2.4.1 .Thực trạng hoạt động chủ nhiệm lớp của trường THPT Lý Thái Tổ
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp
3.2.2. Nhóm biện pháp nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ giáo viên chủ
nhiệm lớp.
Mục đích ý nghĩa của biện pháp: Cung cấp cho GV kiến thức , kĩ năng và những phẩm chất cần thiết để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.
Nội dung và cách tiến hành biện pháp:
Hoạt động của GVCNL là một hoạt động đòi hỏi nhiều kỹ năng sư phạm chuyên biệt như: kỹ năng giao tiếp ứng xử với HS, kỹ năng tìm hiểu HS, kỹ năng GD thuyết phục HS, kỹ năng GD HS cá biệt,...
Nhiều GVCNL, nhất là các GV trẻ mới ra trường, cịn chưa có được các kỹ năng thành thạo trong cơng tác chủ nhiệm, vì vậy, hiệu quả hoạt động của GVCNL còn bị hạn chế. Việc bồi dưỡng và nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng làm CNL cho GV là việc làm cần thiết. Do đó, cần lập
kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu năm học, trong đó có kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn.
Người GVCNL đồng thời cũng là GVBM. Hơn nữa, nếu người GVCNL lại là GVBM giỏi thì cơng tác CNL có rất nhiều thuận lợi, cho nên việc bồi dưỡng các kỹ năng GVCNL để nâng cao năng lực phải gắn kết cả hai lĩnh vực: chuyên môn và nghiệp vụ CNL. Dựa theo khảo sát về thực trạng năng lực đã làm ở chương 2, tác giả đã đề ra những biện pháp cần thiết sau đây:
Biện pháp 1: Bồi dưỡng Kỹ năng nghiệp vụ công tác CNL cho GV.
Biện pháp 2: Tăng cường dự giờ CNL lẫn nhau giữa các lớp, chia sẻ kinh nghiệm giữa các GV CNL thông qua các cuộc thi GVCN giỏi.
Biện pháp 3: Đổi mới cách thức và nội dung các buổi họp với phụ huynh Biện pháp 4: Thành lập tổ GVCN lớp của nhà trường. Tổ chức giao ban, rút kinh nghiệm công tác GVCN lớp từng tuần để nâng cao hiệu quả hoạt động chủ nhiệm lớp.
3.2.2.1. Bồi dưỡng Kỹ năng nghiệp vụ công tác CNL cho GV.
Để nâng cao năng lực nghiệp vụ CNL, GV được chú trọng bồi dưỡng các kỹ năng sau :
- Kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp.
- Kỹ năng đánh giá kết quả rèn luyện, tu dưỡng của học sinh. - Kỹ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp.
- Kỹ năng xử lí tình huống GD.
- Kỹ năng tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. - Kỹ năng giao tiếp.
a) Kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp.
Cách thức tiến hành: Thời gian tổ chức tập huấn là đầu tháng 8 hàng năm. Hình thức là tập huấn theo tổ chủ nhiệm do đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách cơng tác đức dục cùng với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức.
- Điền thông tin vào phiếu học tập nhằm xác định các nội dung của kế hoạch CNL.
- Phân tích thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức, những yếu tố chủ quan, khách quan với lớp chủ nhiệm, từng tổ để nhận biết làm cơ sở cho các biện pháp QLGD sẽ triển khai.
+ Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt của lớp học:
- Xác định mục tiêu chung, trả lời câu hỏi: các mục tiêu chung có định hướng rõ cho hành động khơng, có mang tính lâu dài khơng? (ví dụ: Mục tiêu chung: Nâng cao chất lượng GD toàn diện cho học sinh lớp 11 Trường THPT Lý Thái Tổ)
- Xác định mục tiêu cụ thể, cần chú trọng tới kết quả cuối cùng, cụ thể cần đạt và có thể đo lường được. Nguyên tắc là: cụ thể, dễ hiểu; đo lường được, vừa sức; định hướng được kết quả, xác định được thời gian hoàn thành.
+ Bước 3: Xác định nội dung hoạt động của lớp học:
- Khi xác định nội dung hoạt động, trả lời các câu hỏi: Làm gì? Tại sao lại làm? Ở đâu? Khi nào? Ai làm? Ai hỗ trợ?
- Khi xác định nguồn lực cho hoạt động, cho công việc cần trả lời các câu hỏi: Nguồn kinh phí ở đâu? Nguồn máy móc, phương tiện hỗ trợ?
+ Bước 4: Xác định phương pháp thực hiện kế hoạch lớp học
- Khi xác định cách thức tiến hành hoạt động cần trả lời các câu hỏi: Tiến hành hoạt động thế nào? Nếu có máy móc, phương tiện thì ai vận hành và vận hành thế nào? Phối hợp hoạt động thế nào? Đích cần đạt của hoạt động?
- Khi xác định cách thức kiểm soát hoạt động cần xác định những việc nào cần kiểm tra? Ai kiểm tra? Đo lường bằng phương tiện gì?
+ Bước 5: Viết kế hoạch CNL.
+ Bước 6: Duyệt kế hoạch chủ nhiệm với Hiệu trưởng. b) Kỹ năng đánh giá kết quả rèn luyện, tu dưỡng của học sinh.
Nội dung: Các hình thức đánh giá kết quả rèn luyện, tu dưỡng của học
- Đánh giá về xếp loại hạnh kiểm. - Phê học bạ, sổ liên lạc cho HS.
- Sơ kết giữa kì, cuối năm học, cuối cấp.
Cách thức tiến hành:
- Họp tổ chủ nhiệm để thống nhất qui trình đánh giá về hạnh kiểm của HS. Qui trình như sau:
+ GVCN công bố tiêu chuẩn đánh giá về hạnh kiểm cho HS toàn lớp biết (Tiêu chuẩn này do bộ phận đức dục, tổ chủ nhiệm, Đoàn thanh niên thống nhất và gửi tới từng GVCNL vào đầu mỗi năm học).
+ Tổ trưởng theo dõi các thành viên của tổ và cuối tháng sẽ tiến hành bình xét hạnh kiểm của các thành viên trong tổ. Kết quả bình xét được cơng bố cơng khai cho các thành viên trong tổ biết. Sau đó nộp biên bản bình xét cho GVCNL. + Cuối mỗi kì, tổ trưởng dưới sự hướng dẫn của GVCN sẽ tiến hành bình xét hạnh kiểm của cả tổ. Việc bình xét dựa trên kết quả bình xét hạnh kiểm của các tháng, các kì trước đó. Kết quả, ghi biên bản chi tiết nộp cho GVCNL.
+ GVCN họp đội ngũ cán bộ lớp để duyệt hạnh kiểm của từng học sinh trong lớp theo đơn vị tổ. Trong q trình đó, GVCNL tham khảo ý kiến của đội ngũ cán bộ lớp, của các GVBM, đặc biệt là GV dạy môn Giáo dục công dân của lớp khi tiến hành bình xét hạnh kiểm.
+ GVCNL duyệt hạnh kiểm lớp với Ban giám hiệu (bộ phận đức dục) và cơng bố hạnh kiểm chính thức trước tồn lớp.
Tinh thần đánh giá quá trình tu dưỡng, rèn luyện của HS ở đây là theo chiều hướng động, tiến bộ, giúp đỡ và động viên HS. Việc đánh giá phải đảm bảo sao cho giúp HS thấy được hướng phấn đấu và rèn luyện. Tối kỵ việc đánh giá theo ý chủ quan, thành kiến và thiên vị của GVCN.
- Tổ chức các buổi họp chủ nhiệm để tập huấn về công tác ghi hồ sơ sổ sách, phê học bạ, sổ liên lạc, giấy khen. Đặc biệt là vấn đề phê học bạ, sổ liên lạc, thực tế cho thấy công tác này một số GVCN làm chưa tốt, chưa chu đáo: Chữ viết còn xấu, nhận xét chưa rõ ràng, chưa chính xác, trùng lặp, cịn tẩy xóa
khi vào điểm, phê học bạ. Tính nghệ thuật, sự khéo léo trong lời phê còn thiếu và yếu. Khi phê học bạ cho HS GVCN cần chú ý các nội dung sau để đảm bảo tính khái quát trong lời phê:
+ Về học lực: Cần chỉ rõ sức học như thế nào? Học tốt môn nào? (tự nhiên hay xã hội), Có chiều tiến bộ hay khơng? Tích cực hăng hái phát biểu xây dựng bài?,…
+ Về hạnh kiểm: Quá trình tu dưỡng, phấn đấu, rèn luyện, ý thức tổ chức kỷ luật, giao tiếp với thầy cô và bạn bè?
+ Công tác lớp, hoạt động tập thể phong trào? (TDTT, văn nghệ,...) + Đặc điểm riêng về tính cách của HS?
+ Ưu điểm, nhược điểm?
Chú trọng ngôn ngữ diễn đạt khi phê học bạ:
+ Ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, ngắn gọn, đủ ý, tránh dài dòng, rườm rà, lặp lại ở các HS.
+ Chữ viết rõ, đẹp, khơng viết tắt, gạch xóa, viết sai chính tả. + Có chữ ký đầy đủ ở tất cả mục yêu cầu.
- Cuối năm học tổ chủ nhiệm kết hợp với bộ phận văn phòng tiến hành kiểm tra hồ sơ chun mơn, trong đó có học bạ để khắc phục các thiếu sót, tồn tại trong cơng tác phê học bạ của GVCN các lớp trên cơ sở đó rút kinh nghiệp cho các đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho GVCN ở các đợt tiếp theo.
c) Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp.
Giúp GVCN có kỹ năng tốt trong việc điều hành tổ chức giờ sinh hoạt lớp
một cách hiệu quả với mục đích cuối cùng là thơng qua các giờ sinh hoạt lớp, các em HS có thể bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét lẫn nhau một cách thẳng thắn, tích cực. Các HS trong lớp được liên kết lại với nhau, GV gắn bó với HS trong một cộng đồng chung để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà, ở trường và ở lớp học. HS được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong đời sống tập thể hàng ngày của lớp học.
Hình thức, phương pháp tổ chức giờ sinh hoạt lớp
- Tổng kết, đánh giá thi đua và xây dựng kế hoạch
- Đánh giá lại những hoạt động trong tuần: Từng tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập cũng như việc thực hiện nội quy trường lớp của các thành viên trong tổ; Lớp trưởng nhận xét ưu điểm, khuyết điểm về các hoạt động của lớp trong tuần vừa qua: nề nếp, học tập, đạo đức…; Lớp phó phụ trách văn thể, lao động nhận xét từng mảng hoạt động do mình phụ trách; GV tuyên dương những em học tập tốt, tham gia tốt các phong trào của lớp mà nhà trường đề ra, phê bình những em khơng học bài, khơng làm bài tập ở nhà, nhắc nhở và yêu cầu HS về nhà suy nghĩ xem sẽ có những hình phạt như thế nào đối với những em thường xuyên vi phạm;
- Lập kế hoạch tuần tiếp theo.
- Hình thức hỗn hợp: tổng kết thi đua và sinh hoạt theo chủ đề.
- Đánh giá tình hình chung của lớp trong tuần: lớp trưởng đánh giá chung sau khi đã có sự thống nhất của các tổ, GVCN và HS bổ sung nếu thấy cần thiết;
- Thơng báo những cơng việc chính trong tuần tới;
Hai nội dung trên nên tiến hành nhanh gọn khoảng 10 phút
- Sinh hoạt theo chủ đề (thời gian khoảng 35 phút): Nội dung sinh hoạt nên gắn với các hoạt động chủ điểm tháng, gắn với những ngày kỉ niệm lớn, gắn với các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra ở địa phương, trong nước và trên thế giới,.... Hình thức sinh họat cũng đa dạng: có thể là thi văn nghệ giữa các tổ, có thể chỉ là đố vui khoa học, có thể là sự giao lưu với người trong cuộc...
- Thảo luận chuyên đề, chủ điểm
- Giao lưu - đối thoại với người trong cuộc: Giao lưu là một hình thức tổ chức họat động GD nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết đề HS được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thơng tin với những nhân vật điển hình, với người thật, việc thật trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Sinh hoạt lớp dưới hình thức giao lưu có thể tổ chức nhân các ngày lễ lớn của dân tộc hay của lứa tuổi HS.... Khi tiến
hành tổ chức hoạt động giao lưu cần lưu ý:
- Những vấn đề trao đổi, giao lưu phải thiết thực, liên quan đến lợi ích và hứng thú của HS, đáp ứng nhu cầu của các em nhằm thu hút đông đảo HS tham gia;
- Người chủ trì cần có buổi làm việc trước với chuyên gia về mục tiêu, nội dung buổi nói chuyện, đặc điểm của đối tượng giao lưu như tuổi, lớp, những vấn đề được HS quan tâm nhất hoặc đang vướng mắc, quy mô tổ chức, phương thức tiến hành.
- Khi tiến hành giao lưu, cần kết hợp trò chuyện giữa người dẫn chương trình với khách mời giao lưu và trao đổi, trò chuyện giữa khách mời với người tham dự buổi giao lưu….
- Tổ chức các hội thi (văn nghệ, hiểu biết khoa học, HS thanh lịch...): Hội thi là một hình thức tổ chức hoạt động GD, trong đó tạo ra sân chơi hấp dẫn, mang tính thi đua, cạnh tranh giữa HS hoặc các nhóm HS để các em có cơ hội thể hiện tài năng, vẻ đẹp, cùng nhau chia sẻ, tiếp nhận những kiến thức có liên quan đến chủ đề đã được lựa chọn. Đây là hình thức tổ chức hoạt động tổng h Giúp GVCN có được các kĩ năng cơ bản cần thiết trong quá trình xử lý các tình huống GD vì tình huống GD là hiện tượng có vấn đề mang tính điển hình đối với HS nảy sinh ngay trong quá trình GD, trong đời sống nhà trường, lớp học, hoặc trong gia đình, ngồi cộng đồng, xã hội.
d) Bồi dưỡng kỹ năng xử lí tình huống GD. Các loại tình huống giáo dục:
- Tình huống chứa đựng mâu thuẫn giữa HS với người khác (có thể là giữa HS với nhau, hoặc giữa HS với những thành viên khác trong nhà trường, thậm chí với cả GV, với người thân trong gia đình, trong xã hội)
- Tình huống chứa đựng mâu thuẫn/sự không nhất quán giữa thái độ, hành vi của HS đối với trách nhiệm, bổn phận của bản thân cần có trong các hoạt động, công việc cần phải giải quyết.
+ Kết quả giải quyết tình huống: Khi tình huống được giải quyết thì HS biết được mẫu ứng xử phù hợp, và nhận ra được giá trị, chuẩn mực, mâu thuẫn được giải quyết trên cơ sở:
- HS cảm thấy được thuyết phục về cả mặt nhận thức, lý trí lẫn tình cảm. - Có mối quan hệ chặt chẽ giữa nhận diện (nhận thức, niềm tin) hiện tượng, sự việc với thái độ và hành vi của con người ứng xử với hiện tượng đó. Nếu nhận diện khơng đúng vấn đề sẽ có thái độ và hành vi ứng xử khơng phù hợp, hoặc tiêu cực. Do đó, việc nhận diện đúng hiện tượng, tình huống là cơ sở để có ứng xử đúng trong các tình huống.
+ Những yêu cầu mang tính định hướng cho việc giải quyết tình huống giáo dục:
- Đặt lợi ích, sự phát triển, sự tiến bộ của HS lên trên tất cả. - Tôn trọng, đặt vào vị thế của HS và lắng nghe họ.
- Dựa vào đặc điểm cá nhân để lựa chọn phương pháp giải quyết vấn đề cho hiệu quả.
- Khách quan, công bằng khi giải quyết vấn đề/tình huống. - Khích lệ yếu tố tích cực để thay thế, hạn chế yếu tố tiêu cực.
- Đặt HS có vấn đề (trong tình huống) vào vị trí của người khác để cảm nhận, thấu hiểu cảm xúc của người khác hoặc người có mâu thuẫn với mình.
- Khuyến khích vai trò chủ thể của HS trong việc lựa chọn quyết định, hành vi trên cơ sở thay đổi nhận thức, niềm tin chưa hợp lý.
- Không đồng nhất hành vi không mong đợi với nhân cách.
Cách thức tiến hành: Trong mỗi tình huống GD đều có nhiều phương án giải quyết, điều quan trọng là phải tìm được phương án giải quyết tối ưu vì sự tiến bộ của HS. Quy trình giải quyết tình huống GD:
- Tạm lắng, thư giãn, lấy lại bình tĩnh (nếu trong tình huống gây sốc đối với GVCN), cần thời gian để xử lý cơn tức giận của mình trước để sau này không phải ân hận.
- Thu thập thông tin để xem xét xem chuyện gì đã xảy ra? Những thông tin cần thu thập từ nhiều nguồn và đảm bảo tính chính xác, khách quan.
- Nhận dạng vấn đề (nếu tình huống phức tạp, vấn đề khơng lộ diện). Trong những tình huống phức tạp nhiều khi vấn đề như tảng băng chìm mà khơng dễ thấy ở trên bề mặt nổi. Cần đánh giá được các động cơ hành vi của HS trong tình huống là vơ tình hay hữu ý? Nếu hữu ý thì có vấn đề gì phi đạo đức, phi giá trị?.
- Xác định mục tiêu của việc giải quyết tình huống cụ thể đó là gì? cái đúng, cái đẹp nào cần phải được bảo vệ?