3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm sƣ phạm
3.5.1. Kết quả bài kiểm tra
3.5.1.1. Tỉ lệ HS khá giỏi, trung bình và yếu kém
Qua kết quả của hai bài kiểm tra cho thấy tỉ lệ % HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp TN nhiều hơn tỉ lệ % HS đạt điểm khá giỏi ở lớp ĐC. Ngƣợc lại tỉ lệ % HS trung bình và yếu kém ở lớp TN ít hơn tỉ lệ % HS trung bình, yếu kém ở lớp ĐC (bảng 3.5; H3.5; H3.6; H3.7; H3.8). Nhƣ vậy phƣơng án thực nghiệm đã có tác dụng trong việc phát triển năng lực nhận thức cho HS góp phần giảm tỉ lệ HS yếu kém, trung bình và tăng tỉ lệ HS khá giỏi.
3.5.1.2. Đồ thị các đường lũy tích
Ta thấy đồ thị đƣờng lũy tích của các lớp TN ln nằm ở bên phải và phía dƣới của các đƣờng lũy tích của các lớp ĐC (H3.1; H3.2; H3.3; H3.4) điều này chứng tỏ chất lƣợng học tập của các lớp TN tốt hơn so với các lớp ĐC.
3.5.1.3. Các tham số đặc trưng
- Điểm trung bình cộng (x) của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC (bảng 3.6; bảng 3.7; bảng 3.8) chứng tỏ HS lớp TN nắm kiến thức vững hơn, vận dụng kiến thức vào giải bài tập tốt hơn so với HS lớp ĐC.
- Lớp TN ở trƣờng THCS Đại Bản có độ lệch chuẩn nhỏ hơn ở lớp ĐC chứng tỏ sự phân tán của điểm số ở nhóm TN nhỏ hơn ở nhóm ĐC cho thấy điểm số tập trung xung quanh giá trị trung bình, chứng tỏ kết quả đồng đều (bảng 3.8). Tuy nhiên ở trƣờng THCS An Hịa lớp TN lại có độ lệch chuẩn lớn hơn lớp ĐC cho thấy điểm số ở lớp TN là không đồng đều.
- Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) cho biết mức độ ảnh hƣởng của tác động nằm trong khoảng từ 0,47 đến 0,74 cho thấy mức độ ảnh hƣởng đều nằm trong mức độ trung bình và nhỏ, nhƣ vậy việc sử dụng PPDH tích cực BTNB và PPDH theo góc có thể nhân rộng.
- Mặt khác ta thấy các giá trị p đều < 0,05 (bảng 3.7; 3.8) thì sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, là do tác động của các biện pháp đã tác động mà không phải do ngẫu nhiên.