- Phương pháp xác ñị nh phí bảohiểm chăn nuôi.
b) Các hình thức bảohiểm nông nghiệp
2.2.1 Thực trạng bảohiểm nông nghiệp ở Việt Nam
a) Thực trạng bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam
Bắt ñầu có mặt tại Việt Nam từ ñầu những năm 1980, nhưng sự phát triển của bảo hiểm nông nghiệp ở nước ta thật sự chưa bao giờ có sự phát triển thực sự mạnh mẽ. Cả nước có 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chỉ có Công ty bảo hiểm Bảo Việt và Công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp 100% vốn của Pháp Groupama có dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp nhưng vẫn chỉ trong một phạm vi hẹp chủ yếu nhằm vào các ñối tượng là những chủ
trang trại, những người sản xuất hàng hóa có quy mô lớn. Con sốñiều tra năm 2001 là khoảng từ 0,05 - 0,3% tham gia bảo hiểm và ñến ñầu năm 2002, tỷ
trọng tham gia bảo hiểm nông nghiệp ở nước ta mới ñạt 0,2% tổng diện tích cây trồng, 0,04% với gia cầm, 0,1% ñàn lợn, 0,24% với ñàn trâu bò... và từ ñó ñến nay, thị trường này vẫn không có sự chuyển biến nào ñáng kể.
Các hoạt ñộng bảo hiểm nông nghiệp ñược triển khai ở một số tỉnh thành như Bảo Việt ñã triển khai thí ñiểm bảo hiểm nông nghiệp từ năm 1982 tại hai huyện của Nam ðịnh là Nam Ninh và Vụ Bản. ðến năm 1993, Bảo Việt lại tiếp tục triển khai thí ñiểm bảo hiểm cây lúa tại 16 tỉnh trên phạm vi cả nước và ñiển hình là tỉnh Hà Tĩnh - nơi chịu ảnh hưởng của rủi ro thiên tai nhiều nhất. Ngoài bảo hiểm cây lúa, Bảo Việt còn triển khai các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác như bảo hiểm chăn nuôi, bảo hiểm cây công nghiệp,
bảo hiểm cháy rừng... Bảo hiểm chỉ số ñã ñược áp dụng thí ñiểm tại ñồng bằng Sông Cửu Long, cụ thể là ðồng Tháp, trong giai ñoạn 2001 - 2009. Chỉ
số bảo hiểm ở ñây dựa trên mực nước lũ sớm, chẳng hạn như nếu vượt quá 270cm ở ñập Tân Châu, bà con ở huyện Hồng Ngự và Tam Nông lúa bị ngập do không kịp thu hoạch thì cứ việc ñến công ty bảo hiểm ñòi tiền. Một chương trình tương tự cũng ñã ñược triển khai ở Tây Nguyên, chỉ số thời tiết là ñộ khô hạn ảnh hưởng ñến năng suất cà phê… Tuy nhiên hầu hết việc triển khai thực hiện các hoạt ñộng bảo hiểm nông nghiệp ñều chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn rồi lại xẹp xuống bởi sự thua lỗ của các doanh của các doanh nghiệp và nhận thức chưa ñúng ñắn của người dân về tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp.[14].
b) Thuận lợi và khó khăn
Hoạt ñộng bảo hiểm nông nghiệp diễn ra ở Việt Nam trong thời gian vừa qua có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
Thuận lợi
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp lớn, 60 - 70% dân số sống ở
nông thôn, với ñặc ñiểm khí hậu xứ nhiệt ñới, mưa bão, lũ lụt, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, nên nông dân và sản xuất nông nghiệp phải ñối mặt với nhiều rủi ro. Cụ thể là mưa bão ở miền Trung, lũ ở miền Tây, dịch bệnh vàng lùn xoắn lá lúa, dịch rầy nâu; vật nuôi thì cúm gia cầm, lở mồm long móng trên heo, trâu bò, heo tai xanh, miền Bắc thì trâu bò bị chết rét vào mùa ñông… Vì vậy, bảo hiểm nông nghiệp có một thị trường rộng lớn ñể phát triển.
Khó khăn
Chính phủ chưa có một chính sách cụ thể nào hướng dẫn về thực hiện bảo hiểm nông nghiệp, mà chỉ có một số quyết ñinh, nghị quyết, ñề án hướng dẫn hỗ trợ hat thí ñiểm bảo hiểm nông nghiệp, khiến bảo hiểm nông nghiệp khó có thể triển khai sâu rộng.
nên rất khó trong công tác quản lý rủi ro, dễ phát sinh các rủi ro vềñạo ñức. Sự thiếu kinh nghiệm và ñội ngũ thực hiện bảo hiểm nông nghiệp cũng là một khó khăn khiến loại hình dịch vụ này chưa phát triển.
Người dân chưa có thói quen và chưa hiểu biết nhiều về bảo hiểm nông nghiệp, công việc tuyên truyền giải thích của doanh nghiệp bảo hiểm chưa ñủ ñể người dân nhận thức ra và tham gia bảo hiểm. ðồng thời, cũng do khả
năng tài chính của người nông dân còn hạn hẹp, quy mô sản xuất còn mang tính tự cấp tự túc, sản xuất mang tính chất hàng hóa chưa cao nên còn nhiều nhà nông còn ñắn ño suy nghĩ khi bỏ tiền ra tham gia bảo hiểm. Người dân chưa thực sự tin tưởng vào doanh nghiệp bảo hiểm, chưa ñược Nhà nước hỗ
trợ ñể tham gia bảo hiểm.