Đặc điểm tự nhiên, hình kinh tế xã hội của Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp tại trường trung học phổ thông lý thái tổ, cầu giấy, hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 45)

Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây nội thành Thành phố Hà Nội, có diện tích tự nhiên 12,04 km2. Phía Đơng giáp với quận Đống Đa và quận Ba Đình; phía Tây giáp huyện Từ Liêm; phía Nam giáp quận Thanh Xuân; phía Bắc giáp quận Tây Hồ. Quận Cầu Giấy nguyên là vùng đất được cả nước biết đến từ xa xưa về truyền thống văn hóa, hiếu học, về nếp sống văn minh, thanh lịch mang đậm đà bản sắc Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Đây chính là một trong "Tứ danh hương"; Mỗ-La-Canh-Cót" của đất kinh kỳ Thăng Long xưa. Số dân khi mới thành lập của Quận là 98 nghìn người, hiện nay khoảng 236.981 nghìn người (tăng gấp gần 2,6 lần).

Hòa cùng với sự phát triển của Thủ đô, 18 năm qua kinh tế quận từng bước phát triển nhanh và khá toàn diện, tạo sự chuyển dịch quan trọng về cơ cấu theo đúng định hướng: thương mại - dịch vụ - công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Từ một vùng đất ven đô, sản xuất nơng nghiệp là chủ yếu, kinh tế cịn nghèo nàn, cơ sở hạ tầng yếu kém, giờ đây Cầu Giấy là quận nội thành với kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng văn minh hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, an ninh quốc phòng được bảo đảm. Lãnh đạo quận chỉ đạo, tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế sản xuất - kinh doanh phát triển đúng luật; thu hút đầu tư, tăng chỉ số cạnh tranh của quận; lấy quy hoạch, thực hiện theo quy hoạch; tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật, cải cách hành chính là khâu đột phá, thu hút đầu tư vào quận; tăng cường các giải pháp tạo nguồn thu ngân sách…

Những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của quận Cầu Giấy bình quân đạt 30%, thu ngân sách bình quân tăng 64%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng ngày càng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ- công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Hiện nay, quận đang có 3 xu hướng đơ thị hóa: Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ mới; mở rộng đô thị từ các phường ven đô tới các nơi xa hơn; chuyển đổi những vùng nơng thơn có điều kiện phát triển sản xuất, giao lưu hàng hóa hình thành các đơ thị, các trung tâm buôn bán. Cầu Giấy cũng là quận tập trung nhiều làng nghề truyền thống như: Làng nghề

Nghĩa Đô làm giấy sắc, Làng Cót - n Hịa làm giấy bản, giấy moi, quạt giấy. Làng Vòng - Dịch Vọng chuyên làm cốm, làng Giàn có nghề làm hương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp tại trường trung học phổ thông lý thái tổ, cầu giấy, hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)