Phát triển tư duy Sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng đánh giá định tính kết quả học tập để tổ chức dạy học sinh học 11 trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực nhận thức của học sinh (Trang 38 - 39)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Phát triển tư duy gắn liền với phát triển nhận thức

1.3.5. Phát triển tư duy Sinh học

Việc phát triển tư duy cho HS trước hết là giúp cho HS nắm vững kiến thức, biết vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập và thực hành qua đó mà kiến thức HS thu nhận được trở nên vững chắc và sinh động hơn. HS chỉ thực sự lĩnh hội được tri thức khi tư duy của họ được phát triển và nhờ sự hướng dẫn của GV mà HS biết phân tích, khái qt tài liệu có nội dung sự kiện cụ thể và rút ra những kết luận cần thiết.

Tư duy càng phát triển thì càng có nhiều khả năng lĩnh hội tri thức một cách nhanh chóng, sâu sắc và khả năng vận dụng tri thức càng linh hoạt, có hiệu quả hơn. Như vậy sự phát triển tư duy của HS được diễn ra trong quá trình tiếp thu và vận dụng tri thức. Khi tư duy phát triển sẽ tạo ra một kĩ năng và thói quen làm việc có suy nghĩ, có PP chuẩn bị lâu dài cho HS hoạt động sáng tạo sau này. Do đó hoạt động giảng dạy SH cần phải tập luyện cho HS khả năng tư duy sáng tạo qua các khâu của quá trình dạy học. Từ hoạt động dạy học trên lớp thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập mà GV điều khiển hoạt động nhận thức của HS để giải quyết các vấn đề học tập được đưa ra. HS tham gia vào vấn đề này một cách tích cực sẽ nắm được cả kiến thức và PP nhận thức đồng thời các thao tác tư duy cũng được rèn luyện.

Dấu hiệu đánh giá tư duy phát triển:

Có khả năng tự lực chuyển các tri thức, kĩ năng sang một tình huống mới: Trong quá trình học tập, HS đều phải giải quyết những vấn đề đòi hỏi

liên tưởng đến những kiến thức đã học trước đó. Nếu HS độc lập chuyển tải tri thức vào tình huống mới thì chứng tỏ đã có biểu hiện tư duy phát triển.

Tái hiện nhanh chóng các kiến thức, các mối quan hệ cần thiết để giải quyết bài tốn nào đó. Thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ bản chất giữa các sự vật hiện tượng.

Có khả năng phát hiện cái chung của các hiện tượng khác nhau, sự khác nhau giữa các hiện tượng tương tự.

Có năng lực áp dụng kiến thức vào thực tế. Đây là kết quả phát triển tổng hợp của sự phát triển tư duy. Để có thể giải quyết tốt các bài tốn địi hỏi HS phải có sự định hướng tốt, biết phân tích, suy đốn và vận dụng các thao tác tư duy để tìm cách áp dụng thích hợp, cuối cùng là tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng đánh giá định tính kết quả học tập để tổ chức dạy học sinh học 11 trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực nhận thức của học sinh (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)