Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 10 thơng qua ngày 27/11/2015, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016. Bộ luật gồm 510 điều, được bố cục thành 9 phần, 36 chương, trong đó, bổ sung mới 176 điều, sửa đổi 317 điều, giữ nguyên 17 điều, bãi bỏ 26 điều. Đây là đạo luật quan trọng do Viện kiếm sát nhân dân tối cao được giao chù trì soạn thảo, liên quan trực tiếp đến công cuộc đấu tranh chống tội phạm, đến các quyền cơ bản nhất của con người, của cơng dân, do đó u cầu đặt ra được quán triệt trong suốt quá trình soạn thảo là phải thể chế hóa đầy đủ, sâu sắc chủ trương cải cách tư pháp của Đảng, Hiến pháp năm 2013, phải thực sự cơng tâm, khách quan, vì cuộc sống bình yên của nhân dân, vì những giá trị văn minh, tiến bộ của nền tư pháp. Mặc dù vậy, qua nghiên cứu các tài liệu dự thảo của BLTTHS 2015 và Kỷ yếu hội thảo, tôi xin nêu ra một số điểm mới để nâng cao hiệu quả chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố các vụ án ma túy nói riêng và các tội phạm khác nói chung như sau.
Thứ nhất, cần bổ sung quy định tại Điều 42 BLTTHS năm 2015 về
nhiệm vụ, quyền hạn cùa Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố. Việc bổ sung quy định này là hết sức cần thiết để có căn cứ pháp lý thừa nhận các tài liệu, chứng cứ do Kiểm sát viên trực tiếp tiến hành
các hoạt động điều tra trong giai đoạn truy tố là hợp pháp.
Thứ hai, bổ sung quy định về thời hạn truy tố tại khoản 1 Điều 240
BLTTHS năm 2015 theo hướng: Đối với trường hợp trong cùng một vụ án có nhiều bị can bị CQĐT đề nghị truy tố về nhiều tội danh khác nhau theo quy
định của BLHS, thì thời hạn truy tơ được tính theo tội danh nặng nhât mà bị can bị đề nghị truy tố, nhung phải bảo đảm áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế của từng bị can phạm tội tương ứng. Bên cạnh đó, về thời hạn giao bản cáo trạng tại Điều 240 BLTTHS năm 2015 nên sừa đổi theo hướng có thể gia hạn nhung không quá 10 ngày nếu trường họp vụ án phát sinh những tình tiết mới phức tạp kể từ ngày ban hành cáo trạng.
Thứ ba, sửa đổi, bổ sung một số quy định về việc yêu cầu điều tra, yêu
cầu điều tra bổ sung:
về trách nhiệm thực hiện các yêu cầu điều tra bô sung: Khi VKS trả hồ
sơ để yêu cầu điều tra bổ sung thì CQĐT có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu
cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bơ sung của VKS; trường hợp vì lý do bất khá khảng hoặc do trở ngại khách quan mà khơng thực hiện
được thì phải nêu rõ lý do bằng vãn bản. Trách nhiệm thực hiện các yêu cầu
điều tra bổ sung của CQĐT là bắt buộc, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, cần quy định văn bản quy định chế tài xử lý và trách nhiệm cụ thể của CQĐT khi không thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong
quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra mà khơng vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan.
Một phần nguyên nhân của yêu cầu trên cần được đặt ra đã được nêu từ phần trên, đó là hiện nay chưa có quy định chế tài đối với trường hợp Điều tra viên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đù các yêu cầu của Viện kiểm sát dẫn đến việc kéo dài thời gian giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, kéo dài thời gian điều tra, kết quả điều tra không bão đảm yêu cầu của Viện kiếm sát nhân dân. Hiện nay, đã có quy định cụ thể hơn về việc chuyển hồ sơ giải quyết tin báo, giải quyết vụ án chẳng hạn như quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT- VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018 của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao
- Bộ Công an - Bộ Qc Phịng quy định vê phôi hợp giữa Cơ quan điêu tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự đã quy định về việc thống nhất điều tra giữa Cơ quan điều tra và Viện kiếm sát, tuy nhiên cũng tại quy định này chưa đề cập đến việc khi hết thời hạn điều tra, hết thời hạn gia hạn điều tra thì Viện kiểm sát có quyền từ chối tiếp nhận hồ sơ điều tra của Cơ quan điều tra hay khơng thì chưa được đề cập đến. Do vậy, dẫn đến trường hợp, một hồ sơ đã được gia hạn điều tra, trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng Viện kiểm sát vẫn phải truy tố mặc dù căn cứ để buộc tội chưa bảo đảm theo các yêu cầu của Viện kiểm sát. Dần đến tình trạng hồ sơ bị kéo dài thời hạn giải quyết, không bảo đảm các yêu cầu buộc tội dễ dẫn đến án oan, sai, bỏ lọt tội phạm cũng như lãng phí nhân lực, vật lực vì các ngun nhân khơng cần thiết. Do vậy, cần bảo đảm các yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát được thực hiện một cách nghiêm túc, việc thực hiện là bắt buộc.
Từ yêu cầu đặt ra ra như trên cần thiết phải xây dựng cơ chế để ràng buộc trách nhiệm của Cơ quan điều tra, Điều tra viên trong việc thực hiện các quyết định, yêu cầu tố tụng của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên. Các yêu cầu của Viện kiếm sát về mặt phpá luật (như phải chứng minh các tình tiết, tuân thủ quy định của pháp luật trong hoạt động điều tra,...) phải được Cơ quan điều tra, Điều tra viên thực hiện, bảo đảm sự thật khách quan của vụ án hình
sự. Đồng thời, trong mối quan hệ này cần quy định rõ hơn hậu quả pháp lý nếu Cơ quan điều tra, Điều tra viên không thực hiện theo yêu cầu của Viện kiểm sát như: Kiểm sát viên có quyền từ chối nhận hồ sơ trong trường hợp Kiểm sát viên đề ra yêu càu điều tra bắt buộc nhưng Điều tra viên không thực hiện mà vẫn kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát. Để bảo đảm các yêu cầu của Viện kiếm sát phải được Cơ quan điều tra thực hiện nghiêm chỉnh, trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát có thể trực tiếp thực hiện mọi
biện pháp do nBỘ luật Tố tụng hình sự quy định nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vơ tội. Theo hướng này, Bộ luật tố tụng hình sự cần quy định Viện kiểm sát có thẩm quyền trực tiếp điều tra, trực tiếp ra quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can hoặc thực hiện các biện pháp điều tra nếu đã yêu cầu mà Cơ quan điều tra không thực hiện, thực hiện không nghiêm chỉnh, không đạt hiệu quả hoặc trong các trường hợp khác mà Viện trưởng Viện kiểm sát xét thấy cần thiết để thực hiện đầy đủ trách nhiệm cơng tố của mình. Bên cạnh đó, có cơ chế gắn trách nhiệm pháp lý của Viện kiểm sát, của Kiểm sát viên trong việc đưa ra các yêu cầu, quyết định đối với Cơ quan điều tra mà khơng có căn cứ hoặc khơng đúng pháp luật. Với việc phân định vị trí, vài trị như trên thì Cơ quan điều tra vẫn hoàn toàn chủ động trong hoạt động điều tra, Kiếm sát viên không làm thay cơng việc của Điều tra viên, mà đống vai trị phối hợp, dẫn đường, quyết định việc buộc tội trong giai đoạn điều tra làm căn cứ cho hoạt động truy tổ của Viện kiếm sát trong giai đoạn truy tố; theo đó cần nghiên cứu cơ chế hữu hiệu bảo đảm việc Cơ quan điều tra thực hiện nghiêm yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân. Viện trưởng viện kiềm sát có quyền đề xuất xử lý kỷ luật đối với Điều tra viên trong việc thực hiện yêu cầu của Viện kiếm sát.
Đế bào đăm cho hoạt động truy tố được thực hiện đúng, ngoài việc thực hiện các biện pháp điều tra, cần bồ sung việc Viện kiểm sát tự mình hoặc theo đề nghị cùa Cơ quan điều tra, trực tiếp ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bở các biện pháp ngăn chặn và các biện pháp cưỡng chê tô tụng khác trong giai đoạn điều tra như: Trực tiếp ra quyết định bắt bị can để tạm giam, ra quyết định đặt tiền đề bảo đảm, bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, thay cho phê chuẩn các quyết định đó của Cơ quan điều tra như quy định hiện hànhl trực tiếp ra quyết định khám xét, tạm giữ đồ vật, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của đối tượng trong vụ án. Tuy nhiên, trừ biện pháp bắt khẩn cấp (giữ người trong
trường hợp khân câp), khmả xét khân câp vân thuộc quyên chủ động của Cơ quan điều tra, vì các biện pháp này được tiến hành trong nhũng trường hợp khơng thề trì hỗn nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm và việc tẩu tán tài sản, vật chứng của vụ án. Có như vậy mới bảo đảm đúng vị trí trách nhiệm thực hành quyền cơng tố, chủ trì việc buộc tội, quyết định tạm thời hạn chế một số quyền của công dân; bảo đàm quyền đi đôi với trách nhiệm của Viện kiểm sát; đồng thời cũng là để đơn giản thuận lợi về mặt thủ tục, đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án và tiết kiệm các chi phí tố tụng.
Thứ tư, Bổ sung quy định về thẩm quyền của Viện kiểm sát trong việc
truy tố hoặc không truy tố (lựa chọn truy tố). Theo đó, quy định về giới hạn truy tố, chuyển từ cơ chế “truy tố bắt buộc” sang cơ chế “truy tố có điều kiện” trên cơ sở xem xét, đánh giá, cân nhắc thận trọng các lợi ích (trước hết là vì lợi ích công) để quyết định việc truy tố. Đây là nội dung nhằm tránh hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế hoặc ngược lại và tạo hành lang pháp lý cho sự đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế; đồng thời, bảo đảm chống oan, sai, chống bở lọt tội phạm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Thứ năm, Nghiên cứu các quy định về các biện pháp để rút ngắn thủ tục
tố tụng trong giai đoạn truy tố như sau:
+ Thỏa thuận nhân tội giữa Kiểm sát viên và nghi can được thực hiện
đổi với vụ án không nghiêm trọng, bằng chứng và tội danh rõ ràng. Bị can có
thể thỏa thuận với Kiểm sát viên về việc giảm hình phạt để đổi lấy việc nhận tội. Kết quà của quá trình thỏa thuận nhân tội là một văn bản thởa thuận ghi rõ căn cứ pháp luật, nghi phạm là ai, nhận tội gi, hậu quả ra sao, mức hình phạt ra sao, mức hình phạt tối đa, ...
+ Hòa giải giữa bị hại và bị cảo: Hai bên sẽ thỏa thuận về mức bồi
thường sau khi bị can đã nhận tội.
+ Tạm đình chỉ truy tổ có điều kiện: Kiểm sát viên có quyền ra phán
qut vê việc “tạm treo” truy tơ có điêu kiện trong thời hạn nhât định; nêu trong khoảng thời gian đó bị can có hành vi tốt và các bên cịn lại khơng có ý kiến gì thì Kiểm sát viên có thể chấm dứt việc kết tội sau khi hết thời hạn trên.
Đối với các quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2015 đối với các tội phạm về ma túy, hiện nay vẫn còn rất nhiều mâu thuẫn trong quy định của pháp luật về các tội phạm ma túy trong Bộ luật Hình sự năm 2015 dẫn đến việc những người tiến hành tố tụng có những cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng pháp luật. Điều này dẫn đến việc chậm trễ trong việc áp dụng pháp luật, nhiều vụ việc cần chờ sự chỉ đạo của các cơ quan liên ngành cấp trên dẫn đến tình trạng chậm trễ, áp dụng sai các quy định pháp luật làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bị can, bị cáo. Do vậy, cần có các văn bản hướng dẫn liên ngành thống nhất để bảo đảm việc áp dụng chung cho các cơ quan tư pháp và những người áp dụng pháp luật khác.