thực hiện pháp luật về quyền của lao động nữ
Việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền của lao động nữ ở nước ta trong thời gian tới phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, khắc phục những bất họp lý của các quy định hiện hành
về quyền của lao động nữ, băo đảm phù họp vói điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, mặc dù BLLĐ năm 2019 đã hoàn thiện cơ bản các quy định về quyền của lao động nữ. Tuy nhiên, một số quy định còn bất cập, tính khả thi chưa cao. Đề bảo vệ lao động nữ một cách hiệu quả thì trong thời gian tới cần nhanh chóng có biện pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong chính quy định của pháp luật. Việc hoàn thiện pháp luật về quyền của lao động nữ phải đặt trong sự phát triển của thị trường lao động ở trong nước, cần cân nhắc tới các yếu tố như Việt Nam là nước đang phát triển, tương quan cung cầu lao động cịn có sự chênh lệch lớn nên vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nữ còn đặt ra trước so với việc bảo vệ lao động nữ đang có việc làm.
Cần dung hòa các mục tiêu, cân đối từng bước trong các chính sách về lao động. Trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta, trình độ khoa học, cơng nghệ cịn thấp nên lực lượng sử dụng lao động ở nước ta chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do vậy hoạt động kinh doanh còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội khác như vốn, nguồn cung cấp nguyên vật liệu,
tình hình xt nhập khâu, chính sách bảo vệ lao động nữ phải mêm dẻo, linh hoạt để không hạn chế quyền lợi của doanh nghiệp.
Thứ hai, quy định về quyền cũa lao động nữ đặt trong mối tương
quan hợp lý vói quy định quyền của người sử dụng lao động
Quan hệ lao động là quan hệ song phương, trong đó NSDLĐ là một bên khơng thể thiếu để hình thành và duy trì quan hệ lao động. Nếu chỉ quan tâm đến quyền và lợi ích của lao động nữ mà không chú trọng đến quyền và lợi ích của NSDLĐ thì quan hệ lao động đó khơng thể bền vững. Nếu khơng đạt được các lợi ích cần thiết thì NSDLĐ khơng thể đầu tư, mở rộng sản xuất và tạo việc làm cho lao động nữ. Ngược lại, nếu thu được nhiều lợi nhuận thì NSDLĐ sẽ có điều kiện phát triển doanh nghiệp, mở rộng sản xuất, tăng năng suất lao động - đây là điều kiện để tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ. Neu được tạo điều kiện trong một môi trường pháp luật và xã hội thuận lợi cho NSDLĐ thì khơng những thu hút được nhiều nhà đầu tư, phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm mà còn tạo điều kiện cạnh tranh tích cực trong việc sử dụng lao động. Lao động nữ mang các đặc điềm đặc thù, càn phải được bảo vệ ở mức độ cao song nếu bảo vệ lao động nữ q mức thì có thề làm triệt tiêu sự phát triền của thị trường và có thể phản tác dụng đối với đối tượng cần được bảo vệ. Ví dụ như nếu lao động nữ được bảo vệ ở mức độ cao thì đồng nghĩa NSDLĐ phải chi phí nhiều hơn khi sử dụng lao động nữ. Do vậy, để tiết kiệm chi phí, NSDLĐ có thể ít sử dụng lao động nữ. Trong trường hợp này, sự bảo vệ của pháp luật vơ tình đã tạo ra sự phân biệt trong tuyển dụng lao động nữ. Như vậy, chỉ khi việc bào vệ lao động nữ được đặt trong mối tương quan hợp lý với quyền và lợi ích của NSDLĐ thì việc bảo vệ đó mới bền vừng, giải quyết được mối quan hệ giữa phát triến kinh tế và thực hiện tiến bộ xã hội trong lĩnh vực lao động.
Thứ ba, phải tiêp cận các tiêu chuân lao động quôc tê trong bôi
cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, từng bước tham gia và thể chế hóa pháp luật phù họp vói các cam kết quốc tế về quyền của lao động nữ
Việt Nam là thành viên của Tố chức lao động quốc tế, chính vì vậy trong điều kiện hội nhập kinh tế và tồn cầu hóa, hệ thống pháp luật lao động nước ta cần phải tiếp cận rộng rãi hơn với các tiêu chuẩn lao động quốc tế.
Trong thời gian tới, Việt Nam cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật quốc gia để tạo điều kiện cho việc phê chuẩn các công ước. Qua đó, khơng chỉ nâng cao được chất lượng của việc bảo vệ lao động nữ mà còn thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam đồng bộ cả hai nội dung: tiêu chuẩn lao động và thể chế. Khi đưa các tiêu chuẩn quốc tế vào pháp luật quốc gia sẽ giúp cho NSDLĐ buộc phải thực hiện chúng qua đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập tốt hơn trong việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động, các quy tắc ứng xử liên quan đến các tiêu chuẩn lao động.
Thứ tư, việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về quyền của lao động nữ phải đăm bão tính đầy đủ và thống nhất
Có thể thấy hệ thống quy phạm pháp luật về quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam còn hạn chế về số lượng và chưa thực sự thống nhất, đồng bộ. Mặc dù BLLĐ năm 2019 đã dành cả Chương X để quy định các vấn đề liên quan đến lao động nữ, song sự quan tâm đến đối tượng là nữ công nhân lao động, nhất là lao động nữ trong các ngành nghề nguy hiếm và mơi trường độc hại cịn hạn chể. Bên cạnh đó, từ bộ luật đến các nghị định, thơng tư cịn chưa đảm bão được tính thống nhất, do đó q trình áp dụng pháp luật cịn gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, cần bồ sung thêm các quy định về quyền của lao động nữ, đồng thời phải đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ giữa các văn bản pháp luật để tạo điều kiện cho các chủ thế trong quan hệ lao động dễ dàng vận dụng.
Thứ năm, việc hoàn thiện pháp luật phải dựa trên nhu câu, nguyện
vọng của chủ the tham gia quan hệ lao động
Để đảm bảo quyền của lao động nữ trên thực tế thì các quy định pháp luật phải đi vào cuộc sống, có tính khả thi, phát huy vai trò điều chỉnh các chú thể trong quan hệ pháp luật. Đây là yêu cầu đặt ra đối với mọi quá trình xây dựng pháp luật. Muốn đạt được điều này, trong q trình xây dựng và hồn thiện pháp luật về bảo vệ lao động nữ, các nhà làm luật cần phải căn cứ vào tình hình thực tế, quan trọng nhất là nhu cầu và nguyện vọng của các chủ thể trong quá trình lao động để có những đánh giá khách quan.