Nội dung quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho trẻ tại trường mầm non B xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 40 - 42)

trẻ tại trƣờng mầm non

Theo lý luận QL, kế hoạch hóa là một chức năng QL. Kế hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu đó.

Kế hoạch hóa là việc đưa tồn bộ hoạt động QL vào cơng tác kế hoạch, trong đó chỉ rõ các mục tiêu, bước đi, biện pháp thực hiện và đảm bảo các nguồn lực để đạt tới mục tiêu của tổ chức.

Kế hoạch hóa nội dung GD: Đề ra những định hướng cho sản phẩm đầu ra của nhà trường. Xây dựng kế hoạch GD GTS, KNS cho trẻ thông qua lồng ghép vào các môn học và các hoạt động khác ở trường MN. Xây dựng kế hoạch năm học có mục tiêu rõ ràng với nhiệm vụ nâng cao chất lượng GD, hình thành phẩm chất, nhân cách và năng lực cho trẻ. Tiến trình kế hoạch hóa gồm 4 bước: Xây dựng kế hoạch; Tổ chức thực hiện kế hoạch; Chỉ đạo thực hiện kế hoạch; Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch.

1.4.1. Xây dựng kế hoạch

Xây dựng kế hoạch có 3 giai đoạn:

(1) Giai đoạn tiền kế hoạch:

- Xác định nhu cầu và thu thập thông tin:

Xác định các thủ tục xây dựng kế hoạch; Thành lập nhóm xây dựng kế hoạch. Nhóm này có thể khởi thảo hoặc tập hợp kế hoạch của các bộ phận trong trường; Thu thập, phân tích và xử lý thơng tin phục vụ cho việc dựng kế hoạch; Xác định các nhu cầu: Số lượng trẻ, biên chế, tài chính, cơ sở vật chất...

- Dự báo, chẩn đốn:

Phân tích, đánh giá thực trạng nhà trường (điểm mạnh, điểm yếu, nguồn lực); Phân tích tình hình mơi trường XH để biết các cơ hội tận dụng và các nguy cơ, các thách thức cần tránh; Dự báo các chỉ tiêu phát triển KT - XH, chỉ tiêu phát triển dân số của địa phương nơi trường đóng và của khu vực (xã, huyện, tỉnh); Dự đoán chiều hướng phát triển về các chỉ tiêu cần có trong kế hoạch; Dự báo các hoạt động của nhà trường nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển KT- XH của địa phương.

(2) Giai đoạn xây dựng kế hoạch sơ bộ:

Xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt; Xây dựng các điều kiện cần thiết (nhân lực, phương tiện, thiết bị, tài chính) cho kế hoạch; Dự thảo các phương án, dự án về kế hoạch.Trong kế hoạch sơ bộ, có thể đề xuất nhiều phương án khác nhau để lựa chọn.

(3) Giai đoạn xây dựng kế hoạch chính thức:

Trên cơ sở của kế hoạch sơ bộ, tiến trình xây dựng kế hoạch chính thức. Có thể chọn một trong những phương án tổng hợp các phương án đã được nêu ra ở bước xây dựng kế hoạch sơ bộ; Cho thảo luận tập thể (CB cốt cán, tồn thể CB-GV-NV, có thể thơng qua Hội nghị CBCCVC đầu năm học); Xét duyệt cấp trên (phịng GD&ĐT, chính quyền địa phương,...) sau khi được duyệt tổ chức thực hiện kế hoạch.

1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch

- Phân công thực hiện, sắp xếp nhân lực, phân bổ kinh phí và điều kiện vật chất cho việc thực hiện kế hoạch, cần chú ý các hoạt động có tính ưu tiên.

- Lập trình chương trình hoạt động, tức là kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện các việc đã nêu trong kế hoạch.

- Giao kế hoạch cho các bộ phận, truyền đạt, giải thích nhiệm vụ cho các bộ phận, các cá nhân thực hiện kế hoạch.

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch trong trường học là một hoạt động thường xuyên, liên tục và được tiến hành trong suốt cả năm học. Đối với hiệu trưởng, phải tổ chức chỉ đạo trên tất cả các hoạt động của các nhà trường. Trong phần nghiệp vụ QL trường học, những chỉ đạo cơ bản là chỉ đạo các HĐHT và HĐVC và các hoạt động trong nhà trường. Trong chỉ đạo thực hiện kế hoạch (như kế hoạch năm học), thường phải xây dựng các kế hoạch tác nghiệp (quý, tháng, tuần, ngày,...), cụ thể hóa các hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá

- Kiểm tra định kỳ để đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch. Trong bước này, sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ, nếu thấy cần thiết có thể điều chỉnh kế hoạch ( song đây là việc làm cần hạn chế).

- Kiểm tra giai đoạn cuối kỳ và đánh giá tổng thể kế hoạch và đây là một trong những cứ liệu để xây dựng kế hoạch cho chu trình mới (giai đoạn mới, năm học mới...).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho trẻ tại trường mầm non B xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 40 - 42)