Giải pháp phát huy triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thòi kỳ đổi mớ

Một phần của tài liệu Triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 29 - 38)

kỳ đổi mới

3.2.1. Tăng cường nghiên cứu, giảng dạy và quảng bá triết ỉỷ kỉnh doanh

Điều kiện đầu tiên đế sử dụng và phát huy được vai trò của triết lý kinh doanh là phải có nhận thức đúng và đầy đủ về nó, bao gồm cả mặt mạnh và mặt yếu, ưu điếm và khuyết điếm. Ớ các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, triết lý kinh doanh mà hình thức quan trọng nhất là triết lý doanh nghiêp đã trở thành một công cụ quản lý chiến lược rất quan trọng, là coi cốt lồi và nền tảng của văn hóa doanh nghiệp. Nhưng ở nước ta hiện nay, triết lý doanh nghiệp vẫn còn là một vấn đề tương đối mới mẻ. Bởi vậy vấn đề nghiên cứu, giảng dạy về triết lý kinh doanh, triết lý doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng, không thế bỏ qua, đối với nhiệm vụ nâng cao năng lực kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công việc nghiên cứu về triết lý kinh doanh cần tiến hành theo ba bước chính: • Tìm hiếu về triết lý kinh doanh của nước ngoài, tập trung vào triết lý kinh doanh

của các công ty, tập đoàn xuất sắc của thế giới, từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học thiết thực cho ta.

Vỉ dụ: Tập đoàn ô tô Trường Hải( Trường Hải Group) đã xây dựng triết lý kinh doanh

riêng của mình trên cơ sở học hỏi, nghiên cứu, tìm hiếu triết lý kinh doanh của nước ngoài, tập trung chủ yếu vào triết lý kinh doanh của các công ty, tập đoàn xuất sắc của thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực. Trong các triết lý kinh doanh nước ngoài, Trường Hải đặc biệt

quan tâm đến triết lý kinh doanh của Ford. Ford là một công ty dẫn đầu quốc tế trong nghành ô tô và các dịch vụ sản phẩm có liên quan đến ngành ô tô cũng như trong các ngành non trẻ như hàng không, viễn thông và các dịch vụ tài chính. Triết lý của Ford là “không ngừng cải tiến sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giúp chúng ta phát triển trong kinh doanh và đem lại lợi nhuận họp lý cho cổ đông, những người sở hữu công ty chúng ta.”

• Nghiên cứu về triết lý kinh doanh truyền thống của dân tộc ta trong lịch

sử Việt Nam, đế tìm ra những nét bản sắc phong cách kinh doanh truyền thống cần phát huy trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa các nền kinh tế hiện nay.

• Nghiên cứu về thực trạng của triết lý kinh doanh trong các doanh nghiệp

nước ta hiện nay đế phê bình mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của nó, giúp cho doanh nghiệp xây dựng và hoàn thiện triết lý phát triển của mình.

Công việc nghiên cứu triết lý kinh doanh có liên quan chặt chẽ, liên hệ biện chứng với công việc giảng dạy và quảng bá về nó, trước hết là trong các trường, khoa giảng dạy về quản trị kinh doanh, văn hóa kinh doanh... Người học về kinh tế, quản trị kinh doanh cần thấu hiếu và sử dụng được triết lý kinh doanh như một công cụ trong hoạt động và sự nghiệp của mình. Ớ phạm vi rộng hơn, xã hội cần có một cách hiểu tích cực và thống nhất về triết lý kinh doanh qua sự thành công, phát triến của các doanh nghiệp kinh doanh có văn hóa.

Công việc quảng bá về triết lý kinh doanh không chỉ do các nhà nghiên cứu và giảng dạy tiến hành mà cái chính là phải do các doanh nghiệp kiên trì thực hiện. Cách thức quảng bá có thể tiến hành lồng ghép vào các chương trình quảng cáo sản phẩm, xây dựng thuơng hiệu nhưng chủ yếu phải bằng chính hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua sự đóng góp của họ cho xã hội.

3.2..2.Nhà nước tiếp tục đoi mới hoàn thiện thế chế kinh tế thị trường tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, công bằng, mình bạch

Thể chế kinh tế thị trường ở đây bao gồm hệ thống pháp luật và hệ thống tổ chức điều hành của nhà nước đối với các doanh nghiệp, doanh nhân. Thể chế kinh tế thị trường sẽ tạo ra một môi trường được ví như là một sân chơi bằng phang, nhà nước có vai trò là người trọng tài khách quan, vô tư, khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư và kinh doanh lâu dài, cạnh tranh công bằng, người nào giỏi và tốt sẽ được phần thưởng xứng đáng, người kém hoặc xấu sẽ bị thị trường trừng phạt như thua lỗ, phá sản hoặc bị pháp luật và công luận kết tội.

Hơn 20 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, đặc biệt từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực ( năm 2000) đến nay, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta đang được hoàn thiện từng bước, từng bước một. Thế nhưng tình trạng các doanh nghiệp nhà nước được hưởng chính sách bảo hộ, ưu đãi cả Nhà nước hoạt động kém hiệu quả vẫn diễn ra ở mức độ và phạm vi đáng lo ngại. Hiện tượng tập trung quá nhiều quyền lực, nguồn lực của các gia vào các PMU với “các doanh nghiệp sân sau” của nó mà PMU 18 là trường hợp điến hình, không chỉ tạo ra một sân chơi gồ ghề, lồi lõm mà còn triệt tiêu động lực tích cực của nhiều doanh nghiệp. Trong tình hình như vậy, lối làm ăn chụp giật, phi văn hóa sẽ thắng thế lối kinh doanh có văn hóa, nếu xuất hiện các triết lý kinh doanh thì sẽ có tính chất tiêu

cực có thế “ trói chân, trói tay” những doanh nhân, doanh nghiệp tích cực và làm giảm hiệu lực, thậm chí làm vô hiệu văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh tốt đẹp mà họ theo đuổi.

Muốn văn hóa kinh doanh, mà cốt lõi của nó là triết lý kinh doanh, đuợc sử dụng, phát huy vai trò tích cực của nó thì nhà nuớc cần tiếp tục đổi mới thê chế, nâng cao năng lực quản lý nền kinh tế thị truờng ở nuớc ta theo các nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch, đáp ứng các thách thức, yêu cầu mới của thời kỳ xây dựng nhà nuớc pháp quyền của dân, do dân và vì dân, đáp ứng các thách thức yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp nuớc ta cũng cần không ngừng mở rộng tầm nhìn, biết tranh thủ thời cơ, phát huy sức mạnh của văn hóa dân tộc để chủ động đối mặt với các thách thức mới của thì truờng trong nuớc và quốc tế.

3.2.3.Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp chú trọng việc xây dựng triết lý kinh doanh, triết lý doanh nghiệp và kiên trì vận dụng, phát huy nỏ vào trong hoạt động kỉnh doanh

Triết lý kinh doanh nhu đã nói ở các mục trên, thể hiện lý tuởng, tầm nhìn và phuơng thức hành động của các chủ thể kinh doanh có văn hóa. Xây dựng một văn bản triết lý kinh doanh của doanh nghiệp phải mất nhiều năm hoạt động và suy nghĩ. Việc áp dụng, phát huy nó vào thực tế hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của doanh nghiệp đòi hỏi không chỉ nguời lãnh đạo mà cả đội ngũ các bộ, nhân viên của doanh nghiệp phải có niềm tin sâu sắc và có tính kiên trì theo đuổi sự nghiệp chung, tinh thần vuợt lên khó khăn gian khổ... Trong điều kiện thể chế thị truờng chưa hoàn thiện, môi trường cạnh tranh chưa công bằng, việc theo đuối một ừiết lý kinh doanh có văn hóa có thế tạo ra tình trạng “ trói chân, trói tay” cho doanh nghiệp, làm giảm sức cạnh tranh trong giai đoạn khởi nghiệp của nó so với các đối

thủ kinh doanh phi văn hóa. Song nhìn tống thể và lâu dài, triết lý kinh doanh tốt sẽ là cơ sở và động lực đế doanh nhân, doanh nghiệp phát triến bền vững, tạo ra nhiều sản phẩm và giá trị cho xã hội.

Nhóm chúng tôi rất chú trọng yếu tố của nhà lãnh đạo vì đây chính là những người đứng đầu tổ chức - phong cách lãnh đạo của họ sẽ góp phần quan trọng hình thành nên triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Và cũng chính họ sẽ quyết định phương hướng, triết lý kinh doanh theo mục đích nào. Vì vậy, muốn kinh doanh bền vững, phải đi từ những điều cơ bản nhất. Các doanh nghiệp kinh doanh thành công và có thương hiệu lớn trên thị trường nội địa cũng như trên toàn thế giới đều đã xác định mục tiêu và xây dựng cho doanh nghiệp mình một triết lý kinh doanh ngay từ đầu.

Theo sơ đồ Pareto, 20% người giỏi tạo ra 80% hiệu quả của doanh nghiệp. Một câu hỏi đặt ra: người giỏi luôn được trải thảm, mời mọc, họ thừa khôn ngoan để chọn cho bản thân mình một người quản lý, một người chủ đế phục vụ, thì tại sao họ không làm việc cho doanh nghiệp khác mà làm việc cho doanh nghiệp bạn? Họ phấn đấu hết sức mình cho bạn? Đem lại cho bạn những giá trị lớn như vậy?

Câu trả lời là người quản lý phải có cái gì đó thu phục họ, có cái gì đó làm cho họ muốn gắn bó và cống hiến, có cái gì đó họ cảm nhận giống như một phần của chính họ. Như vậy, việc sử dụng người có tính tương tác hai chiều: sử dụng và được sử dụng. Nên ngạn ngữ có câu: dùng người thì được người dùng. Dùng người phải kết hợp giữ “vật” và “tâm”. Thiếu chữ Tâm, là thiếu đi một vế quan trọng của việc dùng người, và đưa đến sự khập khiễng trong quản lý.

500 công ty đứng đầu thế giới đều nhấn mạnh khẩu hiệu “lấy con người làm gốc - dùng điều kiện, đời sống của con người để phân tích và giải quyết mọi vấn đề liên quan tới con người”. Trong văn hóa của những doanh nghiệp này, giá trị cốt

lõi 'dấy con người làm gốc ”, “phát trien toàn diện con ngườr đã trở thành một trong những từ ngữ có tần số xuất hiện cao nhất - đó chính là triết lý kỉnh doanh bền vững cho

mọi to chức dù là khu vực kinh tế nào trong xã hội. Con người ở đây chính là: cán bộ

nhân viên, khách hàng, cộng đồng, xã hội.

Quay về Việt Nam, đến thăm Hoa Sen Corporation (Tôn Hoa Sen, VLXD Hoa Sen, CKXD Hoa Sen...), hoạt động theo mô hình Công ty mẹ Công ty con. Sau 06 năm hoạt động, Hoa Sen đã xây dựng hẳn cho mình 70 chi nhánh khắp cả nước (mua tậm gốc, bán tận ngọn). Một hệ thống bán lẻ trực tiếp đến khách hàng có qui mô lớn nhất ở Việt Nam. Năm 2004, doanh thu Tống công ty là 625 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 18,8 tỉ đồng; năm 2005, doanh thu đạt được hơn 1.071 tỉ đồng; năm 2006, doanh thu đạt được hơn 1.700 tỉ đồng, lợi nhuận hơn 110 tỉ đồng; năm 2007, nhà máy thép cán nguội đi vào hoạt động cuối quí 1, doanh thu Hoa Sen sẽ đạt 2.200 tỉ đồng, lợi nhuận ước tính từ 120 - 150 tỉ đồng, số tiền Hoa Sen làm từ thiện phải tính bằng con số tỉ đồng, ủng hộ, tài trợ cho đội trọng tài Việt Nam, đội tuyến bóng đá Việt Nam vì màu cờ sắc áo Việt Nam... Dựa vào đâu mà Hoa Sen Corporation có một kết quả kinh doanh tốt, phát triển nhanh và bền vững như vậy?

Ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Hoa Sen Corporation tâm sự: “Tiền bạc chỉ là phương tiện, đức mới là cứu cánh, vì vậy, tôi mong mang đức đến cho đời”. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, chữ Tâm đã thể hiện rất rõ trong cái tên công ty, trong logo và trong triết lý kinh doanh (Trung Thực - Cộng Đồng - Phát Triển) của mình. Chữ Tâm đó không chỉ dừng lại ở cá nhân ông, ở các cộng sự trực tiếp của ông mà ông còn chuyến tải nó đến từng cán bộ nhân viên của Hoa Sen. Đây là công việc mà ông Vũ đã đầu tư rất nhiều công sức, và chính nó đã phát huy tác dụng thật sự, đã - đang - sẽ đem lại cho Hoa Sen Corporation một sự phát trien nhanh và bền vững trong bối cảnh Việt Nam hội nhập toàn diện với kinh tế thế giới. Đen nhiều công ty có tên tuổi như SAMCO, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SAPUWA, May Việt T i ế n . . c h ú n g ta sẽ thấy chữ Tâm luôn được chú trọng và đề cao.

Lấy con người làm gốc là thể hiện thước đo giá trị chuyến dịch từ “vật” sang

“người”, phản ánh sự tập trung của việc quan tâm tới số phận con người hiện thực và quan tâm tới phưong hướng giá trị cuộc đời, là hạt nhân của tinh thần thời đại. Lấy con người làm gốc không chỉ là khẩu hiệu mà là nhân tính, cái tâm của doanh nghiệp. Đây là việc đầu tư dài hạn và khả năng sinh lợi cao. Nó được chứng minh qua sự phát triển bền vững của 500 công ty hàng đầu thế giới.

Vậy, muốn phát huy sức mạnh của triết lý kinh doanh trong xã hội nước ta hiện nay cần thực hiện một số biện pháp chính sau đây:

• Chính phủ khuyến khích, tôn vinh các doanh nhân, doanh nghiệp kinh doanh có văn hóa, có đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp phát triến kinh tế- xã hội của đất nước, hàng năm nên tổ chức trọng thế các buối lễ tôn vinh tặng thưởng thành tích này ở tầm quốc gia vào ngày Doanh nhân Việt Nam ( 23 tháng 10)

Ví dụ: Đảng và nhà nước luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triến sản xuất và kinh doanh, khuyến khích, tôn vinh các doanh nhân, doanh nghiệp có văn hóa, có đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Cụ thể, hàng năm chính phủ đã tố chức trọng thể các buổi lễ tôn vinh, các giải thưởng cho các doanh nghiệp trong đó có hai giải thưởng tiêu biểu đó là: giải thưởng sao đỏ, giải thưởng sao vàng đất Việt. Giải thưởng sao vàng đất Việt được đánh giá là giải thưởng có quy mô và có chất lượng tốt nhất Việt Nam, là chứng chỉ quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong mở rộng thị trường và hội nhập quốc tế.

• Công việc đánh giá, bình chọn chất lượng và năng lực kinh doanh của

các doanh nghiệp cần xem xét về triết lý kinh doanh và văn hóa kinh doanh của nó như một tiêu chí không thể bỏ qua

• Doanh nghiệp cần sử dụng triết lý kinh doanh như là một “ bệ đỡ tư tưởng” cho văn hóa kinh doanh của nó, lồng ghép nội dung, tinh thần của triết lý kinh doanh vào các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của doanh nghiệp, trong các chương trình, kế hoạch hành động khác của doanh nghiệp như chương trình ISO 9000, chương trình phát triển nguồn nhân lực, phát triến sản phẩm mới...

• Giới khoa học cần kết họp với giới truyền thông tăng cường việc giới

thiệu, quảng bá cho những triết lý kinh doanh có giá trị trong thực tiễn phát triển kinh tế của nước ta giai đoạn hiện nay..

Như vậy, khía cạnh của người lãnh đạo, những năng lực mà người lãnh đạo cần có là phải có khả năng lãnh đạo nhân viên; phải có kiến thức về chuyên ngành; năng lực quản lý, kinh doanh và nắm bắt chính xác tình hình. Ngoài ra, Nhóm cũng khắng định, một người lãnh đạo thành công, là người lãnh đạo phải nắm bắt được kiến thức của nhân loại với cái tâm trong sáng, có lòng tin mạnh mẽ để tìm kiếm con đường mới, xét đoán nhìn nhận bản chất của vấn đề bằng tự thân. Cuối cùng là có khí chất hướng tới sự phát triến thật sự, mở ra một cánh cửa mới cho lịch sử.

c - KÉT LUẬN

Văn hóa đã và đang trở thành một nhân tố có tác động tới mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh: Từ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, các quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp cho đến phong thái, phong cách của nguời lãnh đạo và cách ứng xử giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Với tu cách là một nguồn lực vô hình, triết lý kinh

Một phần của tài liệu Triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 29 - 38)