Thực trạng về chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS tứ hiệp, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 71)

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

2.3.3. Thực trạng về chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ

Tác giả điều tra thực trạng chỉ đạo quản lý GDĐĐ cho HS qua 31 đối tƣợng bao gồm 2 CBQL, 1 Tổng phụ trách, 28 GVCN, kết quả khảo sát đƣợc thể hiện ở bảng 2.13

Bảng 2.13. Thực trạng chỉ đạo hoạt động GDĐĐ cho HS

TT Nội dung khảo sát Mức độ thực hiện Số lƣợng Thứ bậc

1 Chỉ đạo GDĐĐ thông qua hoạt động trên lớp 31 1

2 Chỉ đạo GDĐĐ thông qua hoạt động của Đội

3 Chỉ đạo GDĐĐ thông qua tiết sinh hoạt lớp 30 2

4 Chỉ đạo GDĐĐ thông qua hoạt động chào cờ 29 3

5 Chỉ đạo GDĐĐ thông qua nội dung GD theo

chủ điểm tháng 24 5

6 Chỉ đạo việc phối hợp các lực lƣợng GDĐĐ 22 7

7 Chỉ đạo GV đánh giá, xếp loại HS 24 5

8 Chỉ đạo việc đầu tƣ kinh phí cho hoạt động

GDĐĐ

20 8

Kết quả khảo sát bảng 2.13 cho thấy, các đối tƣợng đƣợc khảo sát đều cho rằng chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ thông qua dạy học trên lớp là quan trọng và thƣờng xuyên nhất (đứng thứ 1).

Hiện nay đại bộ phận GV đều có ý thức GDĐĐ cho HS (uốn nắn thái độ, hành vi đạo đức) nhất là những môn KHXH và môn GDCD. Chỉ đạo GDĐĐ thông qua tiết sinh hoạt lớp, hay hoạt động chào cờ đƣợc ƣu tiên lựa chọn ở vị trí tiếp theo (đứng thứ 2, thứ 3).

Nhà trƣờng quản lý chặt chẽ tiết sinh hoạt lớp (1tiết/tuần), GVCN cùng đội ngũ cán bộ lớp tổ chức sinh hoạt, nhận xét ƣu, khuyết điểm, khen chê kịp thời, uốn nắn những hành vi đạo đức của HS. Tiết chào cờ đầu tuần là tiết sinh hoạt tập thể trong phạm vi toàn trƣờng nhằm tổng kết những hoạt động học tập, tu dƣỡng của các tập thể, của cá nhân HS, cũng nhƣ khen thƣởng, động viên, kỷ luật HS vi phạm, uốn nắn, nhắc nhở HS thực hiện tốt nội quy trƣờng lớp. Đây là những hoạt động có hiệu quả trong cơng tác GDĐĐ nên trƣờng THCS Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội thực hiện tốt.

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS thông qua hoạt động của Đội TNTP, Đoàn TNCS HCM (đứng thứ 4) là hoạt động có hiệu quả cao, dƣới sự chỉ đạo của BGH nhà trƣờng, những tổ chức này có nhiệm vụ GDĐĐ, lối sống cho HS và trực tiếp theo dõi, đánh giá thi đua một cách toàn diện, khách quan hoạt động học tập, tu dƣỡng của HS.

Chỉ đạo công tác GDĐĐ cho HS thông qua mục tiêu, nội dung GD theo chủ điểm tháng (đứng thứ 5), cùng thứ hạng với việc chỉ đạo GVCN đánh giá xếp loại hạnh kiểm HS.

Qua tìm hiểu thực tế, tác giả nhận thấy chỉ đạo các HĐ GDĐĐ diễn ra trên bề rộng, chƣa thực sự đi vào chiều sâu.

Chỉ đạo phối hợp các lực lƣợng GDĐĐ cho HS (đứng thứ 7) có thực hiện nhƣng kết quả chƣa cao, các trƣờng chủ yếu phối hợp các tổ chức, các lực lƣợng trong nhà trƣờng, nhà trƣờng chƣa kết hợp chặt chẽ, thƣờng xuyên với các lực lƣợng XH để GDĐĐ cho HS, đây là hạn chế cần đƣợc khắc phục trong thời gian tới.

Chỉ đạo đầu tƣ về cơ sở vật chất kinh phí cho hoạt động GDĐĐ (thứ 8), nhà trƣờng cịn hạn chế về kinh phí việc đầu tƣ tuyên truyền GDĐĐ tổ chức hội nghị trao đổi về kinh nghiệm GDĐĐ tọa đàm nói chuyện về ngƣời tốt, việc tốt bị hạn chế. Nhà trƣờng cần linh hoạt, sáng tạo, làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục để phục vụ mục tiêu giáo dục nói chung và GDĐĐ nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS tứ hiệp, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)