Nhu chúng ta đã biết, sự ra đời của triết lý doanh nghiệp, cần có sự hội đủ những nhân tố khách quan và chủ quan, có những triết lý doanh nghiệp tích cực- đối tuợng nghiên cứu của chúng ta - có cả triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp tiêu cực cần đuợc phê phán, loại bỏ trong việc xây dựng văn hóa kinh doanh.
Một văn bản triết lý doanh nghiệp tích cực khỉ đã được tạo lập rồi chỉ phát huy được vai trò của nó khỉ bộ phận lãnh đạo, quản lý gưcmg mẫu thực thi. Neu những
nguời lãnh đạo không trung thành với nó, “ nói một đằng làm một nẻo”, hoặc chỉ thực hiện nó khi gặp hoàn cảnh thuận lợi, thì triết lý doanh nghiệp đó chỉ tồn tại về mặt hình thức, không có giá trị.
Sự gương mẫu thực hiện và trung thành với triết lý doanh nghiệp của giới lãnh đạo- quản lý, đến lượt nó, lại trở thành điều kiện thiết yếu để lực lượng lao động của
doanh nghiệp noi gương, thực thi triết lý một cách tự giác và rộng khắp. Và khi đã hội đủ cả hai điều kiện từ hai lực lượng cơ bản này của nguồn nhân lực thì vai trò của triết lý doanh nghiệp mới thực sự được phát huy. Quá trình này sẽ tiến triến nhanh hơn nếu các nhà lãnh đạo coi trọng nhiệm vụ truyền bá, giảo dục triết lý doanh nghiệp cho toàn thế nguồn nhân lực. Thậm chí một số nội dung của văn bản triết lý doanh nghiệp cần được truyền bá ra ngoài xã hội bằng những cách thức và phương tiện phù hợp như sách, báo, quảng cáo...
Muốn phát huy được vai trò của triết lý doanh nghiệp thì người lãnh đạo doanh nghiệp phải biết được cả mặt mạnh và mặt yếu của nó.
Mặc dù có một tiềm lực và khả năng lớn đối với công tác quản lý doanh nghiệp, nhưng xét toàn diện, triết lý doanh nghiệp chỉ là một yếu tố cơ bản ( và cũng là một bộ phận) của hệ thống ( nền ) văn hóa doanh nghiệp. Tác dụng định hướng, điều tiết hành vi của văn bản triết lý này chỉ là trong phạm vi tố chức của doanh nghiệp và thuộc về lĩnh vực kinh doanh.
Không cỏ một doanh nghiệp nào thành công trên thương trường chỉ nhờ một bản triết lý tốt. Mối quan hệ giữa triết lý doanh nghiệp với các nguồn lực và phương tiện
phát triến khác của doanh nghiệp ( vốn, kỹ thuật, công nghệ, nhân lực, sự quản lý...) không phải là sự thay thế mà là quan hệ tương tác, lồng ghép và linh hoạt. Chang hạn, triết lý doanh nghiệp không thể thay cho việc lập các kế hoạch kinh doanh, việc ban hành các chế độ và quy định quản lý, việc triển khai các chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp v.v...nhưng nó có thể làm cho các công tác trên được thực hiện đúng đắn hơn, với tinh thần tự giác và phấn khởi hơn, có văn hóa hơn.
Triết lý doanh nghiệp là yếu tố rất ổn định so với các nguồn lực khác của doanh nghiệp. Nhung khi môi truờng kinh doanh có sự biến đổi sâu sắc thì triết lý doanh nghiệp nói riêng, văn hóa doanh nghiệp nói chung, cũng cần được điều chỉnh cho phù
hợp.