Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp tại trường trung học phổ thông lý thái tổ, cầu giấy, hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 70)

2.4.1 .Thực trạng hoạt động chủ nhiệm lớp của trường THPT Lý Thái Tổ

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp được đề xuất dựa trên các nguyên tắc sau:

3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ

Hệ thống QL là một chỉnh thể bao gồm các bộ phận hợp thành có quan hệ tương tác, gắn bó hữu cơ với nhau, chỉ một biện pháp QL khơng thể có tác động hiệu quả đến tất cả các bộ phận, các mối quan hệ trong hệ thống biện pháp, mỗi biện pháp QL có những mặt mạnh và hạn chế nhất định. Nếu sử dụng đơn lẻ từng biện pháp QL thì hiệu quả khơng cao, nhưng nếu sử dụng kết hợp các biện pháp QL có tính đồng bộ thì các biện pháp sẽ hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau và phát huy được hết thế mạnh. Vì thế, khi đề xuất biện pháp QL phải đảm bảo tính đồng bộ, cũng khơng nên q đề cao hay xem nhẹ biện pháp nào mà phải kết hợp các biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Để đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp, người nghiên cứu cần phải xem xét tồn bộ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến các biện pháp, mối quan hệ giữa những yếu tố này khi tác động đến quá trình thực thi các biện pháp, sao cho các biện pháp mới khi thực hiện một cách đồng bộ sẽ phát huy được hết thế mạnh của từng biện pháp và sự tương hỗ giữa các biện pháp với nhau đồng thời các biện pháp phải tác động vào các yếu tố, các khâu của hoạt động chủ nhiệm, phải phát huy được vai trị QL của nhà trường, phát huy được tính tích cực hoạt động của các chủ thể đặc biệt là người GVCN.

Các biện pháp đề xuất phải lấy mục tiêu cấp học làm mục tiêu cần đạt, phải liên hệ chặt chẽ ăn khớp vói nhau một cách logic, tạo thành một thể thống nhất, tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng của các biện pháp.

3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Xây dựng các biện pháp đảm bảo tính kế thừa nghĩa là phải có sự tiếp nối

giữa những biện pháp đang thực hiện và những biện pháp đang được xây dựng đề xuất theo xu thế vận động và ngày càng phát triển. Biện pháp QL đề xuất phải được chắt lọc những ưu điểm, loại bỏ các nhược điểm của biện pháp đang sử dụng đồng thời bổ sung các nội dung mới mà các biện pháp khác chưa có hoặc đã có nhưng thực hiện kém hiệu quả.

Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp QL yêu cầu người nghiên cứu phải xác định được những điểm mới, biện pháp QL mới trên cơ sở nền tảng của các biện pháp QL cũ đang tiến hành, tránh phủ định toàn bộ. Thực hiện tốt nguyên tắc kế thừa giúp người nghiên cứu nhìn nhận giải quyết các vấn đề QL một cách biện chứng tránh được tình trạng siêu hình.

Việc đề xuất các biện pháp phải căn cứ vào thực tế nhà trường, phải dựa trên nền tảng các biện pháp đã thực hiện để xây dựng mới hoặc bổ sung các biện pháp quản lý phù hợp nhằm mục đích cao nhất là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi phù hợp với tình hình thực tiễn.

Thực tiễn là thước đo chân lý, lý luận chỉ có giá trị khi nó được kiểm định bằng thực tiễn. Mỗi biện pháp khi đưa ra phải dựa trên những phân tích chính xác, khoa học về tình hình thực tiễn. Muốn đề xuất các biện pháp có hiệu quả phải tìm hiểu cụ thể đặc điểm của địa phương, nhà trường từ tất cả các phương diện có liên quan như: điều kiện về CSVC, về con người, cách thức QL, hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động, điều kiện môi trường….

Các biện pháp phải cụ thể hóa chủ trương, đường lối GD của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các nguyên tắc GD của Ngành trong quá trình QL. Muốn vậy phải xác định được xu thế phát triển GD hiện nay bằng các biện pháp cụ thể để xây dựng chiến lược GD, trong đó việc GD nhân cách, hình thành lý tưởng sống cho HS là việc làm cấp bách, cần được tập trung giải quyết.

Chính vì vậy, khi xây dựng đề xuất các biện pháp QL hoạt động CNL phải căn cứ vào thực tiễn hoạt động CNL và QL công tác CNL ở các trường THCS, THPT nói chung và trường THPT Lý Thái Tổ nói riêng. Các biện pháp được đề xuất phải đáp ứng được các yêu cầu đang đặt ra trong thực tiễn QL hoạt động CNL, điều kiện thực tế của đội ngũ GVCN và tình hình GD chung của nhà trường và địa phương.

3.1.4. Phát huy được vai trò quản lý của nhà trường, vai trò chủ động của GVCN lớp

Các biện pháp đề xuất phải phát huy được vai trò quản lý của lãnh đạo nhà trường. Đặc biệt phải làm nổi bật vai trò chủ động, tích cực của GVCN trong hoạt động chủ nhiệm lớp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp tại trường trung học phổ thông lý thái tổ, cầu giấy, hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)