3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền của lao
lao động nữ tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao
động nữ.
Công cụ của NLĐ là sự hiểu biết các quyền của mình để bảo vệ chính bản thân. Tuy nhiên, việc nhận thức và hiểu biết các quy định pháp luật về quyền cùa NLĐ cịn rất hạn chế. Do đó, khi chính quyền lợi của mình bị xâm phạm thì lao động nữ khơng biết hoặc nếu có biết thì cũng khơng biết cách để địi lại quyền lợi cho mình. Trong bổi cảnh Việt Nam đang thực hiện công cuộc cải cách kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế, bản thân NLĐ nói chung và lao động nữ nói riêng khơng chỉ cần cù chịu khó mà cần thông minh, nhạy bén với cái mới; phải tháo vát năng động đối phó với các tình huống xảy ra; độc lập suy nghĩ, phát huy năng lực trí tuệ cá nhân, dám quyết đoán và chịu trách nhiệm. Yêu cầu nêu trên đặt ra cho tất cả NLĐ nam, nữ với mức độ• • 7 • khác nhau, tùy cơng việc, ngành nghề, vị trí xã hội. Để làm được điều đó, ngồi những yếu tố khách quan như các chính sách tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước, sự ủng hộ của cộng đồng, xã hội, của những người thân, thì sự phấn đấu và nồ lực chủ quan của người phụ nữ là hết sức quan trọng và là yếu tố quyết định. Lao động nữ không thể trông chờ ai làm hộ cho mình mà chính họ phải vươn lên, tự giải phóng và phải đẩu tranh đế giữ lấy quyền và phát huy vai trò của minh trong đời sống xã hội.
Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO, nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nước ta nên thị trường lao động sẽ sôi động nhưng cũng đầy cạnh
tranh khăc nghiệt. Những lợi thê vê sô lượng và giá thành sản phâm là một trong những yếu tố khiến thị trường lao động địi hỏi chất lượng và trình độ lao động phải cao hơn. Bản thân lao động nữ phải nhận thức được quyền lao động của mình, chủ động vươn lên, tích cực nâng cao trình độ năng lực, sắp xếp tổ chức cơng việc gia đình một cách khoa học để nâng cao năng suất và chất lượng lao động, trau dồi kiến thức pháp luật cho bản thân mình để bảo vệ quyền lợi của bản thân tổt nhất.
Đối với NSDLĐ cần tuyên truyền pháp luật lao động, giáo dục ý thức pháp luật cho NSDLĐ để họ nhận thức được việc bảo vệ quyền lợi NLĐ nói chung và lao động nữ nói riêng cũng chính là bảo vệ bản thân họ, bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi lẽ, quyền lợi của NLĐ được đảm bảo thì họ mới yên tâm sản xuất, làm việc, nếu NSDLĐ chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, lợi ích cá nhân thì sẽ rất khó tiến hành hoạt động sán xuất bền lâu. Như vậy càn tiếp tục đấy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật về lao động nữ nói riêng đến từng NLĐ và NSDLĐ để nâng cao ý thức tuân theo pháp luật của các bên tham gia quan hệ lao động.
Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật có thể thực hiện thông qua các trung tâm dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm, các phương tiện thông tin đại chúng, trang chủ của doanh nghiệp. Ngày nay khi việc sử dụng điện thoại kết nối mạng Internet đang dần trở nên phổ biến, việc thành lập một trang web nhằm tư vấn pháp lý cho lao động nữ là một hình thức tun truyền, giáo dục pháp luật. Ngồi ra có thể tổ chức các chuyên mục tư vấn pháp lý cho lao động nữ đề họ hiểu rõ hơn về quyền lợi cùa mình khi tham gia quan hệ lao động.
Thứ hai, nâng cao vai trị của Cơng đồn cơ sở trong việc bào vệ lao
động nữ.
Cơng đồn là tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho người lao động, là
cầu nối giữa NLĐ và NSDLĐ. Ở những doanh nghiệp có tổ chức cơng đồn cơ sở vững mạnh thì quyền lợi của lao động nữ mới được đảm bảo. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và các tổ chức cơng đồn cơ sở cần phát huy vai trò bảo vệ NLĐ trong việc thúc đẩy và bảo đảm quyền của họ thông qua hoạt động điều tra, khảo sát thực trạng trình độ văn hố, chun mơn nghiệp vụ, chính trị, việc làm, thu nhập, nhà ở, đời sống và thực hiện chế độ chính sách
lao động nữ. Tăng cường cơng tác bồi dưỡng, tập huấn, tuyên truyền, giáo dục, phố biến pháp luật lao động tới NLĐ. Cơng đồn cơ sở tích cực tham gia xây dựng thoả ước lao động tập thể, thuyết phục với chủ doanh nghiệp ký các điều khoản có lợi hơn cho lao động nữ, cao hơn so với quy định của pháp luật. Nâng cao vai trị đại diện ban nữ cơng đối với lao động nữ theo quy định. Phối hợp với đài, báo xây dựng và phát sóng các phóng sự với các chú đề: Việc làm, đời sống và việc thực hiện chế độ chính sách đối với lao động nữ; Vấn đề nhà ở, nhà trẻ, nhà mầu giáo trong các khu công nghiệp hiện nay; Chăm lo đời sống tinh thần cho lao động nữ. Tổ chức lớp tập huấn về: truyền thông, tư vấn về dân số kế hoạch hố gia đình, kỹ năng làm mẹ an tồn và thăm khám sức khỏe cho lao động nữ; kỹ năng tuyên truyền chính sách, pháp luật; quyền và nghĩa vụ đối với lao động nữ; nghiệp vụ công tác nữ công, kỳ năng thương lượng và tham gia giải quyết chế độ chính sách cho lao động nữ; Tồ chức các cuộc hội nghị hội thảo, toạ đàm trao đổi, đánh giá việc thực hiện chế độ, chính sách đối với lao động nữ. Đe xuất với lãnh đạo địa phương và khu cơng nghiệp về chính sách với giáo viên mầm non và vấn đề nhà ở, nhà trẻ, mầu giáo, khu hoạt động văn hóa, thể thao cho lao động nữ trong các khu công nghiệp. Tăng cường phổi hợp với các ban, ngành, đoàn thể kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với lao động nữ như: tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bão hộ lao động ... Nhấn mạnh vai trị của ban nữ cơng trong cơng tác vì sự tiến bộ của phụ nữ. Để đảm bảo sự phát triển của lao
động nữ mang tính bên vững, các câp hội phụ nữ cân tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về quyền phụ nữ, quyền bình đẳng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực; cần đẩy mạnh đấu tranh chống lại các quan niệm lạc hậu về vai trị của phụ nữ trong đời sống chính trị, kinh tế- xã hội đế tự bản thân lao động nữ cũng phải xóa bở những mặc cảm tự ti, vượt lên trên những thành kiến cố hủ, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động xã hội để khẳng định vị trí, vai trị của mình. Đe bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích họp pháp, chính đáng của lao động nữ, các cấp cơng đồn cần chú trọng hướng dẫn, hồ trợ NLĐ ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng; đại diện cho lao động nữ xây dựng, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể theo đúng quy định; giám sát, kiểm tra và thúc đấy việc thực hiện những điều khoản đã được ký kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể. Ngoài ra, cần đại diện tập thể lao động thương lượng với chủ sử dụng lao động để giải quyết những yêu cầu, kiến nghị chính đáng; nếu cần thiết, phải tổ chức đình cơng để bảo vệ quyền lợi của NLĐ.
Thứ ba, nâng cao năng lực của các cơ quan hữu quan trong việc bảo vệ
lao động nữ
Các quy định của pháp luật lao động rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của lao động nữ song các quy định này mới chỉ tồn tại dưới dạng văn bản nếu như không được triền khai trên thực tế bởi các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan thanh tra, xét xử, người thực thi công vụ... Các cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ quản lý thị trường lao động và quan hệ lao động, hướng dẫn thi hành pháp luật lao động, quyết định các chính sách về lao động nên đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ NLĐ nói chung và lao động nữ nói riêng. Căn cứ chức năng của mình, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cần ban hành văn bản pháp luật có chất lượng, tránh tình trạng các văn bản được ban hành khơng thể thực hiện được vì chưa có hướng dẫn, ban
hành các văn bản theo cảm tính và thiêu sự cân nhăc đên yêu tô lâu dài. Các cơ quan quản lý như UBND, cơ quan LĐ - TBXH cần phải phối hợp với đơn vị sử dụng lao động để theo dõi kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động đối với lao động nữ.
Đối với cơ quan tư pháp, cần tăng cường vai trò hoạt động của Tòa án cũng như cơ quan hữu quan. Tịa án và cơ quan tư pháp nói chung cần quán triệt quan điềm tuân thủ pháp chế. Khắc phục tình trạng cơ quan có thẩm quyền khơng truy tổ, không kết tội những trường hợp cần thiết vi phạm pháp luật lao động.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác thanh kiềm tra và xử phạt vi phạm pháp về
lao động nữ
Công tác thanh tra, kiểm tra cần tiến hành một cách thường xuyên hơn nữa đặc biệt trong các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ. Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra cần nâng cao chất lượng cùa hoạt động này, thanh tra khơng chỉ mang tính chất hình thức “có là đủ”. Hoạt động thanh tra, kiểm tra cần tiến hành nghiêm túc, không bao che những hành vi vi phạm, kiên quyết đưa ra những sai phạm để kịp thời xử lý, bảo vệ quyền lợi cùa lao động nữ. Để làm được điều này, cần phải nâng cao chất lượng của chính thanh tra viên, giáo dục ý thức pháp luật và cần có những chế tài thực sự nghiêm khắc đối với những thanh tra viên không thực hiện đúng trách nhiệm cố tình bao che cho doanh nghiệp vì lợi ích cá nhân. Nhà nước cần ban hành quy chế kiểm tra, đánh giá trình độ của thanh tra viên lao động theo định kỳ, nhằm nắm rõ thực trạng và có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo trình độ chun mơn cho các thanh tra viên lao động để họ có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Đồng thời có chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với thanh tra viên. Bổ
sung đội ngũ thanh tra viên có trình độ nghiệp vụ và kỹ năng chun mơn.
Ngồi ra, cần xem xét thêm tỷ lệ các doanh nghiệp được thanh tra. Xây
dựng các quy định cụ thê và thơng nhât vê trình tự thanh tra, buộc các thanh tra viên tuân thủ và phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơng tác an tồn, vệ sinh lao động để tạo cơ sở cho các doanh nghiệp tự kiểm tra đánh giá. Mặt khác, cần phối họp thực hiện các hoạt động trên với các cơ quan hữu quan, khuyến khích sự tham gia của cán bộ cơng đồn và NLĐ vào giám sát hoạt động thanh tra thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp [1],
Thứ năm, cần nâng cao nhận thức giới để từ đó có được cơng bằng
giới trong tuyển dụng, đào tạo, đề bạt. cần hướng tới và đạt được kết quả cao hơn trong việc thực hiện lồng ghép giới trong lao động việc làm. cần phải thay thế quan niệm truyền thống với một mới sự hiểu biết về cơng việc
và bình đẳng giói
Thứ sáu, đẩy mạnh hoạt động thương lượng tập thể, xây dựng thỏa ước
lao động lao động tập thể tại doanh nghiệp
Quyền và nghĩa vụ của lao động nữ được ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể, đây chính là phương tiện pháp lý để bảo vệ lao động nữ. Trên thực tế tại doanh nghiệp có thỏa ước lao động tập thể thường ít vi phạm pháp luật lao động. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động thương lượng, xây dựng lao động tập thể tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Bắc Giang còn tồn tại nhiều hạn chế như: Đại diện tập thể lao động nữ, tổ chức cơng đồn khơng được thỏa thuận, thương lượng với NSDLĐ trong vấn đề tiền thưởng ngày lễ,
tiền thưởng đối với trường họp NLĐ gắn bó với doanh nghiệp lâu năm...
Đồng thời, thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp dệt may tỉnh Bắc Giang cần được ký kết giữa NSDLĐ và người đại diện lao động nữ trong từng bộ phận, từng nhóm và được cơng khai cho tồn thể NLĐ trong các doanh nghiệp dệt may biết về nội dung của thỏa ước trong các vấn đề như thang
lương, bảng lương, chế độ nghỉ ngơi, mức đóng BHXH...ĐĨ là những vấn đề
bất kỳ NLĐ nào cũng thực sự quan tâm. Chỉ như vậy, tiếng nói, tâm tư của một trong hai bên đều được đối phương lắng nghe và đi đến thống nhất cao.
Thứ bảy, trong bối cảnh đại dịch Covid vẫn diễn biến hết sức phức tạp đòi hỏi doanh nghiệp ln phải chủ động trong cơng tác phịng chống dịch, xây dựng những kịch bản cho diễn biến của tình hình dịch như sản xuất 3 tại chỗ, tiêm phịng vacxin cho tồn bộ cơng nhân; hạn chế tiếp xúc trong đơn vị; định kỳ thường xuyên xét nghiệm cho cơng nhân; tìm kiếm đầu ra cho săn phẩm... Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm tới điều kiện sinh hoạt cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ, kịp thời động viên những lao động có hồn cảnh khó khăn, kịp thời giúp đỡ để vượt qua đại dịch. Trong thời gian qua, Chính phù đã ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đàm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19 do vậy doanh nghiệp cần chủ động trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư để tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp.
Kết luận chương 3
Các quy định pháp luật lao động Việt Nam hiện hành đã dành những chính sách ưu tiên đe bảo vệ lao động nữ. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng tại doanh nghiệp dệt may tỉnh Bắc Giang đã để lại một số bất cập và hạn chế nhất định. Điều này đã dẫn đến việc thực thi pháp luật trên thực tế rất khó khăn từ phía NSDLĐ và lao động nữ như lao động nữ trong doanh nghiệp có trình độ chun mơn, trình độ hiếu biết pháp luật thấp nên khi quyền lợi của mình bị vi phạm mà không biết cách tự bảo vệ, các quy định về công việc không được sử dụng lao động nữ nhung do hồn cảnh gia đình nên họ vẫn phải thực hiện cơng việc đó. Chính vì lẽ đó, việc hồn thiện pháp luật lao động về bảo vệ lao động nữ là yêu cầu cấp bách tuy nhiên phải đặt trong khn khổ các tiêu chí nhất định. Trong phạm vi chương 3 của Luận văn tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật lao động về bảo vệ lao động nữ. Đồng thời, để bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ một cách tốt nhất cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao vai trị của tổ chức cơng đồn, hoạt động thanh tra, kiểm tra được thực hiện nghiêm túc. Có như vậy thì quyền lợi của lao động nữ mới đảm bảo, giúp họ n tâm cơng tác và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
KÊT LUẬN
Trong thời đại ngày nay, phụ nữ đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khi tham gia quan hệ lao động, lao động nữ là lao động đặc thù và cần được pháp luật bảo vệ. Pháp luật lao động Việt Nam hiện đã có những quy định đồng thời Nhà nước