Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành và sự phối hợp với các CO’ quan khác

Một phần của tài liệu Thực hiện chức năng của viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố vụ án ma túy (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh yên bái) (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 76 - 78)

CO’ quan khác

Có thể thấy rõ trong hoạt động của VKS, công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành có vị trí vơ cùng quan trọng, có ỷ nghĩa quyết định chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm sát, trách nhiệm của các lãnh đạo VKS rất nặng nề. Vì vậy, trong vấn đề nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra bao hàm cả yêu cầu tất yếu về tăng cường năng lực lãnh đạo trong đó bao gồm sự chí đạo điều hành của lãnh đạo và các phịng nghiệp vụ của VKS cấp trên nhưng chủ yếu, thường xuyên và trực tiếp vẫn là của chính các lãnh đạo đơn vị VKS cấp huyện. Điều này có ý nghĩa trước hết là đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất trong ngành và cũng là đảm bảo việc phân cấp quản lý của VKS, phát huy tính sáng tạo và chủ động của từng đơn vị VKS cấp huyện trong công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung.

Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả của công tác chỉ đạo và điều hành của lãnh đạo VKS lại phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng công tác tham mưu cùa các Kiểm sát viên - những chù thể trực tiếp tiến hành hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án. Vi vậy, cần đồng thời vừa đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất lại vừa đảm bảo phát huy được tính chủ động và sáng tạo của các Kiểm sát viên. Muốn vậy, trong quy chế nghiệp vụ

của mồi đơn vị cần phải có sự phân định cụ thế quyền và trách nhiệm cho các cán bộ, Kiểm sát viên để nhằm vừa tạo điều kiện cho họ phát huy năng lực, sở trường và sự độc lập, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm trong công việc, vừa tránh

tư tưởng né tránh, đùn đấy trách nhiệm, ỳ lại vào cấp trên vì viện lý do thực hiện nguyên tắc tập trung thống nhất một cách máy móc, vừa đảm bảo được tối đa nguyên tắc tập trung thống nhất. Đó cũng chính là quan điểm chỉ đạo và là những yêu cầu, nhiệm vụ mà các Nghị quyết cùa Đăng về cải cách tư pháp đặt ra. “Tăng quyền hạn, trách nhiệm tố tụng của Kiểm sát viên... để họ chủ động thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trong hoạt động tố tụng” [4, tr. 17].

Có một vấn đề quan trọng không thể không đề cập đến trong công tác của các lãnh đạo VKS là phải sâu sát, có sự theo dõi thường xuyên, có hệ thống, đánh giá một cách thỏa đáng và công minh đối với mồi cá nhân cụ thể nhất là thông qua công việc bởi qua đó con người bộc lộ một cách rõ nét nhất khả năng, tính cách và phẩm chất cùa mình; trên cơ sở đó cần phải có sự thưởng phạt nghiêm minh. Có như vậy mới phát huy được các nhân tố tích cực, dần dàn loại bỏ các yếu tố tiêu cực. Lãnh đạo VKS bao gồm Viện trưởng và các Phó Viện Trưởng nhưng vai trị lãnh đạo của Viện trưởng là chủ yếu nhất. Viện trưởng phái có sự phân cơng cơng việc cho Phó Viện trưởng phụ trách từng mảng công việc, phân công cho cho từng bộ phận công tác, tùng cán bộ, KSV một cách hợp lý nhằm phát huy hết thế mạnh chuyên môn của từng người, tạo sự phối họp chặt chẽ, có tính hồ trợ giữa các bộ phận. Viện trưởng phân cơng Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên phụ trách vụ án hình sự; Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố và kết quả là dự thảo bản cáo trạng trình Phó Viện trưởng phụ trách ký. Do vậy, đế tăng cường vai trò lãnh đạo trong VKSND hai cấp tỉnh Yên Bái thì cán bộ thực hành quyền công tố cũng phải nâng cao

trách nhiệm của mình. Ngồi ra, Viện trưởng phải kịp thời năm băt, sâu sát từng vấn đề phát sinh trong giai đoạn truy tố để chỉ đạo kịp thời.

Viện trưởng VKSND tỉnh cần có biện pháp đề các VKS cấp dưới thực hiện thường xuyên và nghiêm túc chế độ báo cáo, thống kê, chế độ thỉnh thị nghiệp vụ các vụ án ma túy nói riêng và các tội phạm khác nói chung; đồng thời phải có cơ chế xử lý thông tin báo cáo, trả lời thỉnh thị nhanh chóng, kịp thời. Tiếp theo, cần tăng cường cơng tác kiểm tra hoạt động ban hành các quyết định pháp lý trong giai đoạn truy tố như chế độ gửi báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm phục vụ các chuyên đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay định chỉ điều tra, tạm đình chỉ điều tra hay gửi các bản cáo trạng về các phòng nghiệp vụ của VK.SND thành phố Hà Nội để theo dõi.

Để quan hệ phối hợp tốt, các đơn vị liên quan cần thường xuyên trao đổi thông tin liên quan đến vụ án. Đối với các vụ án phức tạp, VKSND cấp trên có thể trực tiếp xây dựng cáo trạng, sau đó chuyển xuống VKSND cấp dưới thực hành quyền công tố kiểm sát xét xử tuy nhiên VKSND cấp dưới cần chủ động thỉnh thị để VKSND cấp trên nắm được và tham gia.

Một phần của tài liệu Thực hiện chức năng của viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố vụ án ma túy (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh yên bái) (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)