THCS
1.5.1. Khái niệm bài tập hóa học và bài tập hóa học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh [4,8] năng lực cho học sinh [4,8]
- BTHH là một nhiệm vụ (gồm câu hỏi và bài tốn) liên quan đến hóa học mà HS phải sử dụng các kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của bản thân để hoàn thành. - Bài tập (BT) định hƣớng phát triển năng lực là dạng BT chú trọng đến sự vận dụng những hiểu biết riêng lẻ, khác nhau của HS để giải quyết một vấn đề mới đối với ngƣời học, gắn với thực tiễn cuộc sống
1.5.2. Phân loại bài tập hóa học theo định hướng phát triển năng lực [4.tr.36 - 37] 37]
Các BTHH có nhiều hình thức khác nhau: có thể là BT miệng; BT viết; BT ngắn hạn hay dài hạn; BT theo nhóm hay cá nhân; BT trắc nghiệm hay tự luận. BT có thể đƣa ra dƣới hình thức một nhiệm vụ, một đề nghị, một yêu cầu hay một câu hỏi. Những yêu cầu chung đối với các BT là:
- Đƣợc trình bày rõ ràng. - Có ít nhất một lời giải.
- Với những dữ kiện cho trƣớc, HS có thể tự lực giải đƣợc. - Khơng giải qua đốn mị để giải đƣợc.
Theo chức năng lý luận dạy học, BT có thể bao gồm: Bài tập học và bài tập đánh giá (thi, kiểm tra) cụ thể nhƣ sau:
- Bài tập học: Bao gồm các BT đƣợc dùng trong bài học để lĩnh hội tri thức mới, chẳng hạn các BT về một tình huống mới, giải quyết BT này để rút ra tri thức mới, hoặc các BT để luyện tập, củng cố, vận dụng kiến thức đã học.
- Bài tập đánh giá: Là các bài kiểm tra ở lớp do GV ra đề hay các đề kiểm tra tập trung nhƣ kiểm tra chất lƣợng; so sánh; bài kiểm tra hết chƣơng; kiểm tra hết kì; bài thi tốt nghiệp hết cấp; thi tuyển.
Theo dạng của câu trả lời của bài tập “mở” hay “đóng”, có các dạng BT sau: - Bài tập đóng: Là các BT mà ngƣời học (ngƣời làm bài) khơng cần tự trình bày câu trả lời mà lựa chọn từ những câu trả lời cho trƣớc. Nhƣ vậy trong loại BT này, GV đã biết câu trả lời, HS đƣợc cho trƣớc các phƣơng án có thể lựa chọn.
- Bài tập mở: Là những BT mà khơng có lời giải cố định đối với cả GV và HS (ngƣời ra đề và ngƣời làm bài); có nghĩa là kết quả BT là “mở”.
1.5.3. Vai trị của bài tập hóa học trong việc phát triển năng lực cho học sinh
BTHH góp phần to lớn trong việc DH hóa học:
- BTHH nhƣ nguồn kiến thức; phƣơng tiện để HS tìm tịi; phát hiện kiến thức mới; các kĩ năng cần rèn luyện.
- Mơ phỏng một số tình huống thực của đời sống, địi hỏi HS phải tìm đƣợc phƣơng hƣớng để giải quyết và khắc phục những hạn chế từ đó phát huy tính tích cực của nó qua đó phát triển năng lực nhận thức, năng lực GQVĐ, năng lực tƣ duy sáng
tạo…
- Góp phần quan trọng trong giáo dục đạo đức, thái độ, tình cảm, tác phong làm việc khoa học của HS...
- BTHH đƣợc nêu ra nhƣ một tình huống có vấn đề để tạo ra mâu thuẫn từ đó kích thích tƣ duy giúp HS năng động sáng tạo, hình thành phƣơng pháp học cho HS. - Là công cụ để kiểm tra đánh giá kiến thức; kĩ năng; thái độ và năng lực của HS thông qua một đơn vị kiến thức, một bài học, một chƣơng, một kì học....
1.5.4. Nguyên tắc xây dựng bài tập hóa học định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
Các nguyên tắc cần đảm bảo khi lực chọn và xây dựng hệ thống BTHH nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho HS:
Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính mục tiêu của chƣơng trình theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hƣớng phát triển năng lực HS.
Nguyên tắc 2: Đảm bảo phát huy đƣợc tính tích cực tìm tịi trên cơ sở các kiến thức đã có của HS từ đó có thể thực hiện thành cơng vấn đề cần giải quyết trong BT. Nguyên tắc 3: Đảm bảo đƣợc tính chính xác khoa học của các nội dung kiến thức hóa học và các mơn khoa học có liên quan.
Nguyên tắc 4: Đảm bảo phát triển đƣợc các thành tố của năng lực GQVĐ thơng qua hoạt động giải BT hóa học.
Để đảm bảo các nguyên tắc này BT hóa học đƣợc tuyển chọn và xây dựng phải đảm bảo tính đa dạng của BT định hƣớng phát triển năng lực, BT phải có chứa đựng các mâu thuẫn nhận thức qua đó địi hỏi sự vận dụng những hiểu biết khác nhau của HS để giải quyết các vấn đề học tập và những vấn đề hóa học liên quan đến thực tiễn đời sống.
1.5.5. Quy trình xây dựng bài tập hóa học định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh quyết vấn đề cho học sinh
Việc xây dựng BT hóa học để phát triển năng lực GQVĐ cho HS đƣợc thực hiện theo quy trình sau:
Bƣớc 1: Lựa chọn nội dung học tập, hiện tƣợng hóa học, tình huống trong thực tiễn. Bƣớc 2: Xác định tri thức HS đã có và tri thức, kĩ năng, cần hình thành trong nội dung học tập, tình huống thực tiễn đã chọn.
Bƣớc 3: Xây dựng các mâu thuẫn nhận thức từ nội dung học tập đã chọn, xây dựng mâu thuẫn nhận thức cơ bản, đảm bảo mâu thuẫn này có thể giải quyết đƣợc trên cơ sở các tri thức HS đã có.
Bƣớc 4: Thiết kế và diễn đạt BT: Lựa chọn các dữ liệu xuất phát hoặc bối cảnh tình huống (các kiến thức đã có, hình ảnh, tranh vẽ, nguồn thơng tin) nêu u cầu đặt ra và diễn đạt bằng lời có chứa đựng các vấn đề cần giải quyết.
Bƣớc 5: Xây dựng đáp án và lời giải, kiểm tra tính chính xác, khoa học theo tiêu chí bài tập định hƣớng phát triển năng lực.
Bƣớc 6: Tiến hành thử nghiệm và chỉnh sửa.
BT đã xây dựng cần cho HS kiểm tra thử và chỉnh sửa sao cho hệ thống bài tập đảm bảo tính chính xác, khoa học về kiến thức, kĩ năng, có giá trị về mặt thực tiễn và phù hợp với từng đối tƣợng HS, phù hợp với mục tiêu giáo dục mơn hóa học ở trƣờng THCS. Các BT sau khi đƣợc thử nghiệm và chỉnh sửa sẽ sắp xếp thành hệ thống bài tập đảm bảo tính khoa học và tiện lợi khi sử dụng.