Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho trẻ tại trường mầm non B xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 42 - 95)

sống cho trẻ tại trƣờng mầm non

1.5.1. Yếu tố khách quan

1.5.1.1. Mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục mầm non * Mục tiêu giáo dục mầm non

Luật giáo dục năm 2005, Điều 22 nêu rõ: “Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”.

* Yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục mầm non nói chung và trẻ

mẫu giáo nói riêng

Luật giáo dục năm 2005, Điều 23. Yêu cầu về nội dung, phương pháp

GDMN đã nêu rõ:

1. Nội dung GDMN phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa CSND&GD; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối,

khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.

2. Phương pháp GDMN chủ yếu là thông qua việc tổ chức các HĐVC để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương, động viên, khích lệ.

Luật giáo dục năm 2005, Điều 24. Chương trình GDMN:

1. Chương trình GDMN thể hiện mục tiêu GDMN; cụ thể hóa các yêu cầu về CSNDGD trẻ em ở từng độ tuổi; quy định việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ; hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi MN.

2. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành chương trình GDMN trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình GDMN.

Mục tiêu của GDMN trong Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD &ĐT cũng xác định: “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những KNS cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học suốt đời”.

*Hoạt động giáo dục

1. Hoạt động GD bao gồm hoạt động GD trong HĐHT và HĐVC và các hoạt động trong ngày ở trường MN nhằm rèn luyện phẩm chất, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ trẻ chưa đạt phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi cho trẻ .

2. Hoạt động GD trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học theo các lĩnh vực phát triển trong Chương trình GD MN do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành.

3. Hoạt động GDNGLL bao gồm hoạt động ngoại khoá, HĐNT, thể dục, thăm quan, giao lưu; Hoạt động bảo vệ môi trường; Kỹ năng lao động tự phục vụ và các hoạt động lễ hội khác trong nhà trường.

1.5.1.2. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo

Những khó khăn của trẻ mẫu giáo HĐCĐ là HĐVC. Đặc điểm tâm lý độ tuổi này là tính khơng chủ định, tính dễ cảm xúc và tính hình tượng tâm lý.Trẻ bước sang giai đoạn mới với HĐVC là HĐCĐ, một XH người lớn thu nhỏ được tái tạo trong HĐVC của trẻ.

- Khó khăn do thay đổi HĐCĐ từ HĐVĐV sang HĐVC với nguyên tắc tự giác và trách nhiệm thực hiện đã làm cho đứa trẻ cần biết tuân thủ yêu cầu. Khó khăn đầu tiên đó là đặc điểm của học tập và vui chơi phải học và chơi đúng giờ, phải ngồi yên lặng, phải thực hiện đúng giờ nào việc nấy... Đây là khó khăn với trẻ bởi vì nó thay đổi nề nếp, sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

- Khó khăn do thay đổi tính chất quan hệ: Khi trẻ chuyển từ lứa tuổi nhà trẻ sang độ tuổi mẫu giáo, tính chất quan hệ qua lại giữa GV với trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với gia đình cũng thay đổi.

1.5.1.3. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo

- Đặc điểm nhận thức trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé là khởi đầu của sự hình thành ý thức bản ngã.Trẻ chỉ nhận biết một số quy định đơn giản trong sinh hoạt, giao tiếp ở gia đình và trường MN. Tư duy trực quan hình tượng nhưng gắn liền với hành động, chưa biết bao quát, liên kết, phân tích, tổng hợp. Hành động chủ yếu của trẻ là bắt chước

- Lứa tuổi mẫu giáo nhỡ là giai đoạn mạnh mẽ của tư duy trực quan hình tượng. Trẻ có nhu cầu khám phá, suy luận, so sánh, tổng hợp. Biết tuân thủ và thực hiện nghĩa vụ bản thân trong HT, VC, HĐ LĐ và sinh hoạt ở GĐ cũng như ở trường MN. Biết rung cảm , nhạy bén và cảm nhận cái đẹp của các sự vật thiện tượng xung quanh trẻ.

- Lứa tuổi trẻ mẫu giáo lớn có khả năng tổng hợp và khái quát hóa các dấu hiệu tiêu biểu. Biết điều chỉnh cảm xúc hành vi và chủ động điều chỉnh

hành vi. Cuối tuổi mẫu giáo lớn tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh mẽ, xuất hiện thêm tư duy mới khác về chất đó là tư duy logic.

Đặc điểm nhận thức trẻ lứa tuổi mẫu giáo đang có sự hình thành và phát triển mạnh mẽ về tư duy trực quan hành động sang tư duy trực quan hình tượng và tiến tới tư duy logic, về nhận thức, về tính cách, tình cảm, xúc cảm. Cho nên trong quá trình GD cần tổ chức tốt HĐHT và HĐVC cho trẻ. HĐVC phải được hấp dẫn trẻ bởi hình ảnh trực quan cụ thể, sinh động, bởi HĐVC phong phú như các trị chơi, các trị chơi phân vai, đóng vai theo chủ đề, đóng kịch, vẽ, hát, múa, câu đố ... Từ HĐVC này giúp trẻ nhận thức vấn đề từ tư duy trực quan hành động, tư duy trực quan hình tượng và tiến tới tư duy logic, giúp trẻ thích đến lớp, đến trường, thích tham gia các HĐVC, qua các hoạt động dần dần hình thành tình cảm, thái độ, hành vi đúng đắn ở trẻ. Từ đó phát triển phẩm chất cá nhân, hình thành và PTNC tốt đẹp ở trẻ.

1.5.1.4. Trình độ của đội ngũ GV

Hiện nay, đội ngũ GV dạy ở trường MN đều có trình độ tốt nghiệp từ THSP trở lên, cao đẳng và đại học. GV đều được đào tạo kiến thức về tâm lý GD, nghiệp vụ sư phạm, được tiếp xúc làm quen với các hoạt động GD trong nhà trường. Tuy nhiên, trong đội ngũ các nhà giáo khơng ít các GV mới chỉ chú ý đến “dạy kiến thức” và chưa quan tâm đến việc “phát triển kỹ năng”, thái độ, cảm nhận, cảm xúc ở trẻ. Điều này được thể hiện trong các bài giảng cịn thiếu tính thực tiễn, cứng nhắc trong việc xử lý tình huống sư phạm, thiếu sự quan tâm uốn nắn hành vi của trẻ, ngại trong việc GD hành vi, thái độ, nếp sống cho cho trẻ. Do đó hoạt động GD GTS, KNS cho trẻ chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

1.5.1.5. Nhận thức của các lực lượng tham gia QL GD GTS, KNS

Nhận thức của các lực lượng tham gia QL và GD GTS, KNS cho trẻ được đánh giá bởi các vấn đề sau: Nhận thức của CBQL, GV về sự cần thiết phải GD GTS, KNS cho trẻ. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa BGH, đội ngũ GV; Vai trị, trách nhiệm của gia đình, của các tổ chức

XH và mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - các tổ chức XH trong việc GD GTS, KNS cho trẻ .

Trình độ nhận thức của các lực lượng tham gia QL và GD GTS, KNS cho trẻ khơng đồng đều, do đó sự tham gia của các lực lượng trong các hoạt động GD sẽ khác nhau. Do đó, nhà QL có biện pháp QL tổ chức, thực hiện để các lực lượng tham gia QLG D GTS, KNS cho trẻ được nâng tầm và đạt hiệu quả như mục tiêu GD đề ra.

1.5.1.6. Văn hóa nhà trường

Văn hóa nhà trường là một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được các thành viên cùng chia sẻ và tạo nên bản sắc của Nhà trường đó. Văn hóa nhà trường gồm phần nổi có thể nhìn thấy như: Không gian cảnh quan nhà trường, lôgô, khẩu hiệu, hành vi giao tiếp, ngôn ngữ xưng hô giao tiếp giữa CB - GV - NV và GV với GV, GV và trẻ, trẻ và trẻ, phong cách ứng xử, quy tắc ứng xử hằng ngày, phong cách làm việc, phong cách ra quyết định, phong cách truyền thông, nghi thức tập thể…và phần chìm khơng quan sát được như: niềm tin, cảm xúc, thái độ...

Về góc độ tổ chức QL mơi trường văn hóa nhà trường ổn định, giúp cho Nhà trường thích nghi với mơi trường bên ngồi, tạo ra sự hồ hợp mơi trường bên trong. Một nhà trường có nền văn hóa mạnh sẽ hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho XH. Đối với đội ngũ CB - GV nhà trường, văn hóa nhà trường thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân, tạo nên tình thương yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự hợp tác vì mục tiêu chung. GV là người trực tiếp tham gia hướng dẫn HĐHT và HĐVC cho trẻ, nhân cách Nhà giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách trẻ. Đòi hỏi đội ngũ GV ngoài kiến thức chuyên mơn, phải hiểu biết rộng về cuộc sống, có kiến thức sâu sắc về văn hóa XH.

Đối với trẻ văn hóa tạo nên giá trị phẩm chất cá nhân, tình cảm, thái độ và có vai trị điều chỉnh hành vi. Khi được GD trong một mơi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa, hình thành được những hành vi chuẩn mực cho trẻ là niềm tin vào những điều tốt đẹp, từ đó, khao khát cuộc sống

hướng thiện và sống có lý tưởng. Đồng thời, văn hóa nhà trường cịn giúp trẻ về khả năng thích nghi với XH.

1.5.1.7. Môi trường và các yếu tố cơ sở vật chất *Môi trường :

Môi trường là nơi sống và hoạt động của con người, mơi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cá nhân. Mơi trường tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và sức khỏe của con người. Môi trường XH bao gồm các mối quan hệ đa dạng trong gia đình, nhà trường, ngồi XH, bạn bè, cộng đồng dân cư...có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý, ý thức, trí tuệ và tình cảm của từng cá nhân. Trẻ em cần phải được sống trong một môi trường XH trật tự kỷ cương, mọi người dân sống theo hiến pháp và pháp luật; một gia đình hịa thuận, hạnh phúc, có truyền thống lao động, học tập; nhà trường học tập và vui chơi có chất lượng; địa phương có phong trào và truyền thống GD tốt, mọi người chăm lo đến phát triển GD.

*. Cơ sở vật chất và các thiết bị trường học

Song song với việc tạo dựng “môi trường sư phạm thân thiện” nhà trường còn cần đến CSVC đầy đủ, cảnh quan nhà trường “xanh - sạch - đẹp”, đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu GD hình thành, rèn luyện và PTNC của trẻ. Các hoạt động GD khác, GD GTS, KNS phải có đủ điều kiện tổ chức và phương tiện tốt để tổ chức các hoạt động. Thiết bị tối thiểu để tổ chức các hoạt động: Âm ly, loa đài, máy chiếu, ti vi, đầu video, đàn, dụng cụ thể thao, ĐDĐC và kinh phí hoạt động. Nhà trường cần đảm bảo các điều kiện vật chất để tập thể GV và trẻ hoàn thành các nhiệm vụ với chất lượng cao.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

- Tư duy lối mòn ngại thay đổi về nội dung và tích hợp GD GTS, KNS vào các hoạt động của trẻ của một số bộ phận CB, GV.

- Một số GV chưa nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng trong việc GD GTS, KNS cho trẻ MG.

Tiểu kết chƣơng 1

Công cuộc đổi mới đất nước ta trong xu thế hội nhập hiện nay đòi hỏi trường MN phải quan tâm nâng cao chất lượng hoạt động GD KNS và KNS nói riêng và CSNDGD trẻ nói chung nhằm đặt nền móng, tạo tâm thế cho trẻ mẫu giáo vào trường tiểu học hình thành phẩm chất, nhân cách, năng lực và trí tuệ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Hoạt động GD GTS, KNS là bộ phận của quá trình GD trong nhà trường; là sự tiếp nối, chuyến tiếp từ việc trẻ tiếp thu kiến thức đến vận dụng vào thực tiễn. GD GTS, KNS có vai trị quan trọng trong việc hình thành năng lực và phẩm chất con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu và xu thế của XH. Hoạt động GD GTS, KNS đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu, song việc QL hoạt động GD GTS, KNS cho trẻ mẫu giáo chưa được nghiên cứu sâu.

Trong chương 1, tác giả đã đề cập đến một số khái niệm cơ bản như: quản lý, quản lý GD, quản lý nhà trường; Khái niệm, mục tiêu, nội dung, phương pháp GD GTS, KNS. Đặc biệt tác giả đã nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động GD GTS, KNS cho trẻ. Qua đó cho thấy việc QL hoạt động GD GTS, KNS cho trẻ hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách. QL hoạt động GD GTS, KNS cho trẻ khi thực hiện cần bám sát mục tiêu GD của Bộ GĐ&ĐT, mục tiêu GD trẻ, những nội dung hoạt động GD GTS, KNS phải cụ thể, có mục tiêu, kế hoạch rõ ràng và phù hợp với tâm sinh lý trẻ, phù hợp với điều kiện thực hiện nhằm bảo đảm sự thành công của hoạt động GD GTS, KNS nói riêng và GD tồn diện cho trẻ tại trường MN nói chung.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ TẠI TRƢỜNG MẦM NON B

XÃ TỨ HIỆP, HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Giới thiệu về Trƣờng mầm non B xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội

Trường mầm non B xã Tứ Hiệp là một trường mới được thành lập từ ngày 29/08/2008 trên cơ sở chia tách từ trường mầm non xã Tứ Hiệp. Trường thuộc địa bàn thơn Đồng Trì, thơn Cổ Điển A, thơn Cổ Điển B xã Tứ Hiệp huyện Thanh Trì, một trong ba thơn (thơn Đồng Trì) nằm sát chân đê và chủ yếu phụ huynh học sinh là đồng bào công giáo, giáp danh với xã Yên Mỹ huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Trường có một /ba điểm trường được xây dựng mới (thơn Đồng Trì) năm học 2013 - 2014 đầy đủ phịng học và các phòng chức năng cho con em đồng bào công giáo, hai điểm trường thôn Cổ Điển A, thôn Cổ Điển B khang trang sạch sẽ, nhiều cây xanh bóng mát, có đầy đủ các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi. Ba điểm trường nằm trên địa bàn khu dân cư rất thuận tiện cho phụ huynh đưa trẻ đến trường.

Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm ủng hộ tạo điều kiện về vật chất, tinh thần của các cấp lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, phịng GD&ĐT huyện Thanh Trì, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Tứ Hiệp, các ban ngành đoàn thể của địa phương và sự phối kết hợp chặt chẽ của hội phụ huynh. Nguồn tài chính đảm bảo cho các hoạt động của nhà trường được huy động từ nguồn ngân sách nhà nước cấp và từ thu học phí của các cháu.

Năm học 2016 - 2017 trường có 11 lớp với tổng số 376 học sinh (3 lớp mẫu giáo lớn, 3 lớp mẫu giáo nhỡ, 3 lớp mẫu giáo bé, 2 lớp nhà trẻ). Tổng số tồn trường có 46 CBGVNV trong đó CBQL có: 3 đ/c, giáo viên: 26 đ/c, nhân viên nuôi dưỡng: 8 đ/c, bảo vệ: 6 đ/c, kế toán: 1 đ/c, văn thư: 1 đ/c, y tế: 1 đ/c. Đội ngũ CBQL, GV, NV gương mẫu chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế dân chủ trong trường học, có ý thức tổ chức kỷ luật; năng động trong cơng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho trẻ tại trường mầm non B xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 42 - 95)