Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân cách cho học sinh lớp 7 thông qua dạy học ca dao dân ca (Trang 88 - 92)

CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.6. Kết quả thực nghiệm

Qua một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, dự giờ thăm lớp, tham khảo ý kiến của các GV trong trƣờng THCS Thăng Long cũng nhƣ tham quan, học hỏi một số trƣờng THCS khác nhau, kết hợp với các đề xuất nêu trên và tiến hành thực nghiệm sƣ phạm, chúng tơi thấy một số vấn đề cịn tồn tại trong dạy học ca dao, dân ca nhằm phát triển nhân cách HS lớp 7 đã dần dần đƣợc khắc phục và phát huy hiệu quả đáng kể.

Trong các giờ học thực nghiệm có áp dụng các đề xuất mà chúng tơi đã đƣa ra ở chƣơng II cho thấy, GV giảng bài tự tin hơn bởi vốn kiến thức về ca dao, dân ca đã đƣợc trang bị nhiều hơn cùng cách tiếp cận ca dao, dân ca hợp lý hơn. Hầu hết trong các giờ dạy thực nghiệm, GV đã khai thác giá trị nghệ thuật

của ca dao, dân ca dƣới góc độ thi pháp học mang bản sắc foklore. Nhƣ vậy, cùng với những đề xuất và thay đổi phƣơng pháp cũng nhƣ cách thức dạy học, bản thân GV sẽ nâng cao kỹ năng, kỹ xảo sƣ phạm, từ đó giảng về ca dao, dân ca truyền cảm hơn, tự tin hơn, khiến HS hứng thú hơn với môn học.

Trong các giờ học thực nghiệm, HS đọc ca dao, dân ca diễn cảm, hào hứng hơn hẳn các giờ học bình thƣờng. Quan sát các em từ góc độ cảm nhận cho thấy, nhiều em có cảm xúc thực sự, khả năng cảm thụ nhạy bén hơn và liên hệ với thực tiễn sắc nét hơn. Từ đó cho thấy, rõ ràng giờ học thực nghiệm kết hợp với những đề xuất về cách thức dạy học ca dao, dân ca đã có tác động và tác dụng nhất định tới HS khi học phân môn này. Không còn nhiều trƣờng hợp HS học vẹt, đọc thiếu diễn cảm hay ê a nhƣ diễn Nôm ca dao, dân ca. Các em đã có cách tiếp cận ca dao, dân ca một cách hệ thống hơn từ xuất xứ, chủ đề, nội dung, nghệ thuật đến liên hệ thực tế.

Khi HS đóng vai trị là chủ thể hoạt động, có chia nhóm thảo luận đã giúp HS có cơ hội trao đổi, tranh luận với nhau để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ học tập trên cơ sở trao đổi, thảo luận, tranh luận và lắng nghe ý kiến. Cách học này giúp HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức đồng thời rèn luyện cho các em những kĩ năng cần thiết nhƣ giao tiếp, hợp tác.v.v... là những kỹ năng rất cần thiết cho cuộc sống sau này của các em và cũng góp phần quan trọng trong hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp của các em.

Qua các giờ dạy thực nghiệm, Học viên nhận thấy rằng, nhiều HS đều tự giác tham gia vào hoạt động học tập. Trong một số giờ học, HS có phần thụ động do đã quen với cách dạy học cũ. Tuy vậy, phần lớn HS tỏ ra hứng thú và tích cực tham gia hoạt động dạy học khiến khơng khí lớp học sơi nổi. Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng, HS hồn tồn có năng lực tự tìm hiểu nội dung, tự tìm kiếm tri thức dƣới sự dẫn dắt, khơi gợi của GV và có thể trình bày quan điểm của mình trƣớc tập thể. Cách dạy học này đã giúp HS từng bƣớc rèn luyện khả năng tự học, biết tự khẳng định mình. Đây thực sự là điều mà chúng tôi mong

muốn bởi tự giáo dục có vai trị và ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời nói chung, HS THCS nói riêng.

Về kết quả điểm kiểm tra 15 phút đánh giá HS sau khi học ca dao, dân ca, kết quả điểm của nhóm lớp thực nghiệm có số lƣợng HS đạt điểm cao nhiều hơn so với nhóm lớp đối chứng.

Bảng 3.5. Thống kê kết quả kiểm tra chất lượng tiếp nhận của HS sau

khi học ca dao, dân ca lớp 7

Tên bài học Loại lớp Tổng số HS Số HS đạt điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Những câu hát về tình cảm gia đình Thực nghiệm 51 5 8 25 10 3 Đối chứng 52 1 6 26 11 5 2 Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Thực nghiệm 52 1 5 7 20 17 2 Đối chứng 47 1 2 5 10 16 12 1 Những câu hát than thân Thực nghiệm 52 4 6 15 23 4 Đối chứng 55 1 8 12 26 6 2 Những câu hát châm biếm Thực nghiệm 48 1 9 20 15 3 Đối chứng 54 2 5 10 22 12 2

Các Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra bài học ca dao, dân ca ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 0 5 10 15 20 25 30 4 5 6 7 8 9 Thực nghiệm Đối chứng

Biều đồ 1: Bài “Những câu hát về tình cảm gia đình”. 0 5 10 15 20 3 4 5 6 7 8 9 Thực nghiệm Đối chứng

Biều đồ 2: Bài “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người”.

0 10 20 30 4 5 6 7 8 9 Thực nghiệm Đối chứng

Biều đồ 3: Bài “Những câu hát hát than thân”

0 5 10 15 20 25 4 5 6 7 8 9 Thực nghiệm Đối chứng

Biều đồ 4: Bài “Những câu hát châm biếm”

Nhìn các biểu đồ ta thấy, điểm chung của các biểu đồ là số lƣợng HS đạt điểm 7, 8, 9 ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng và số lƣợng HS đạt điểm 4, 5 ở lớp thực nghiệm luôn thấp hơn lớp đối chứng. Ngoài sự khác biệt về điểm số, cịn có sự khác biệt rõ nét giữa nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng là khơng khí lớp học. Bao trùm giờ học các lớp thực nghiệm là bầu khơng khí cởi mở, tự do tranh luận, phát biểu, khơng cịn sự xa lạ, cách biệt giữa thầy và trị. Hình nhƣ khơng khí trang nghiêm, căng thẳng, sự n tĩnh của một lớp học truyền thống khơng cịn tồn tại nữa. HS gần nhƣ có sự thƣ giãn ngay trong giờ học bằng những tràng cƣời vui thích sau mỗi ý kiến phát biểu đƣợc khen ngợi hoặc một ý kiến ngộ nghĩnh, lạ lẫm. Đặc biệt, điều đáng ghi nhận ở những tiết thực nghiệm chính là tinh thần, thái độ học tập của HS. Gần nhƣ tất cả HS đều cố gắng phát biểu, cố gắng hết sức để trình bày ý kiến của mình cho mọi ngƣời

hiểu, đó nhƣ là một sự khẳng định bản thân mình của các em. Sự vui thích, phấn khởi, niềm hạnh phúc, tự hào rạng ngời trên nét mặt các em mỗi khi tự mình tìm đƣợc ý hay, phát biểu đúng và đƣợc GV cũng nhƣ các bạn tán thƣởng cũng là một hiệu quả ngoài mong đợi của phƣơng pháp giảng dạy đề xuất. Ngoài ra, qua những tiết học đó, GV và HS có cơ hội hiểu nhau hơn, đặc biệt GV có thể nắm bắt đƣợc suy nghĩ, tâm tƣ, nguyện vọng của HS để có phƣơng pháp giáo dục phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Các em cũng mạnh dạn nói về cuộc sống thực tại của mình và cả những ƣớc mơ cuộc sống tƣơng lai.v.v... HS có cơ hội vừa trình bày suy nghĩ, vừa nhƣ “tâm sự”, chia sẻ với ngƣời khác quan niệm sống của mình. Từ đó, GV hiểu HS của mình hơn.

Ngồi những kết quả đã đạt đƣợc nhƣ vừa nêu, những tiết thực nghiệm cũng còn một số tồn tại cần khắc phục để những giờ dạy về sau này đạt hiệu quả tốt hơn. Trƣớc tiên, đó là vấn đề thời gian. Có những tiết dạy thực nghiệm “cháy” giáo án hơn 15 phút, điều mà các lớp đối chứng ít gặp phải. Tiếp đến là vấn đề trật tự lớp học. Có bài GV dạy thực nghiệm lớp rất ồn, ảnh hƣởng đến các lớp bên cạnh. Một điểm cần lƣu ý nữa là thái độ HS trong phát biểu, tranh luận, hoạt động tùy tiện trong tiết học, thái độ thiếu ơn hồ khi tranh luận với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân cách cho học sinh lớp 7 thông qua dạy học ca dao dân ca (Trang 88 - 92)