Qui trình kiểm tra đánh giá định tính sinh học 11

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng đánh giá định tính kết quả học tập để tổ chức dạy học sinh học 11 trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực nhận thức của học sinh (Trang 58 - 62)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Đánh giá định tính kết quả học tập của học sinh 11

2.3.3. Qui trình kiểm tra đánh giá định tính sinh học 11

Bước 1: Phân tích tìm hiểu nội dung chương trình mơn học

Kiến thức sinh học 11 THPT cơ mối quan hệ gắn bó nhau về mặt logic. Ở mỗi một chương thì đều xây dựng cả trên 2 đối tượng thực vật và động vật. Khi nghiên cứu về nội dung này ta phải thấy được mối quan hệ đó để tìm ra được sự thống nhất trong các mối quan hệ đó.

VD: Nội dung: Chuyển hóa vật chất và năng lượng

+ Thực vật: Trao đổi nước, ion khống và Nitơ; các q trình quang hợp, hơ hấp ở thực vật, thực hành: Thí nghiệm thốt hơi nước và vai trị của phân bón. Thực hành phát hiện diệp lục và carotennoit. Phát hiện hô hấp ở thực vật.

+ Động vật: Tiêu hóa, hấp thụ, máu, dịch mô bạch huyết, sự vận chuyển các chất trong cơ thể ở các nhóm đơng vật khác nhau; Các cơ chế đảm bảo cân bằng nội môi. Thực hành đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người.

Nội dung: Cảm ứng

+ Thực vật : Vận động hướng động và ứng động.Thực hành một số thí

nghiệm về hướng động.

+ Động vật: Cảm ứng ở các động vật có tổ chức thần kinh khác nhau;

Điên thế nghỉ;điện thế hoạt động và dẫn truyền xung thần kinh trong tổ chức thần kinh; tập tính. Thực hành xem phim về tập tính động vật.

Nội dung: Sinh trưởng và phát triển

+ Thực vật: Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp; các nhóm chất điều

hịa sinh trưởng ở thực vật; hooc môn ra hoa và Florigen, quang chu kỳ, phitocrom.

+ Động vật: Quá trình sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không

qua biến thái. Vai trị của Hooc mơn và những nhân tố ảnh hưởng đối với sinh trưởng và phát triển ở đông vật.

Nội dung: Sinh sản

+ Thực vật: Sinh sản vơ tính và ni cấy mô, tế bào thực vật: Giâm chiết, chiết, ghép, sự sinh sản hữu tính và sự hình thành hạt quả, sự chín của hạt, quả.Thực hành nhân giống vô tinh ở thực vật bằng giâm chiết ghép.

+ Động vật: Sự tiến hóa trong các hình thức sinh sản ở động vật; sinh

sản vơ tính và sinh sản hữu tính, thụ tinh ngồi và thụ tinh trong, đẻ trứng, đẻ con, điều khiển sinh sản ở động vật và người, chủ động tăng sinh ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.

Bƣớc 2: Chọn hình thức phù hợp với mỗi nội dung cần kiểm tra.

Khi nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, kết hợp với nội dung giảng dạy giáo viên xây dựng cho mình ngân hàng câu hỏi phù hợp cho mỗi bài. Tùy từng nội dung kiến thức ta có thể xây dựng câu hỏi ở từng dạng khác nhau (câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi tự luận, bài tập thực hành nhỏ,...)

VD1 : Sau khi học xong phần A của chương I “ Chuyển hóa vật chất và năng lượng” những kiến thức cần kiểm tra là:

Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ. Sự vận chuyển các chất trong cây. Q trình thốt hơi nước.

Quá trình quang hợp Q trình hơ hấp.

Từ những kiến thức chủ chốt này ta nhận thấy thể loại kiến thức này rất phù hợp với hình thức kiểm tra định tính. Từ mỗi nội dung kiến thức đó ta xây dựng lên ngân hàng câu hỏi tương ứng với mỗi đơn vị kiến thức.

Bƣớc 3: Lập ma trận và ra đề kiểm tra.

Căn cứ vào đặc điểm của từng địa phương, từng nội dung kiến thức giảng dạy tổ nhóm thống nhất ma trận đề thi. Với ma trận đề thi xây dựng lên đảm bảo về tỷ lệ câu hỏi trắc nghiệm hay câu hỏi tự luận cho phù hợp, sự

phân bố số lượng câu của từng chương được chia làm 3 mức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng tương ứng với biểu điểm cho phù hợp.

Ma trận có thể là ma trận hai chiều hay ma trận một chiều thông thường là nội dung hay mạch kiến thức cần đánh giá (chủ đề, chủ điểm, modun.) một chiều là mức độ nhận thức của học sinh theo 6 mức độ. Tuy nhiên đối với học sinh phổ thông thường chỉ đánh giá với 3 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng.

Khi thiết kế ma trận đề kiểm tra cần tiến hành theo những bước sau: Xác định số lượng câu hỏi, bài tập sẽ đưa trong đề kiểm tra.

Xác định số lượng câu hỏi, bài tập của mỗi loại hình đưa vào đề kiểm tra: Câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm.

Xác định số lượng hình thức cho mỗi câu hỏi, bài tập trong mỗi ô của bảng 2 chiều.

Xác định thời gian, điểm số cho từng phần.

Xác định số điểm, số lượng câu hỏi cho từng ô của bảng hai chiều. Viết các chuẩn cần kiểm tra ứng với mỗi nhận thức, mỗi nội dung tương ứng trong từng ô của bảng.

Xác đinh số điểm cho cho từng nội dung kiểm tra kiến thức và từng mức độ cần kiểm tra.

Thiết lập ma trận với đầy đủ số liệu thông tin đã định.

Từ ma trận được xây dựng, tiếp theo đó giáo viên đáp nội dung câu hỏi trong ngân hàng áp vào ma trận để hình thành đề thi.

Yêu cầu của câu hỏi :

Ngắn gọn, sáng tỏ, không đánh đố, phù hợp với học sinh. Đảm bảo kiểm tra phù hợp mục đích yêu cầu đặt ra. Bám sát mục tiêu bài học, chương học..

Đề kiểm tra khuyến khích tính chủ động sáng tạo của học sinh và phù hợp với đặc trưng môn học.

Từ câu hỏi xây dựng giáo viên xây dựng đáp án.(Yêu cầu đáp án: Đáp án cần đảm bảo rõ ràng, chính xác, đáp án có thể đo đếm được qua thang điểm).

Kiểm tra lại đề thi bằng cách giáo viên tự mình giải lại đề thi trong một đơn vị thời gian nhằm xem lại việc ra đề của mình đã phù hợp hay chưa? Có gì sai sót khơng, đảm bảo tính vừa sức chưa? Có dễ q hay khó q khơng? Bài thi có thể phân loại được đối tượng học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu, kém hay khơng ? Về độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt, tính giá trị và tính khả thi của một đề kiểm tra.

Bƣớc 4: Chấm trả bài, sửa bài, nhận xét làm bài của học sinh.

Khi đề thi ra phù hợp, công với việc coi thi nghiêm túc, việc chấm, sửa bài là vô cùng ý nghĩa nhất là đối với những câu hỏi mang tính chất tự luận. Đây là hoạt động mang ý nghĩa định giá bằng phân loại, xếp hạng. Chấm bài là một hoạt động rất quan trọng và nặng nề. Nó liên quan đến tính chính xác, độ tin cậy, sự khách quan và công bằng trong phân loại và xếp hạng kết quả học tập cảu học sinh. Sự chấm bài được lượng hóa bằng điểm số theo cách đánh giá thang điểm khác nhau. Ngoài ra trong khi chấm bài giáo viên có thể đưa ra những lời nhận xét có tính khái qt về những thành cơng, hạn chế hay những cái tiến bộ của người được đánh giá. Cho điểm có thể mang tính chủ quan hoặc khách quan nhưng bao giờ cũng có tính tương đối. Điểm dù cách nào cũng có tính hai mặt. Một mặt nó có ý nghĩa đo đạc giá trị định lượng bài làm của học sinh, mặt khác nó có thể gây nên những tâm lý đối với học sinh đặc biệt là thông qua nhận xét của giáo viên. Lời nhận xét của giáo viên phải có tính khái qt, vừa xác nhận được kết quả học tập vừa có tính hàm xúc để có thể chỉ ra một cách đúng nhất, ngắn gọn nhất. Tuy nhiên lời nhận xét của giáo viên bao giờ cũng đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm, lịng vi tha. Ngồi việc chỉ ra được những thành cơng của học sinh thì người giáo viên cịn chỉ ra

được nguyên nhân của những thành cơng đó, cách phát huy những thành cơng đã có để khăc phục những hạn chế, sai lầm theo hướng khuyến khích được hứng thú học tập của học sinh. Với kinh nghiệm của tôi tôi nhận thấy khi sử dụng nhận xét cần tranha nói phủ định, tránh phê phán theo kiểu chụp mũ hoặc có những lời khiếm nhã.

Với những trường hợp một kết quả đúng nhưng có nhiều cách giải khác nhau. Nếu giáo viên nhìn thấy sự khác biệt trong cách giải, khác cách giải theo phương pháp thông thường người giáo viên cần có những lời phê: em có cách giải thích hay lắm hoặc em hiểu rất sâu về vấn đề này, em có thể tìm hiểu thêm vấn đề này tại cuốn sách này ...

Một lời phê của giáo viên trong bài kiểm tra thường xuyên tưởng chừng hết sức đơn giản nhưng nó lại vơ cùng có ý nghĩa đối với học sinh, nó có thể là động lực cho phần học tiếp theo, nó cũng có thể là một sự thay đổi quan niệm về môn học vì nhiều học sinh chỉ vì nó u q cơ, một lời động viên của cơ qua lời phê mà nó sẵn sàng học mơn mà nó khơng hề thích.

Hiện nay với việc chạy theo thành tích của học sinh (kết quả đã đánh đồng người học cũng như người không học) ở một số các môn phụ trong đó có mơn sinh do đó tâm lý các em học sinh là khơng thích. Chúng thích càng phân loại được chính xác càng tốt. Do đó thì việc đánh giá càng thành công.

Bƣớc 5: Sử dụng kết quả đánh giá để cải tiến việc giảng dạy và học tập.

Thông qua kết quả thu được của học sinh người dạy đánh giá toàn diện về kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ của người học. Đánh giá đúng thực chất trình độ, năng lực của người học. Kết quả kiểm tra, thi đủ độ tin cậy để người dạy có thể tự điều chỉnh phương pháp dạy, tổ chức dạy học cho học sinh sao cho phát triển năng lực nhận thức một cách tối ưu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng đánh giá định tính kết quả học tập để tổ chức dạy học sinh học 11 trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực nhận thức của học sinh (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)