Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quyền của lao động nữ theo pháp luật việt nam từ thực tiễn của doanh nghiệp dệt may tỉnh bắc giang (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 71 - 80)

2.3. Tình hình thực hiện pháp luật về quyền của lao động nữ tạ

2.3.1. Những kết quả đạt được

Nhìn chung, các quy định pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về quyền của lao động nữ tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã được đảm bảo thực hiện trên thực tế, góp phần tích cực trong việc ổn định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Có thế khái quát kết

quả thực hiện pháp luật vê quyên của lao động nữ tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong từng lĩnh vực như sau:

* Trong lĩnh vực việc làm

Là ngành nghề đòi hỏi sự cấn thận, tỉ mỉ trong từng chi tiết sản phấm dệt may, do vậy các doanh nghiệp dệt may cũng đòi hỏi sự cẩn thận, chỉnh chu và kiên nhẫn từ phía người lao động nên trong tuyển dụng, lao động nữ được ưu tiên hơn lao động nam. Thực tế, trong những năm gần đây, số lượng người lao động tại các doanh nghiệp có xu hướng tăng lên, đặc biệt là lao động nữ luôn chiếm tỷ lệ cao hon so với lao động nam. Cụ thế như sau:

Bảng 2.1: Thong kê lao động tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Bắc Giang theo giới tính từ năm 2016 đến quý II/2021

Đơn vị tỉnh: Người

Năm Tổng số lao động Lao động nam Lao động nữ

2016 40.568 18.236 22.332 2017 45.625 19.056 26.569 2018 56.135 19.135 37.000 2019 60.135 20.125 40.010 2020 62.154 20.431 41.723 Tính đến q ĩĩ/2021 28.254 9.832 18.422

(Ngn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Băc Giang)

Kêt quả như trên cho thây chính sách việc làm tại các doanh nghiệp dệt may đã thu hút người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng. Theo kết quả khảo sát, nhóm lao động nữ từ 18-23 tuổi chiếm 60%, nhóm từ 24-30 tuổi chiếm 25% và nhóm trên 30 tuổi chiếm 15%. Tuổi trung bình của nữ cơng nhân lao động tại các doanh nghiệp dệt may là 20 tuổi. Trong số đó, số lao

động nữ đã lập gia đình chiếm 35%.

Nhìn chung, tình hình việc làm và đời sơng của lao động nữ tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trước khi dịch bệnh Covid- 19 bùng phát tương đối ổn định. Tuy nhiên, khi làn sóng Covid-19 thứ hai bùng phát khiến thị trường dệt may chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, kéo theo nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may phải thay đổi mặt hàng sản xuất, chuyển đổi từ may quần áo sang may khẩu trang và trang phục bảo hộ y tế, công nhân phải giảm giờ làm, nghỉ luân phiên, giảm lương tại các quy mơ lớn. Các cơng ty có quy mơ nhỏ áp dụng việc cắt giảm lương, cắt giảm nhân sự. Một số trường hợp cá biệt phải đóng cửa không hoạt động một thời gian. Công nhân trong thời điểm này phải đối mặt với những thử thách về sự an tồn cơng việc khi đứng trước nguy cơ mất việc làm. Khả năng tìm cơng việc mới càng khó khăn hơn trong thời buối dịch bệnh Covid-19 hồnh hành. Tuy nhiên, khi dịch bệnh về cơ bản được kiểm sốt thì các doanh nghiệp đã áp dụng nhiều biện pháp, có chính sách kêu gọi người lao động đã từng kí họp đồng lao động quay trở lại làm việc, bố trí những cơng việc như trước đây cho người lao động. Tính đến cuối năm 2020, các doanh nghiệp dệt may đã giải quyết việc làm mới cho khoảng 6.000 người lao động, trong đó tỷ lệ lao động nữ vẫn chiếm số đông.

về điều kiện tuyến dụng của nữ giới ln ngang bằng hoặc thậm chí có những doanh nghiệp có sự ưu tiên hơn nên số lượng hồ sơ xin việc của lao động nữ tại các doanh nghiệp dệt may tăng lên đáng kế. Khoảng 90% lao động nữ được tuyển dụng dưới hình thức trực tiếp. Lao động nữ được tiếp cận các thông tin tuyển dụng qua nhiều kênh như trên báo mạng, thơng qua gia đình, bạn bè giới thiệu. Điều đó giúp cho lao động nữ yên tâm để xin việc.

Để các lao động nữ có con nhỏ yên tâm làm việc thì các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đều quan tâm trong việc hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động, một mặt đã giúp đỡ người lao

động trong chi phí sinh hoạt một phân cũng tạo sự gân gũi, găn bó của lao động nữ với doanh nghiệp khi họ cảm thấy được sự quan tâm của người sử dụng lao động.

Trong trường hợp lao động nữ có nhu cầu thì trước khi hết thời gian nghỉ thai sản thì người sử dụng lao động căn cứ tình hình thực tế của đon vị để quyết định cho lao động nữ trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhung người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm khơng có hại cho sức khỏe của người lao động để họ có thêm thu nhập phục vụ đời sống đồng thời cũng san sẻ phần nào công việc với người sử dụng lao động. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp dệt may tỉnh Bắc Giang luôn tạo điều kiện cho lao động nữ được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng hay tạm hoãn hợp đồng trong trường hợp lao động nữ mang thai, sức khỏe của họ có thề khơng đảm bảo khả năng lao động hay khơng thể tiếp tục làm việc vì nếu tiếp tục làm việc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của lao động nữ hay thai nhi.

* Trong lĩnh vực học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ

năng nghề

Sau khi chính thức được tuyến dụng vào làm việc, 100% lao động nữ được tham gia các lớp đào tạo tay nghề do các doanh nghiệp tuyền dụng mở mà khơng mất khoản chi phí nào. Tại các buổi đào tạo, người lao động sẽ được phổ biến về các quyền, nghĩa vụ của người lao động được thể hiện trong nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế đào tạo và tuyển dụng lao động... cũng như được đào tạo kĩ năng sử dụng máy móc, thiết bị để phục vụ trực tiếp cho cơng việc chun mơn sau này. Ngồi giờ làm, tại các doanh nghiệp dệt may nước ngoài của Đài Loan, Hàn Quốc còn mở các lớp học tiếng Đài Loan, Hàn Quốc... cho người lao động nào có nhu cầu để giúp họ

được trau dôi thêm kiên thức cũng như tạo hành trang cho sự nghiệp khi họ có cơ hội thăng tiến. Với các chính sách như vậy đã khiến cho lao động nữ có thiên hướng gắn bó lâu dài với các doanh nghiệp.

* Trong lình vực giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng lao động

Nhìn chung, các quy định về giao kết, thực hiện, chấm dứt họp đồng lao động đã thể hiện sự ưu đãi đối với lao động nữ trong tuyển chọn và sử dụng lao động, giúp cho lao động nữ có thể bình đẳng trong việc giao kết, thực hiện hay chấm dứt họp đồng lao động. Đồng thời, khi lao động nữ đang làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiếm mà mang thai, người sử dụng lao động cũng tạo điều kiện chuyển người lao động sang làm cơng việc nhẹ hơn, an tồn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày theo quy định mà không bị cắt giảm tiền lương. Hay như người sử dụng lao động cũng khơng vì lý do lao động nữ mang thai, nghỉ thai sản... mà sa thải lao động nữ trái pháp luật. Khi hết thời gian nghỉ thai sân, chủ sử dụng lao động vẫn tiếp tục nhận lại lao động nữ, bố trí vào công việc cũ mà trước đây họ từng đảm nhiệm.

* Trong lĩnh vực tiền lương

Tiền lương luôn là vấn đề được người lao động quan tâm khi tham gia quan hệ lao động. Tại các doanh nghiệp dệt may tỉnh Bắc Giang, Quy chế phân phối tiền lương, bảng lương, thang lương đều được công khai, minh bạch đến người lao động. Tiền lương của người lao động được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, theo đó người lao động được trả lương theo tháng và cố định vào ngày 10 hàng tháng và được nhận lương qua tài khoản đã đăng ký với ngân hàng. Doanh nghiệp cũng cung cấp bảng thanh toán lương cho người lao động hàng tháng, trong đó ghi rõ mức lương cơ bản, tiền làm thêm giờ, phụ cấp và các khoản khác mà lao động nữ được nhận. Trong thời gian qua, tỉnh Bắc Giang chưa ghi nhận trường hợp doanh nghiệp dệt may nào nợ lương cơng nhân, chính vì

vậy trên địa bàn tỉnh chưa phát sinh tranh châp vê tiên lương tại các doanh nghiệp dệt may.

Theo báo cáo của các doanh nghiệp dệt may, thu nhập bình quân của lao động nữ hiện nay là 6.900.000 đồng/người/tháng; mức lương cơ bản là 3.450.000 đồng/người/tháng, phù hợp với quy định của pháp luật về mức lương tối thiểu vùng. Với mức thu nhập này, về cơ bẳn đã đáp ứng được mức sống tối thiểu cũng như có tích lũy cho người lao động sinh sống trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Trên thực tế, lao động nữ tại doanh nghiệp dệt may tỉnh Bấc Giang được chi trả tiền lương theo công thức: khi làm thêm giờ vào ngày thường được hưởng 150% mức lương cơ bản; làm thêm vào ban đêm được hưởng 200% mức lương cơ bản; làm thêm vào ban đêm ngày lễ hưởng 390% mức lương cơ bản; làm thêm ngày vào ngày nghỉ được hưởng 200% mức lương cơ bản; làm ca đêm vào ngày nghỉ hưởng 270% mức lương cơ bản; làm thêm vào ngày nghỉ lễ hưởng 300% mức lương cơ bản. Điều này được các doanh nghiệp thực hiện đúng theo tinh thần cùa BLLĐ năm 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phũ hướng dẫn BLLĐ về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Ngoài ra, họ còn được nhận các khoản trợ cấp, phụ cấp tùy vào khả năng tài chính của doanh nghiệp sử dụng lao động, nhung nhìn chung chủ yếu là như sau: phụ cấp chuyên cần (400.000 đồng/tháng); phụ cấp đi lại - nhà ở (450.000 đồng/tháng); phụ cấp môi trường (150.000 đồng/ tháng đối với lao động nữ làm việc tại phòng cắt may, bộ phận dệt...); phụ cấp trách nhiệm (336.145 đồng/tháng đối với lao động nữ là trưởng nhóm) và hàng tháng tại một số doanh nghiệp dệt may lớn thì người lao động nữ cịn được nhận tiền hỗ trợ sinh lý là 56.640 đồng/tháng.

Đối với lao động nữ được hưởng phụ cấp thâm niên cũng được các doanh nghiệp chi trả theo đúng quy định của pháp luật, quy chế, họp đồng lao

động, thỏa ước lao động tập thê đã ký kêt. Các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thường đánh giá mức thâm niên dựa vào mức độ hoàn thành cơng việc theo tiêu chí xếp loại đạt hay khơng đạt. Vào tháng 12 hàng năm, doanh nghiệp tiến hành xét 01 lần, người lao động hưởng phụ cấp thâm niên là 100.000 đồng/1 bậc, từ bậc 6 trở đi là 80.000 đồng. Nhìn chung vấn đề quyền lợi của lao động nữ trong vấn đề tiền lương đã được đảm bảo.

Bên cạnh đó, người lao động nói chung cũng như lao động nữ nói riêng cũng được hưởng nghỉ lễ tết và tiền thường các ngày lễ, Tet. Mức thưởng Tet được nhận là 01 tháng lương cơ bản; ngày nghỉ lễ từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Đặc biệt là các ngày quốc tế phụ nữ 8/3; ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 cũng được các doanh nghiệp quan tâm để dành phần quà cho chị em công nhân. Đối với những lao động có thành tích cao trong lao động sản xuất các doanh nghiệp cũng có chế độ để kịp thời khen thưởng. Công đồn cơng ty cũng có những chương trình tặng thưởng con cúa lao động nữ đạt thành tích trong học tập...

* Trong lĩnh vực an tồn, vệ sinh lao động

Nhìn chung, trong thời gian qua, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thực hiện tương đối tốt những quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ quyền lợi của lao động nữ. Đồng thời, các doanh nghiệp dệt may đã tham gia hưởng ứng tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang phát động với chù đề:

“Thúc đây cơng tác huấn luyện an tồn, vệ sinh lao động để phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Ngành dệt may luôn gắn với công việc

cắt may, đột, rập... đòi hỏi phải tiếp xúc với những máy móc sắc nhọn do vậy càng địi hịi về vấn đề an tồn, vệ sinh lao động. Chính vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp dệt may đều có bộ phận giúp việc xây dựng kế hoạch bảo hộ hàng năm, kiểm tra xử lý kịp thời những vi phạm trong các khâu sản xuất để

khắc phục; đồng thời các doanh nghiệp cũng thường xuyên kiếm định máy móc, thiết bị, vật tư; xây dựng nội quy, quy trình an tồn và thường xun đo kiểm tra mơi trường làm việc. Các doanh nghiệp cũng thường xuyên phối hợp với Sờ lao động - Thương binh và Xã hội, Cục An toàn, vệ sinh lao động, Trung tâm Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động - môi trường và giám định y khoa tinh để thực hiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, khám sức khỏe định kì cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp, đảm bảo 100% lao động nữ khi được tuyển dụng vào làm việc đều được huấn luyện an toàn lao động. Khi làm việc, người lao động đều được trang bị đồ bảo hộ lao động như quần áo, giầy, mũ, khẩu trang cho lao động nữ. Đối với những người lao động không chấp hành việc mặc trang phục bảo hộ lao động sẽ bị phạt. Nhờ việc thực hiện nghiêm túc nội quy quy định về an toàn vệ sinh lao động mà trong thời gian qua tỷ lệ lao động bị bệnh nghề nghiệp hay tai nạn lao động, mất an toàn lao động đã giảm đáng kể. Tồn tỉnh khơng cịn để xảy ra vụ tai nạn, sự cố trong lao động nào nghiêm

trọng xảy ra như trước đây vào năm 2013 có vụ cháy Công ty may Hà Phong do sự cố chập điện ở phân xưởng may do Công ty không thực hiện việc kiểm định an toàn điện hàng năm, sự cố xảy ra gây thiệt hại lớn về tài sản trong đó có cả tài sản của cơng nhân như xe máy... Vụ cháy khiến hàng nghìn cơng nhân đứng trước nguy cơ thất nghiệp [27]. Trong năm 2020, tại các doanh nghiệp dệt may chỉ xảy ra 34 vụ tai nạn lao động, làm 03 người bị thương nặng, 31 người bị thương nhẹ (trong đó có 11 lao động nữ). Các vụ tai nạn chủ yếu là do kim đâm vào ngón tay, máy dập cúc dập vào tay, máy cắt vải xén vào phần mềm của tay... [15],

Bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc các quy định về an tồn, vệ sinh lao động thì các doanh nghiệp cũng quan tâm đến việc cải thiện, nâng cao điều kiện làm việc cho lao động nữ như đầu tư các trang thiết bị máy móc

hiện đại, cải tạo mặt băng nhà xưởng, tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên, chống bụi, chống nóng... Tại các doanh nghiệp lớn cịn hình thành cả bộ phận y tế với lực lượng y sĩ có trình độ chun mơn, có đủ chủng loại thuốc phục vụ trường hợp cấp cứu, cũng như kiểm tra tình trạng sức khỏe hàng năm cho người lao động để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh cho người lao động.

* Thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật lao động trong lĩnh vực

thời giờ làm việc, thời giờ nghi ngơi

Nhìn chung, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tình Bắc Giang về cơ bản đã thực hiện đúng quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Các doanh nghiệp căn cứ vào điều kiện sản xuất kinh doanh và tính chất nghề mà bố trí thời giờ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Có thể kể đến một sổ ưu điểm như: các doanh nghiệp đều tạo điều kiện để các lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được giảm bớt 01 giờ làm

Một phần của tài liệu Quyền của lao động nữ theo pháp luật việt nam từ thực tiễn của doanh nghiệp dệt may tỉnh bắc giang (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 71 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)