Các biện pháp rèn luyện năng lực nhận thức cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng đánh giá định tính kết quả học tập để tổ chức dạy học sinh học 11 trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực nhận thức của học sinh (Trang 62 - 66)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.4. Các biện pháp rèn luyện năng lực nhận thức cho học sinh

Bước 1: Xác định được chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học

Việc đổi mới kiểm tra đánh giá trước hết cần bám sát mục tiêu môn học, từ mục tiêu môn học và chuyển thành chuẩn kiến thức kỹ năng, thái độ cần đánh giá.

Trong đánh giá quan trọng sự đánh giá toàn diện về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ. Những bài kiểm tra yêu cầu chỉ tái hiện kiến thức được giảm, tăng cường vào đó là những câu kiểm tra địi hỏi tư duy sáng tạo, năng lực vận dụng tri thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn được tăng cường. Mặt khác mỗi bài kiểm tra có thể dùng nhiều loại câu hỏi khác nhau nhằm phân hóa đối tượng học sinh, giúp giáo viên có được đầy đủ thông tin với từng đối tượng học sinh trong lớp.

Bước 2: Chuyển các yêu cầu cần đạt trong chuẩn kiến thức kỹ năng thành tiêu chí đánh giá.

Mỗi yêu cầu cần đạt trong chuẩn kiến thức kỹ năng giáo viên xây dựng những thang điểm phù hợp để đánh giá từ đó thiết lập ma trận đề tương ứng với thang điểm đã xây dựng

Bước 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập để hình thành năng lực nhận thức của học sinh.

Vận dụng trong hoạt động dạy học là rất quan trọng. Có vận dụng kiến thức để làm bài tập, trả lời các câu hỏi vận dụng thì mới nâng cao năng lực nhận thức.

Có vận dụng kiến thức thì mới nhớ lâu nếu khơng bao nhiêu kiến thức mình dày cơng nghiên cứu khơng có vận dụng sẽ dễ dàng bị lãng quên một cách uổng phí.

Có vận dụng thì bạn mới thấy hết giá trị, sự bổ ích của các kiến thức đã học;sự cần thiết đó lại càng hứng thú trong học tập và lại càng hăng say khám phá những kiến thức mới.

Để xây dựng các tiêu chí làm thước đo cho sự nhận thức nhà giáo dục học Bloom đã đưa ra phép phân loại nhận thức để đánh giá khả năng nhận thức.Năng lực nhận thức được thể hiện qua 6 mức độ, mỗi mức độ đặc trưng cho một hoạt động trí tuệ và dần càng phức tạp hơn.

1. Biết: Ghi nhớ các sự kiện, thuật ngữ và các nguyên lý dưới hình thức mà

học sinh đã được học. Ở mức độ này học sinh phải trả lời được các câu hỏi để tái hiện lại các khái niệm, định nghĩa nhưng chưa thể vận dụng được. Ở cấp độ nhận biết này học sinh chỉ cần nhớ và phát biểu được nội dung các khái niệm: Sinh sản vơ tính, Sinh sản hữu tính, Giâm, Chiết, ghép…

2. Hiểu: Hiểu các tư liệu đã được học, học sinh phải có khả năng diễn giải, mơ tả tóm tắt thơng tin thu nhận được. Mức tái hiện lại một cách đa dạng một thơng tin là mới chỉ hiểu ở một trình độ thấp. Hiểu ở một trì độ cao là có khả năng diến đạt lại một nội dung một kiến thức bằng ngôn ngữ khác của chính người học, đồng thời người học phải giải thích nội dung kiến thức theo ngôn ngữ cách hiểu của bản thân mình. Để có thể giải thích được địi hỏi người học phải có khả năng nhận biết nắm được những ý chính, cái cốt lõi của kiến thức để từ đó người học diến đạt được nó theo ngơn ngữ của chính mình. Nếu mà khi làm lại chép nguyên xi như sách giáo khoa có nghĩa là chưa hiểu.

3. Áp dụng: Từ những kiến thức đã học, áp dụng được các thông tin, kiến thức vào tình huống khác với tình huống đã học để giải quyết các tình huống. Một kiến thức dù hay đến mấy, có giá trị đến mấy mà người học khơng vận dụng được thì cũng vơ ích. Sự vận dụng vừa là mục đích vừa là sự cần thiết trên các phương diện đối với người học.

Mức độ vận dụng cũng từ thấp đến cao, từ ứng dụng một cách máy móc đến vận dụng một cách nhuần nhuyễn. Từ việc giải quyết một vấn đề gần gũi học sinh có thể giải quyết được những vấn đề phức tạp hóc búa. Từ việc giải quyết các vấn đề một cách nhuần nhuyễn sẽ dẫn đến tăng trưởng về năng lực ứng dụng đối với liên môn.

Đặc biệt là trong mơn Sinh học những thí nghiệm thực hành có vai trị rất quan trọng giúp học sinh hình thành những kỹ năng kỹ xảo. Thí nghiệm khó có thể được quan sát qua thí nghiệm thật, các hiện tượng trong tự nhiên như sự hút nước và dinh dưỡng ở cây mắt thường khơng thể quan sát được nhưng bằng thí nghiệm mơ phỏng qua thí nghiệm ảo ta có thể quan sát một cách dễ dàng. Từ những điều quan sát được từ thí nghiệm ảo có ý nghĩ rất quan trọng nó soi sáng được những vấn đề đã gieo ra từ lý thuyết đồng thời nó cịn gợi mở thêm những ứng dụng vào môn học khác, vào thực tiễn đời sống.

VD: Cho học sinh quan sát hình ảnh hiệu ứng nhà kính học sinh sẽ có một loạt các kiến thức liên mơn kèm theo: Vật lý, Hóa học, Sinh học, … và đặc biệt học sinh cịn hình thành được khả năng dự đoán : Nếu cứ chặt phá rừng trái đất chúng ta sẽ đi đến đâu? Và câu hỏi mở này sẽ là một câu hỏi mỗi em sẽ có cách trả lời khác nhau khơng giống nhau tùy thuộc và kiến thức ứng dụng của mỗi người.

4. Phân tích: Biết tách từ tổng thể thành bộ phận và biết rõ sự liên hệ giữa các thành phần đó đối với nhau theo cấu trúc của chúng. Phân tích là thao tác nhằm phân chia một tình huống thành những yếu tố thành phần để hiên rõ các mối quan hệ.

5. Tổng hợp: Biết kết hợp các bộ phận thành một tổng thể mới từ tổng thể ban đầu. Tổng hợp là cách sắp xếp và kết hợp các yếu tố nhằm lập ra một kế hoạch hay một cấu trúc để ta nhận xét sự kiện rõ ràng hơn so với trước. Trong quá trình tổng hợp cần tới dấu ấn sáng tạo về tự cách cá nhân.

VD: năng lực khái quát hóa, trừu tượng hóa hình thành ý niệm tổng quan. 6. Đánh giá: Biết so sánh, phê phán, chọn lọc, quyết định và đánh giá trên cơ sở các tiêu chí xác định. Đánh giá là việc người học ra những quyết định hay đưa ra những nhận định, kết luận, phán xét, lựa chọn liên quan đến tính chính xác, tính chân lý, tính tương hợp, sự mong muốn phù hợp với những tiêu

chuẩn, những ý tưởng, những mục tiêu đã được chuẩn hóa nhằm đáp ứng mục tiêu của các vấn đề đang được đặt ra.

Đánh giá là mức thang nhận thức cao hơn các mức hiểu biết, biết, ứng dụng, tổng hợp. Tuy nhiên chúng ta nên hiểu rằng các mức thang nhận thức có liên quan chặt chẽ với nhau nhiều khi bao hàm lẫn nhau và đếu có tầm quan trọng trong quá trình nâng cao năng lực nhận thức của học sinh.

Chắc chắn không ai phủ nhận được tầm quan trọng của việc làm bài tập và trả lời câu hỏi trong quá trình hình thành năng lực nhận thức của học sinh. Nếu một người học sinh muốn có kiến thức thực sự của chính mình thì khơng khơng ai có thể làm bài tập và trả lời các câu hỏi cho mình cả. Vậy có bảo bối hay chìa khóa vạn năng nào mà không cần học vần giỏi không? Chắc chắn mọi người sẽ trả lời là khơng bao giờ có. Chỉ có điều kiến thức là mênh mông làm thế nào để hướng dẫn học sinh của mình học một cách có hiệu quả ?

Giáo viên nghiên cứu kỹ tiêu chí để xây dựng một qui trình học sao cho có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng đánh giá định tính kết quả học tập để tổ chức dạy học sinh học 11 trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực nhận thức của học sinh (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)