Quan tâm hơn về chế độ chính sách đối vói cán bộ ngành kiểm sát

Một phần của tài liệu Thực hiện chức năng của viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố vụ án ma túy (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh yên bái) (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 78 - 85)

Thực hiện tinh thần của các chì thị và nghị quyết trên của Đảng, trong thời gian qua các cấp ủy, Đảng và chính quyền đã có sự quan tâm đặc biệt đối với các cơ quan tư pháp nói chung, với ngành kiểm sát và các VKS cấp huyện nói riêng. Nhờ đó cơ sở vật chất và các trang thiết bị làm việc cùa các cơ quan VKS cấp huyện thành phố Hà Nội đã có sự cải thiện rất rõ rệt. Hầu hết các VKS cấp huyện đã được xây mới hoặc sữa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc và mua sắm các thiết bị phục vụ cho cơng tác chun mơn. Chính sách đãi ngộ đối với các cán bộ, Kiểm sát viên đã có những bước tiến bộ: Nhà nước chính thức cỏ khoản phụ cấp trách nhiệm cho các cán bộ, Kiếm sát viên trong đó có các cán bộ, Kiểm sát viên VKS cấp huyện, các khoản tiền bồi dưỡng phiên

tòa và khám nghiệm hiện trường, cơng tác phí cũng được nâng hơn theo thời giá... Nhờ đó điều kiện làm việc cũng như đời sống của cán bộ kiềm sát cấp huyện phần nào được cải thiện. Điều đó tạo ra một sự phấn khởi thoải máiJ • < > nhất định trong các cán bộ, Kiếm sát viên.

Tuy nhiên so với thực tế yêu cầu của công tác kiềm sát trong hồn cảnh hiện nay thì cịn nhiều vấn đề khó khăn đặt ra: Một số đơn vị Viện kiểm sát• • • •

trên địa bàn tỉnh Yên Bái rất xa trung tâm, điều kiện sinh hoạt rất khó khăn, khơng bảo đảm điều kiện làm việc, khơng thể hiện tính uy nghi cần có, cùa một cơ quan công quyền, một số trụ sở bị dập nát, xuống cấp, các trang thiết bị có sẵn thì đã cũ kỹ và lạc hậu, chưa có điều kiện thay mới, trang thiết bị không đáp ứng được nhu cầu cơng việc; do nguồn kinh phí hạn hẹp và chưa được đầu tư đúng mức, đúng mục đích nên các tài liệu chun mơn, sách, báo, tạp chí cần thiết phục vụ cho công việc vẫn chưa được mua sắm, và lưu trữ đầy đủ và khoa học; các tiện nghi phục vụ cho công tác chuyên môn như vi tính, điện thoại, xe cơng vụ cịn chưa được trang bị đầy đù,... Chế độ chính

sách của các Kiểm sát viên rất nặng nề trong khi đó đãi ngộ chưa thỏa đáng với đời sống nên không thể tập trung tồn tâm tồn ý vào cơng việc ảnh hưởng một phần đến chất lượng công tác.

Do vậy, cần phải có hướng đầu tư và hồ trợ hơn nữa đề đảm bảo cơ sở vật chất và các phương tiện làm việc cho các VKS cấp huyện như xây dựng, nâng cấp các trụ sờ làm việc cho các VKS cấp huyện; tăng cường đầu tư và trang bị cơ sở vật chât và các kinh phí câp đê hoạt động, chi phí cho việc mua

sắm các sách báo tài liệu để nghiên cứu phục vụ công tác nghiệp vụ; VKSNDTC cần chủ động trang bị cho các VKS cấp dưới nhất là cấp huyện các sách, tài liệu pháp luật phục vụ cho công tác chuyên môn... cần có chính sách tháo gỡ ở tầm vĩ mơ nhằm cải thiện chế độ phụ cấp, đãi ngộ thỏa đáng tương xứng với khối lượng và tính chất cơng việc đối với cán bộ kiểm sát.

Trong những năm qua, công tác tô chức cán bộ của ngành Kiêm sát nhân dân nói chung và VKSND tỉnh Yên Bái đã có nhiều chuyển biến tích cực, số lượng và chất lượng cán bộ từng bước được bảo đảm, là điều kiện quan trọng nâng cao chất lượng THQCT và kiếm sát các hoạt động tư pháp. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành của bộ máy vẫn cịn nhiều tồn tại, yếu kém, thể hiện như: Công tác tổ chức và bộ máy ở một số đơn vị cấp huyện vẫn chậm được kiện toàn và đối mới; việc sắp xếp cán bộ có lúc, có nơi chưa hợp lý, chưa đúng sớ trường, năng lực công tác...

Nhằm khắc phục những yếu kém, tồn tại về công tác tổ chức bộ máy, trong thời gian tới cần thực hiện những giải pháp sau:

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục chỉ đạo toàn ngành sấp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các đơn vị theo đúng quy định của Luật Tô chức VKSND năm 2014 và yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát.

- Viện kiềm sát nhân dân tỉnh Yên Bái cần rà soát xác định rõ nhu cầu về biên chế và cơ cấu KSV, KTV cùa từng VKSND cấp huyện, thị xã, thành phổ để đề nghị VKSNDTC quyết định giao biên chế cho phù họp. Nhu cầu về biên chế không chỉ được xác định trên cơ sở khối lượng công việc như: số lượng án thụ lý, giải quyết hàng năm mà phải còn được xác định căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của ngành về công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp (phải định hình được số lượng cơng việc trong một năm), các nhiệm vụ chính trị khác thuộc phạm vi ngành phải giải quyết và các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội của từng đơn vị. Trên cơ sở đó, VKSND tỉnh Yên Bái báo cáo VKSNDTC tổng hợp để báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội xem xét cấp biên chế cho các đơn vị Viện kiểm sát nhân dân.

Các đơn vị trong ngành Kiếm sát tỉnh Yên Bái nói chung phải xác định rõ yêu cầu và mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm tra viên, KSV đảm bảo

đủ vê sô lượng, đạt yêu câu vê chât lượng, hàng năm rà soát, đánh giá, phân loại cán bộ, KSV để sắp xếp, bố trí đúng người, đúng việc nhằm phát huy hết năng lực, sở trường của từng cán bộ, kiểm sát viên.

Công tác quy hoạch cán bộ phải được làm thường xuyên và liên tục nhằm tạo nguồn cán bộ cho việc thực hiện nhiệm vụ trước mắt cũng như về lâu dài, đăm bảo tính liên tục, kế thừa, khắc phục tình trạng thiếu hụt, chắp vá.

Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, KSV phải được làm một cách khách quan, toàn diện cả về mặt chính trị, phẩm chất đạo đức, chun mơn nghiệp vụ và năng lực thực tiễn. Xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể để xây dựng chương trình, kế hoạch và nội dung đào tạo phù hợp và hiệu quả. Mở rộng các hình thức và loại hình đào tạo, thường xuyên nghiên cứu, đổi mới các hình thức đào tạo; chú ý kết hợp giữa đào tạo theo quy hoạch, kế hoạch với khuyến khích cán bộ, KSV tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Cần nhanh chóng hồn thành xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng cán bộ vào ngành theo hướng chú trọng cả về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và năng lực chuyên môn nghiệp vụ; có chính sách khuyến khích, ưu tiên những

sinh viên được đào tạo cơ bản, có học lực khá, giỏi trở lên vào công tác trong ngành. Hiện nay, đã xây dựng trường Đại học Kiểm sát Hà Nội nhằm đào tạo nhân lực cho ngành Kiếm sát nhân dân cũng như là nơi nghiên cúu tăng cường các kiến thức nghiệp vụ của ngành Kiểm sát. Do vậy Viện kiếm sát nhân dân tỉnh Yên Bài cần có những cơ chế phối hợp để tăng cường chất lượng của kiểm sát viên nói chung từ đó thúc đẩy chất lượng hoạt động truy tổ đổi với các vụ án ma túy nói riêng.

Bên cạnh việc xây dựng và tuyển dụng cán bộ, tiếp tục tăng cường quản lý chặt chẽ cán bộ, KSV kịp thời phát hiện những cán bộ, KSV có biểu hiện tiêu cực, vi phạm kỷ luật nghiệp vụ để uốn nắn và xử lý nhằm làm trong

sạch bộ máy của ngành. Tiêp tục triên khai và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị; phấn đấu thực hiện tốt tiêu chí Người cán bộ kiểm sát theo lời dạy của Chù tịch Hồ Chí Minh: “Cơng minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn cách mạng mới của đât nước,VKSND được giao cho chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Đây là một nhiệm vụ rất vinh dự nhưng cũng rất nặng nề mà VKSND được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao cho gánh vác. Đen nay, công tác kiểm sát đã đạt được những kết quả tốt góp phần không nhở vào sự nghiệp đổi mới của đất nước song cũng vẫn còn những hạn chế tồn tại mà tồn ngành kiếm sát phải xác định để có hướng phấn đấu khắc phục nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; công tác kiểm sát được tạo nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng cịn gặp khơng ít những khó khăn, vướng mắc trên các phương diện cả về lý luận và thực tiễn.

Trong 5 năm qua (từ 2016- 2020), hoạt động THQCT và KSĐT trong giai đoạn truy tố các vụ án về ma túy của VK.SND tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng cũng cịn có những tồn tại, hạn chế nhất định. Những hạn chế đó cần sớm được khắc phục nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống tội phạm về ma túy trong tình hình mới.

Đe góp phần vào việc tháo gỡ những khó khăn đó, tơi đã nghiên cứu để góp phần làm sáng tở một số vấn đề lý luận về quyền công tố, thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, khái niệm, đối tượng, nội dung, phạm vi và mối quan hệ giữa các vấn đề đó, coi đó là những nền tảng cho việc nhận thức và thực hiện các chức năng nhiệm vụ cùa VKSND, phân tích và làm rõ thực hành quyền công tố và và kiểm sát tuân theo pháp luật của VKS trong giai đoạn điều tra đồng thời trên cơ sở sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh ... đánh giá đánh giá thực trạng thực hiện chức năng truy tố các vụ án về ma túy của VKSND tỉnh Yên Bái, các kết quả đã đạt được cần phát huy, các vấn đề thiếu sót yếu kém tồn tại cũng như nguyên nhân của chúng. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp và có

một sô kiên nghị cân thực hiện nhăm nâng cao chât lượng hoạt động truy tơ. Trong đó tập trung chủ yếu vào nhân tố con người, sớm xây dựng các văn bản pháp luật để tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa VK.S với các cơ quan chức năng trong giải quyết án hình sự nhằm ngày một nâng cao chất lượng của công tác kiểm sát trong đó có chức năng truy tố của VKSND thành phố Hà Nội đối với các vụ án về ma túy.

Mặc dù luận văn chưa thực sự đầy đủ và sâu sắc về lý luận, tuy nhiên bằng kinh nghiệm của người đang trực tiếp thực hiện việc truy tố các vụ án ma túy, tôi cũng mạnh dạn đưa ra những giải pháp mang tính áp dụng để cùng tháo gỡ những khó khăn trong q trình giải quyết án nhàm đảm bảo chức năng truy tố của Viện kiểm sát nhân dân thực sự phát huy hiệu quả trong cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm ma túy nói riêng và các tội phạm khác trong tiến trình cải cách tư pháp cua đất nước. Những nội dung trên cua luận văn là kết quả của sự nỗ lực của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của của người dẫn khoa học, sự giúp đỡ của đồng nghiệp và sự tạo điều kiện của gia đình. Những kết quả khiêm tốn của đề tài này hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé về mặt lý luận và thực tiễn trong công cuộc cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước ta đề ra.

Một phần của tài liệu Thực hiện chức năng của viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố vụ án ma túy (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh yên bái) (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)