Theo Tổ chức Liên Hợp Quốc: Ma túy là “Các chất có nguồn gốc tự
nhiên hay tổng họp, khi xâm nhập vào cơ thê sẽ làm thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng" [43, tr. 1],
Cũng theo tổ chức y tế thế giới: Ma túy theo nghĩa rộng nhất là “Mọi
thực thê hoá học hoặc là những thực thê hỗn họp khác với tất cả những cải
được địi hỏi, đê duy trì một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đơi chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc cùa vật" [42, tr. 1],
Cụ thể hơn, theo quan điểm của ủy ban kiểm soát ma túy quốc tế của Liên Hợp Quốc (UNDCP) và theo từ điển bách khoa Cơng an nhân dân, thì chất ma túy được hiểu là: “Các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên hoặc
nhân tạo khi xâm nhập vào cơ thê con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm
trạng, ỷ thức và trí tuệ làm con người bị lệ thuộc vào chủng và cuối cùng gây
nên những tôn thương cho từng cá nhân và cộng đồng" [43, tr. 1],
Mặc dù, ma túy có tác hại như vậy tuy nhiên nêu sử dụng một cách họp lý và trong trường hợp cần thiết thì một số loại chất ma túy có tác dụng trong việc chữa bệnh hoặc sử dụng phục vụ cho quá trình nghiên cứu, do vậy việc sừ dụng chất ma túy cần được quản lý và đặt dưới sự giám sát của Nhà nước, không được phép tùy tiện sử dụng. Việc sử dụng trái phép chất ma túy
là vi phạm pháp luật và một số hành vi liên quan đến ma túy được xác định là tội phạm. Các tội phạm về ma túy là các hành vi cố ý xâm phạm đến chế độ độc quyền quản lý các chất ma túy của Nhà nước. Đánh giá các tội phạm ma túy là các tội phạm mang tính chất nguy hiếm ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống, phát sinh nhiều tệ nạn xã hội, vì vậy Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bố sung năm 2017 quy định các tội phạm về ma túy tại chương XX của Bộ luật.
Trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra dựa trên các yếu tố cấu thành tội phạm của nhóm tội này đề xác minh làm rõ tính chất của sự việc từ đó khởi tố vụ án, tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định pháp luật. So với Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã làm rõ hơn các yếu tổ cấu thành tội phạm của các loại tội phạm về ma túy, phân biệt rõ các yếu tố cấu thành giữa các tội để từ đó giúp các cơ quan tiến hành tố tụng dễ dàng hơn trong quá trình định tội và khởi tố vụ án cũng như hoàn thiện các quy định về ma túy để thống nhất nhận thức của những người áp dụng pháp luật. Mặc dù vậy, trên thực tế, trong quá trình áp dụng pháp luật vẫn có sự khơng thống nhất về nhận thức giữa những người áp dụng pháp luật, đặc biệt giữa các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn cần phải có các văn bản hướng dẫn của các cơ quan cấp trên dẫn tới “sự lúng túng” trong quá trinh áp dụng pháp luật. Hậu quả của việc không hiếu rõ các quy định pháp luật cũng như các văn bản hướng dẫn dẫn đến nhiều vụ án oan, sai, bỏ lọt tội phạm trong đó có lỗi của Cơ quan tiến hành tố
tụng. Do vậy, cân xác định rõ các dâu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm nói chung, cụ thể là nhóm tội phạm về ma túy nói riêng, trong đỏ cần xác định một số dấu hiệu pháp lý đặc trưng như sau:
- Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của các tội phạm về ma túy khác nhau về hình thức thể hiện cụ thể, về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội nhưng giống nhau ở chỗ đều là những hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về chế độ quản lý độc quyền các chất ma túy, chất gây nghiện và tiền chất khác. Đó có thể là những hành vi thực hiện những điều mà Nhà nước cấm các tổ chức, cá nhân thực hiện hoặc là những hoặc là những hành vi của những người có trách nhiệm được Nhà nước giao đã không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hay làm những việc ngoài phạm vi những quy định về quản lý, sử
dụng chất ma túy, chất gây nghiện, tiền chất khác.
Hầu hết tội phạm về ma túy đều được quy định là những tội có cấu thành hình thức. Hậu quả khơng phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm của những tội phạm này. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm
người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan của tội phạm.
- Khách thê của tội phạm
Khách thế chung của các tội phạm về ma túy là chế độ quản lý các chất ma túy, chất gây nghiện, chất hướng thần và một số loại tiền chất của Nhà nước ở tất cả các khâu của q trình quản lý. Các tội này có đối tượng là các chất ma túy, chất hướng thần và các vật dụng phục vụ sản xuất và sử dụng chất ma túy.
Ở nước ta việc xác định các chất ma túy, các chất hướng thần và các tiền chất ma túy và hướng thần được dựa trên cơ sở tham khảo các bảng quy định về các chất ma túy và các chất hướng thần của các công ước của Liên Hiệp Quốc về kiểm sốt ma túy (Cơng ước thống nhất về các chất ma tuý năm
1961; Công ước vê các chât hướng thân năm 1971 và Công ước cùa Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý và các chất hướng thần năm 1988) cũng như từ thực tiễn về tình trạng sử dụng chất ma túy, chất hướng thần tại nước ta, từ đó Nhà nước ban hành kịp thời danh mục chất ma túy và tiền chất [2, tr. 1],
- CAử thê của tội phạm về ma tủy
Chủ thể hầu hết các tội phạm về ma túy là chũ thể thường (là cá nhân) có đủ năng lực và trách nhiệm hình sự, riêng quy định tại Điều 259 (Tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần) đòi hởi chủ thể đặc biệt.
Đối với quy định của tội này, hành vi khách quan của tội phạm được thế hiện qua các dạng hành vi như sau:
+ Hành vi vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
+ Vi phạm quy định về nghiên cứu, giám định, sản xuất, nhập khấu, bảo quản chất ma túy tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần;
+ Vi phạm quy định về giao nhận, vận chuyển chất ma túy tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần;
+ Vi phạm quy định về phân phối, mua bán, trao đổi chất ma túy tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần;
+ Vi phạm quy định về quăn lý, kiểm soát, lưu giữ chất chất ma túy tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần tại khu vực cửa khẩu, khu vực biên giới, trên biển;
+ Vi phạm quy định về cấp phát, cho phép sữ dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần;
+ Chủ thể của tội phạm là người có trách nhiệm trong việc sản xuất,
vận chuyên, bảo quản, mua bán, phân phôi, sử dụng, xử lý, trao đôi, xuât khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, kê đơn, bán thuốc, giám định, nghiên cứu chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần.
Có thể thấy, đối với tội phạm của Tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần yêu cầu các chủ thể vô cùng đặc biệt, chỉ có những người thay mặt Nhà nước thực hiện các chức năng quản lý, phân phối độc quyền về ma túy mới có khả năng vi phạm tội này. Nhóm chủ thể này khác biệt hoàn toàn với các chủ thể còn lại của các tội phạm về ma túy, và khơng phải chủ thể đặc biệt nào cũng có thể là chù thể của tội phạm này. Ví dụ như trong trường hợp: người A là đồng chí cơng an nhân dân trực thuộc Đội cảnh sát phòng chống ma túy huyện B, tỉnh c, sau quá trình đấu tranh triệt phá tội phạm về ma túy thu giữ tại đơn vị 01 túi nilon chứa 300 viên ma túy ngựa (hồng phiến), tuy nhiên do hám lợi, muốn thu được lợi nhuận bất chính, đồng chí A đã đối tang vật trên với một túi nilon khác chứa các loại thuốc tân dược có đặc điểm về hình dạng đặc trung giống số ma túy thu giữ trên và đem số ma túy trên bán ra thị trường. Trong trường hợp này, mặc dù A là người có chức vụ quyền hạn, được phân công để quản lý số ma túy (tang vật) trên nhưng hành vi của A là hành vi phạm vào tội Mua bán trái phép chất ma túy chứ không phải là tội phạm được quy định tại Điều 259 (Tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần).
Mặt chủ quan của tội phạm về ma túy
Người thực hiện các hành vi phạm tội về ma túy đa số là lỗi cố ý trực tiếp, trừ các quy định tại Điều 256 (Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy) và Điều 259 (Tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần) là lỗi cố ý gián tiếp.