đế thực hành quyền công tổ và kiểm sát điều tra của Kiểm sát viên
VKS hai cấp cần thường xuyên tổ chức các cuộc giao ban liên ngành để nắm chắc diễn biến, cơ cấu thơng tin và tính chất của tình hình tội phạm ma túy diễn ra tại địa phương trong từng thời điểm (tuần, tháng, quý và năm), qua đó tham mưu cho cấp ủy địa phương kịp thời những điểm nóng về tình hình ma túy. Thơng tin có được đề CQĐT khám phá các vụ án ma túy thường là kết quả của nhiều năm theo dõi, xâu chuỗi các hành vi phạm tội của các đối tượng trong các vụ án khác nhau. Do vậy, qua công tác truy tố các vụ án ma túy, Kiểm sát viên cần phân tích, tồng hợp và đánh giá số đối tượng phạm tội, thủ đoạn phạm tội và hậu quả do tội phạm gây ra, từ đó phối hợp với CQĐT trong đấu tranh với tội phạm ma túy. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ truy tố, KSV được phân công nghiên cửu vụ án phải khấn trương kiểm tra, đánh giá các tài liệu chứng cứ do CQĐT thu thập được và việc thu thập có đúng
trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ để xây dựng cho bản thân một kỳ năng nghiên cứu đối với từng loại vụ án cá biệt, tạo kinh nghiệm cho bản thân để truy tố các vụ án ma túy khác. Đối với các vụ án ma túy, KSV cần nghiên cứu kỳ các tài liệu như: Biên bản bắt giữ người phạm tội quả tang, lệnh bắt khẩn cấp, niêm phong vật chứng, biên bản ghi lời khai người bị bắt, kết luận giám định, lời khai ban đầu, ... để xác định xem trong q trình điều tra, cơ quan điều tra có vi phạm quy định về tố tụng hay khơng từ đó làm cơ sở xây dựng Cáo trạng của Viện kiếm sát bảo đảm nội dung, thông tin cần thiết. Đồng thời, các tài liệu nêu trên đều là các tài liệu khách quan, mang tính chất “nóng”, có nhiều thơng tin có thề khai thác để làm rõ hơn nội dung vụ án và là căn cứ buộc tội cũng như gỡ tội đối với bị can. Các kết quả ban đầu thường phản ánh chính xác nội dung vụ án ma túy, do vậy, trong quá trình truy tố các vụ án ma túy, cần nghiên cứu kỹ các nội dung trên.
Trong quá trình thực hiện chức năng truy tố các vụ án ma túy trên địa bàn tỉnh Yên Bài, VKSND hai cấp xác định công tác kiểm sát khơng chỉ có mục đích duy nhất là đấu tranh với tội phạm, mà cịn có nhiệm vụ thơng qua công tác KSĐT phát hiện các nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm ma túy và tệ nạn xã hội, vì vậy VKSND hai cấp cần đấy mạnh việc nghiên cứu để có những báo cáo chuyên đề, tham luận đưa ra những giải pháp, kiến nghị về những nguyên nhân phát sinh tội phạm, tệ nạn về ma túy và những biện pháp đấu tranh phòng ngừa, đặc biệt là tình hình tệ nạn mua bán và sử dụng ma túy tổng hợp trong tầng lớp thanh thiếu niên hiện nay, qua đó lãnh đạo Viện các cấp tham gia Ban chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội sẽ tham mưu cho cấp ủy địa phương các biện pháp để hạn chế, từng bước đẩy lùi tội phạm và tệ nạn này.
- Đối với VKSND tỉnh Yên Bái cần phải có kế hoạch chi tiết cụ thể về việc tập huấn cho KSV, cán bộ mồi khi BLHS và Bộ luật TTHS được sửa đổi
hoặc có văn bản hướng dân mới nhât là những văn bản liên quan đên lĩnh vực ADPL trong thực hiện QCT đối với các tội phạm ma tuý, như thông tư liên tịch số 17/TTLT của BCA, VKSNDTC, TANDTC, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm ma tuý” BLHS năm 1999; Thông tư số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của thông tư liên tịch số 17. Giải thích và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật là cơng tác khó khăn và phức tạp. Đặc biệt trong xử lý tội phạm ma tuý, đây là loại tội phạm được cả xã hội quan tâm.