mục riêng biệt nhau.

Sinh học 11 nghiên cứu cấp cơ thể đa bào. Tuy mọi hoạt động sinh lý đều diễn ra trong từng tế bào,nhưng cáp tế bào đã được học từ lớp 10, nên lớp 11 chỉ xét các hoạt động diễn ra ở từng hệ cơ quan, vì hoạt động ở từng hệ cơ quan được phối hợp chặt chẽ với nhau tạo thành hoạt động ở cấp cơ thể đa bào.

Cơ thể đa bào rất đa dạng và phong phú do vậy mỗi hoạt động sinh lý thường được biểu hiện rất khác nhau ở mỗi giới Thực vật và Động vật. Do đó trong mỗi hoạt động sinh lý ở thực vật, động vật cần xác định rõ có những dạng nào, q trình diễn biến ở mỗi dạng có đặc điểm và cơ chế như thế nào? Từ đó có những ứng dụng phù hợp, đồng thời cũng thấy đặc điểm của Tiến hóa, thích nghi của mỗi hoạt động sinh lí trong giới Thực vật và Động vật từ sinh vật có tổ chức thấp đến tổ chức cao.

Trong từng giai đoạn sinh lí như: trao đổi chất và năng lượng, cảm ứng sinh trưởng và phát triển, sinh sản ở thực vật cũng như ở động vật đều đề cập đến cơ chế sinh lý ở mức cơ thể, cũng đồng nghĩa với mức cơ chế diễn ra ở từng hệ cơ quan và tương tác giữa các hệ cơ quan với nhau và giữa cơ thể với môi trường.

2.1.3. Phân tích cấu trúc chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng sinh học 11 THPT. THPT.

2.1.3.1. Mục tiêu dạy học Chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng. Về kiến thức

Chỉ ra được đặc điểm cơ bản của khái niệm chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể đa bào và những đặc điểm riêng biệt của chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể thực vật, động vật.

Phân biệt chuyển hóa vật chất và năng lượng ở mức cơ thể đa bào và tế bào. Nêu được q trình và giải thích cơ chế chung của Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở mức cơ thể và những điểm riêng ở thực vật và động vật.

Nêu và giải thích những nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến q trình Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở mức cơ thể và những điểm riêng ở thực vật và động vật.

Nêu và giải thích những nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể thực vật và động vật cùng các ứng dụng của nó. Giải thích được sự phù hợp qua cấu trúc của các cơ quan với chức năng của chúng trong việc thực hiện chuyển hóa vật chất và năng lượng.

Về kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thí nghiệm qua các bài thực hành, bước đầu hình thành tư duy nghiên cứu khoa học.

Vận dụng lí thuyết về chuyển hóa vật chất và năng lượng của sinh vật để giải thích các hiện tượng thực tế.

Sơ đồ hóa kiến thức về các q trình sinh học cơ bản ở cơ thể thực vật và động vật

Học sinh được phát triển tư duy logic, qui nạp và tư duy lí luận, được rèn các kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái qt hóa, trừu tượng hóa.

Học sinh phát triển kĩ năng học tập đặc biệt là tự học, biết thu thập và xử lí thơng tin, lập bảng biểu, đồ thị, biết làm việc theo cá nhân, theo nhóm…

Học sinh được rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức

Mục tiêu rèn luyện năng lực tư duy

Nêu ra được các vấn đề dưới dạng câu hỏi, đưa ra được các dự đốn, đề xuất được các giả thuyết.

Có khả năng phân tích, tổng hợp và xử lí thơng tin thu được để rút ra kết luận.

Biết quan sát hiện tượng về q trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của sinh vật và vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng trong thực tế

Biết thiết kế phương án và tiến hành thí nghiệm để khám phá ra vấn đề học tập.

Mục tiêu về thái độ

Học sinh có niềm tin, có căn cứ khoa học để giải thích Chuyển hóa vật chất và năng lượng vào cơ thể.

Củng cố niềm say mê tìm hiểu thiên nhiên kỳ thú. Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học.

Học sinh có niềm tin vào khoa học, có căn cứ khoa học để tin rằng: hiện tượng Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể phức tạp nhưng cũng là hình thức vận động vật chất theo những cơ chế xác định.

Học sinh nhận thức được các cơ chế riêng ở động vật và thực vật luôn biến đổi trong mối liên hệ phức tạp với ngoại cảnh. Thế giới sinh vật ngày nay là sản phẩm của một quá trình phát triển lịch sử từ một gốc chung theo hướng phân hoá ngày càng đa

Một phần của tài liệu đại học QUỐC GIA hà nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)