CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.7. Kết quả hoạt động ngoại khóa
Áp dụng các đề xuất về nội dung và cách thức dạy học ca dao, dân ca trong hoạt động ngoại khóa trong giáo dục nhân cách HS lớp 7, trƣờng THCS Thăng Long đã tổ chức một buổi hoạt động ngoại khóa Âm nhạc dân gian Việt
Nam với chủ đề Dân ca đồng bằng Bắc bộ vào giữa học kỳ II, năm học 2015-
2016 tại sân trƣờng THCS Thăng Long, Ba Đình, Hà Nội. Đối tƣợng tham gia gồm toàn bộ HS khối 7. Nội dung hoạt động ngoại khóa gồm cuộc thi biểu diễn bài dân ca đồng bằng Bắc bộ, đố vui âm nhạc dân gian, trò chơi âm nhạc dân gian.
Hoạt động ngoại khóa Âm nhạc dân gian Việt Nam do Tổ Ngữ văn kết
hợp với nhà trƣờng tổ chức cho học sinh lớp 7 thể hiện mức độ tiếp thu ca dao, dân ca của HS và năng lực dạy học ca dao, dân ca của GV. Hoạt động này cần bảo đảm tính phong trào, tính nghệ thuật, tính giáo dục, đặc biệt là giáo dục nhân cách cho HS lớp 7. Việc xây dựng và tổ chức chƣơng trình ngoại khóa cần tn thủ theo các bƣớc: xác định chủ đề, chủ điểm của chƣơng trình; lựa chọn các tác phẩm biểu diễn; sắp xếp bố cục chƣơng trình; tập luyện; viết lời giới thiệu và dẫn chƣơng trình. Trƣớc buổi biểu diễn chính thức, HS và GV cần có các buổi sơ duyệt, tổng duyệt với đầy đủ các thành phần tham dự.
Trong buổi ngoại khóa, trị chơi âm nhạc ca dao, dân ca đƣợc tổ chức theo lớp, GV cho HS bốc thăm các bài hát dân ca đã học trong chƣơng trình hoặc ngồi chƣơng trình, sau đó mỗi lớp chọn 10 HS biểu diễn bài hát đã bốc thăm đƣợc. Tiêu điểm của hoạt động ngoại khóa Âm nhạc dân gian Việt Nam là cuộc thi biểu diễn các bài hát dân ca đồng bằng Bắc bộ với phần thi của 10 lớp khối 7, trƣờng THCS Thăng Long.
Hoạt động ngoại khóa với chủ đề Dân ca đồng bằng Bắc bộ là sân chơi
bổ ích để HS khối 7 trƣờng THCS Thăng Long ôn tập và mở rộng những bài ca dao, dân ca truyền thống. Học sinh đƣợc củng cố kiến thức đã học qua các hoạt động giao lƣu trong bầu khơng khí sơi nổi, tích cực, thân thiện.
Ngoại khóa học ca dao, dân ca thực sự là một chƣơng trình phong phú, hấp dẫn đối với HS lớp 7. Ngoại khóa về cơ bản là giúp các em có dịp ơn lại những kiến thức dân gian đã học, tìm hiểu sâu hơn về các thể loại truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngơn, truyện cƣời, ca dao, vè.v.v… Bên cạnh đó, đến với hoạt động ngoại khóa, HS có một phƣơng pháp học tập hồn tồn khác và có thể thể hiện hết mình, cảm nhận hết mình.
Buổi ngoại khóa ca dao, dân ca đƣợc tiến hành trong bối cảnh bình dị, gần gũi với cuộc sống lao động ngày xƣa. Học sinh nhiệt tình đầu tƣ trang phục, chất văn hóa dân gian thật sự đƣợc chú trọng. Chủ thể HS có dịp hịa mình vào
những cung bậc tình cảm, tƣ tƣởng của nhiều nhân vật quen thuộc trong các tác phẩm dân gian. Diễn xƣớng dân gian là một hoạt động sáng tạo. Nó vừa biểu hiện lịng yêu mến của các em đối với loại hình sân khấu dân gian, vừa cho thấy mức độ lĩnh hội của các em đối với vấn đề nhân sinh gửi gắm trong từng tác phẩm.
Trong quá trình chuẩn bị và tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa ca dao, dân ca, Học viên nhận thấy tính chủ động, tích cực đƣợc phát huy cao độ ở HS, đặc biệt là phát triển năng khiếu cho các em. Khả năng hát, diễn xuất đƣợc các em trình diễn rất ấn tƣợng. Lịng say mê còn biểu hiện ở những hành động cụ thể nhƣ các em sẵn sàng mang đàn, những nhạc cụ dân tộc mà mình có hoặc mƣợn từ ngƣời thân vào trƣờng để tập luyện từ trƣớc khi diễn ra chƣơng trình mấy tuần lễ. Có thể nói, ngoại khóa ca dao, dân ca đã giúp các em yêu mến hơn văn hóa dân gian quê nhà, phát huy loại hình nghệ thuật dân gian ca dao, dân ca…
Sau khi kết thúc buổi hoạt động ngoại khóa, HS đã có những bài thu hoạch tóm tắt đầy đủ các hoạt động ngoại khóa cũng nhƣ kiến thức mà các em đã lĩnh hội đƣợc. Nhiều HS có những bài thu hoạch ấn tƣợng về sinh hoạt dân gian, về giá trị truyền thống, cho thấy các em đã tiếp nhận đƣợc kiến thức ca dao, dân ca cơ bản, từ đó hƣớng tới các giá trị cuộc sống tốt đẹp hơn, lành mạnh hơn.