Để thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ , một trong 09 giải pháp cần thực hiện đồng bộ trong thời kỳ 2011- 2020 đó là giải pháp về “kiểm sốt, đảm bảo chất lượng dạy nghề” trong đó đề ra định hướng phát triển hệ thống kiểm định chất lượng dạy nghề đến năm 2020 cụ thể như sau:
- Nhà nước quản lý chất lượng dạy nghề chung toàn quốc; các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các đơn vị chủ quản, cơ sở dạy nghề có trách nhiệm đảm bảo chất lượng dạy nghề trong phạm vi quản lý.
- Thực hiện kiểm định cơ sở dạy nghề và kiểm định chương trình. Các cơ sở dạy nghề chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng dạy nghề; đảm bảo chuẩn hoá “đầu vào”, “đầu ra”; tự kiểm định chất lượng dạy nghề và chịu sự đánh giá định kỳ của các cơ quan kiểm định chất lượng dạy nghề.
- Thành lập Cục KĐCLDN thực hiện chức năng quản lý đảm bảo chất lượng dạy nghề; xây dựng 03 trung tâm kiểm định chất lượng dạy nghề vùng ở 3 vùng; phát triển một số trung tâm kiểm định chất lượng dạy nghề do tổ chức và cá nhân thành lập.
Theo Quyết định 1501/QĐ-LĐTBXH ngày 04/10/2013 phê duyệt Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm - Dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015 do Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH ban hành đã nêu rõ các nội dung hoạt động, nhiệm vụ và kết quả cụ thể đến năm 2015, trong đó về lĩnh vực KĐCLDN nêu rõ: “Phát triển hoạt động KĐCLDN, xây dựng 03 trung tâm KĐCLDN” cụ thể:
- Đào tạo, bồi dưỡng 1.000 kiểm định viên; 2.000 cán bộ tự kiểm định chất lượng dạy nghề.
- Kiểm định 200 cơ sở dạy nghề; Kiểm định chương trình đối với 50 nghề trọng điểm quốc gia trước khi đào tạo.
- Thí điểm kiểm định chất lượng 104 chương trình đào tạo để xây dựng hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn và quy trình kiểm định chương trình đào tạo.
- Thí điểm xây dựng mơ hình hệ thống quản lý chất lượng dạy nghề ở 40 trường cao đẳng nghề chất lượng cao.
- Xây dựng 03 trung tâm kiểm định chất lượng dạy nghề vùng.
Như vậy Nhà nước ta đã có định hướng rõ ràng trong thời gian tới và đặc biệt chú trọng phát triển và quản lý chặt chẽ đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề. Các nội dung hoạt động, nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới là khá nặng nề, địi hỏi cơng tác quản lý nhà nước phải chặt chẽ, đảm bảo tiến độ và chất lượng trong từng nội dung.
Việc thành lập và ổn định cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề được đánh giá là một kết quả quan trọng, đánh dấu sự phát triển bền vững của hệ thống KĐCLDN Việt Nam.
3.2. Một số giải pháp quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động KĐCLDN tại các trƣờng nghề:
Hoạt động KĐCLDN là một trong nhiều nhiệm vụ phát triển dạy nghề, do đó nó cần được đặt trong hệ thống toàn vẹn của chiến lược phát triển dạy nghề, có sự liên hệ chặt chẽ với các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động ở tầm vĩ mô, hướng vào việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và kết hợp với các biện pháp phát triển dạy nghề khác, tạo thành hệ thống biện pháp hồn chỉnh, có tác dụng thiết thực trong việc thực hiện các mục tiêu đã được xác định.
Căn cứ vào các mục tiêu chung của Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020, các giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và hiện trạng hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề. Yêu cầu cụ thể là các giải pháp đề ra phải sát hợp với các điều kiện thực hiện về mơi trường, tổ chức, trình độ quản lí, các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, về khả năng phát triển đội ngũ. Cũng cần phải xem xét đến việc hoạch định khoảng thời gian thực hiện các giải pháp phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là các yêu cầu của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2015 và đến năm 2020.
Căn cứ vào đánh giá, nhận định qua nghiên cứu các hoạt động trong thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề, dựa trên các nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính nhất quán, tính thực tiễn và tính khả thi trong q trình thực hiện;
tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề như sau:
3.2.1. Giải pháp về lập quy hoạch, kế hoạch, hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động KĐCLDN động KĐCLDN
Hoạch định kế hoạch, hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động KĐCLDN tại các trường nghề từ năm 2013 đến năm 2015 và kế hoạch trung hạn từ 2015 đến 2020. Đây là nội dung công tác ưu tiên, là căn cứ để tiến hành các giải pháp khác nhằm phát triển ổn định, có hiệu quả hoạt động KĐCLDN trong những năm tới.
Với định hướng trong những năm tới đặt ra về phát triển hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề và xây dựng trung tâm dạy nghề đồng thời với việc hoàn thiện bộ máy quản lý, việc quy hoạch, kế hoạch từng năm và trong thời gian trung hạn cần hướng tới đảm bảo sự phát triển bền vững, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý với một bộ máy hợp lý.
Đảm bảo số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ QLNN, hợp lí về cơ cấu đáp ứng yêu cầu thực hiện hoạt động KĐCLDN.
3.2.1.2. Nội dung
Việc lập quy hoạch, kế hoạch, hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động KĐCLDN trước hết và trực tiếp thuộc về Cục KĐCLDN, Tổng cục Dạy nghề.
Để đảm bảo nội dung Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011- 2020 đề ra và những nội dung Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm - Dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015, phải hoàn thiện bộ máy tổ chức tại Cục KĐCLDN về cơ cấu, nhân sự, chất lượng nhân sự phù hợp với điều kiện thực tế; phải tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch của các nội dung trong hoạt động KĐCLDN theo 2 bước:
(1) Lập quy hoạch, kế hoạch tổng thể, tức là quy hoạch trung hạn cho các nội dung chính mà định hướng đã đưa ra: số lượng CSDN KĐCLDN, nguồn tài chính, định hướng phát triển, biên chế của đội ngũ cán bộ quản lý, xây dựng hệ thống KĐCLDN, …;
(2) Lập kế hoạch chi tiết, kế hoạch ngắn hạn, chi tiết các công việc thực hiện cụ thể: đối với từng hoạt động thực hiện tự KĐCLDN, KĐCLDN của đoàn kiểm định, thẩm định hồ sơ KĐ, ….
Đối với đội ngũ cán bộ quản lý trong bộ máy tổ chức, căn cứ nội dung công tác, yêu cầu công việc, đưa ra các tiêu chuẩn xét duyệt để đề xuất tuyển chọn số lượng cán bộ quản lý hoạt động KĐCLDN theo yêu cầu và đảm bảo chất lượng. Cần kết hợp việc xem xét, đánh giá số cán bộ quản lý hiện có, nhu cầu cần tuyển thêm với việc xem xét đánh giá số cán bộ trong diện hợp đồng, dự tuyển mới; lựa chọn những người có đủ năng lực, trình độ đáp ứng u cầu. Đồng thời, rà sốt, điều chỉnh những vị trí chưa đáp ứng được yêu cầu và việc tuyển chọn số cán bộ mới, bổ sung vào những vị trí cịn thiếu. Tổ chức đào tạo cho cán bộ quản lý về chuyên môn KĐCL trong lĩnh vực kỹ thuật, dạy nghề của các nước phát triển và có tính chất tương đồng.
3.2.1.3. Cách thức và điều kiện thực hiện
Để thực hiện nội dung này, trước hết cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề phải xem xét đến các yếu tố tác động từ thực tế để xây dựng quy hoạch, kế hoạch từng thời kỳ có tính khả thi cao và thực hiện có hiệu quả trong từng giai đoạn cụ thể.
Công tác lập quy hoạch, kế hoạch hướng tới sự đồng bộ trong việc phát triển hoạt động KĐCLDN trong tất cả các khâu. Trên cơ sở nắm chắc nguồn lực hiện có, các hoạt động KĐCLDN, ... dự kiến sự biến động và khả năng bổ sung thực hiện hàng năm để lập kế hoạch thực hiện các công việc trong hoạt động KĐCL hàng năm; kế hoạch lộ trình về nguồn tài chính thực hiện các nội dung công việc đề ra; quy hoạch, kế hoạch phát triển các đối tượng trong hoạt động KĐCLDN, tiếp nhận, kế hoạch đào tạo lại, đào tạo nâng cao cho các đối tượng trong hoạt động (cán bộ tự kiểm định, kiểm định viên, kiểm định viên hạt nhân, cán bộ quản lý nhà nước làm công tác KĐCLDN) và nội dung cần thiết khác. Bên cạnh đó, thực hiện việc điều chuyển, phân cơng cơng tác giữa các phịng/đơn vị, khắc phục sự mất cân đối do khâu phân cơng cơng tác, bố trí nhân lực những năm trước để góp phần làm cho việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, phát triển hoạt động KĐCLDN mang tính tổng thể và khả thi cao.
Ở cấp quản lí vĩ mơ, cụ thể là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính phải xác định những yêu cầu trong quy hoạch; xác định số lượng biên chế và các chính sách về cán bộ quản lý, kiểm định viên; bổ sung nguồn tài chính nhanh chóng và hợp lý để thực hiện các hoạt động KĐCLDN.
Ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết thực hiện Thông tư số 102/2013/ TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2013 quy định quản lý và sử dụng nguồn vốn sự nghiệp thực hiện một số Dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 – 2015, trong đó có đưa ra các mức chi chủ yếu cho hoạt động KĐCLDN, tuy nhiên cần lập kế hoạch về tài chính một cách rõ nét phù hợp giữa thời gian, số lượng được cấp kinh phí với thời gian và nội dung của các hoạt động KĐCLDN.
Tăng cường hiệu quả công tác phối hợp với các Sở LĐ-TBXH, cơ quan chủ quản để nâng cao các điều kiện phục vụ hoạt động; lập kế hoạch, phân tích hiện trạng của hệ thống dạy nghề, so sánh với mục tiêu đã xác định của công tác KĐCLDN, xác định những việc đã làm nhưng chưa hồn thành, xác định những cơng việc mới cần bổ sung thêm; cần có kế hoạch của các hoạt động ngắn hạn, trung hạn phù hợp với yêu cầu của định hướng chiến lược đề ra, phù hợp với thực tế hoạt động cũng như yêu cầu từ các hoạt động mà đưa ra hoạch định để đáp ứng yêu cầu.
Xây dựng quy trình quản lý theo ISO-9001 đối với việc lập quy hoạch, kế hoạch để chuẩn hóa và đảm bảo chất lượng.
Cơng tác phát triển hoạt động phải được tăng cường theo hướng đảm bảo tính khoa học và được thực hiện ở tất cả các cấp quản lí, khơng chỉ cấp Lãnh đạo quản lý mà cần phải huy động các cán bộ, các chuyên gia tư vấn để từ đó làm tiền đề cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch cho từng thời kỳ. Đặc biệt phải lập được “bản đồ quy hoạch cán bộ quản lý” trong thời gian tới.
Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ để xây dựng kế hoạch tuyển chọn, đào tạo lại cán bộ quản lý hợp lý, vừa đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ trước mắt vừa có thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong những năm tiếp
theo. Kế hoạch tuyển chọn phải đáp ứng được yêu cầu toàn diện về nội dung, nguồn tuyển chọn và tiêu chuẩn của đối tượng được tuyển chọn, phương pháp, thời gian thực hiện. Thực hiện theo các bước sau:
(1). Đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý hiện có. Trên cơ sở nắm vững đội ngũ, phân loại thành 3 loại: Loại đang làm tốt cơng việc hiện tại; loại có khả năng tiếp tục đảm đương cơng tác đó và phát triển; loại chưa đáp ứng được công tác.
(2). Tiến hành tuyển chọn bổ sung đối với các vị trí cơng việc cịn thiếu nhân sự dựa trên những tiêu chí phù hợp; điều chỉnh, sắp xếp lại cơng việc phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ; đào tạo bồi dưỡng đối với những cán bộ chưa sâu về chuyên môn. Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ công tác để tuyển chọn, vừa ổn định đội ngũ hiện có, giúp họ tích luỹ kinh nghiệm, vừa tiến hành bổ sung, điều chỉnh hợp lí nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ.
Để có thể phát triển đội ngũ cán bộ quản lý một cách chắc chắn, có chất lượng thì phải căn cứ vào chỉ tiêu biên chế, vào công tác tổ chức thi tuyển công chức của Bộ LĐ-TBXH. Mặt khác, cũng cần phải căn cứ trực tiếp vào trình độ, năng lực và nhu cầu của người tham gia dự tuyển để tuyển chọn được những cán bộ quản lý có đủ phẩm chất và năng lực bổ sung. Cần phải xây dựng được cơ chế tuyển chọn phù hợp. Khi tuyển chọn phải căn cứ vào tiêu chuẩn, khả năng và sở trường của mỗi người trong diện dự tuyển để tuyển chọn chính xác.
Cần phải căn cứ vào nhu cầu cụ thể về cán bộ quản lý của mỗi đơn vị, phịng chức năng trong cơng tác quản lý hoạt động KĐCLDN để tiến hành tuyển chọn. Đối với nơi thiếu cán bộ, thực hiện tuyển chọn những người có đủ tiêu chuẩn vào các vị trí, cơng việc cịn trống của đơn vị, của phòng. Cử đi đào tạo, bồi dưỡng thêm về chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện biện pháp phát triển đơn vị, phòng chức năng (về quy mô, nhiệm vụ) cho phù hợp. Bên cạnh đó, có thể sử dụng biện pháp hỗ trợ là thực hiện việc thuyên chuyển cán bộ giữa các đơn vị, phòng để phù hợp với yêu cầu công việc.
3.2.2. Giải pháp về tổ chức đào tạo và phát triển đội ngũ kiểm định viên chất lượng dạy nghề lượng dạy nghề
Đây là đội ngũ rất quan trọng đối với hoạt động KĐCLDN. Thực trạng vừa thiếu về số lượng, chất lượng cũng như chưa có kế hoạch sử dụng hiệu quả đội ngũ kiểm định viên chất lượng dạy nghề như đã nêu cho thấy việc tổ chức đào tạo và có định hướng phát triển đội ngũ này rất cấp bách.
3.2.2.1. Mục tiêu
Giải pháp đưa ra nhằm phát triển đội ngũ kiểm định viên chất lượng dạy nghề hiện có, tổ chức đào tạo có trọng điểm, bổ sung thêm nhằm đảm bảo đủ về số lượng, hợp lí về cơ cấu và nâng cao trình độ chun mơn của đội ngũ này, đáp ứng yêu cầu thực hiện hoạt động KĐCLDN.
3.2.2.2. Nội dung
Xem xét, tổng hợp, đánh giá, sàng lọc toàn bộ số kiểm định viên hiện có, số kiểm định viên đã tham gia đoàn KĐCLDN để đánh giá chất lượng, cơ cấu nhằm cải thiện năng lực (chuyên môn, kỹ năng, tác phong) của kiểm định viên chất lượng dạy nghề.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cho đội ngũ kiểm định viên chất lượng dạy nghề đã đào tạo từ các năm trước nhưng chưa tham gia KĐCLDN để nắm vững chuyên môn, cập nhật thay đổi trong hoạt động KĐCLDN.
3.2.2.3. Cách thức và điều kiện thực hiện
Để có kế hoạch, chính sách tăng cường, phát triển đội ngũ kiểm định viên tốt thì cần thực hiện:
(1). Đánh giá chất lượng, số lượng đối với đội ngũ kiểm định viên tham gia đồn KĐCLDN tại các trường nghề. Có thể đánh giá qua cả hai cách :
+ Qua q trình giám sát đồn KĐCLDN để thấy chun mơn, tác phong và kỹ năng của từng kiểm định viên chất lượng dạy nghề khi tham gia đoàn kiểm định. Qua quá trình thẩm định báo cáo kết quả KĐCLDN tại các tiêu chí mà kiểm
định viên phụ trách sẽ cho thấy kỹ năng viết báo cáo, tính trung thực, khách quan, chuyên môn về vấn đề kiểm định.
+ Sử dụng hình thức thăm dị kín đối với các kiểm định viên tham gia đoàn KĐCLDN bằng phiếu thăm dò sau khi kiểm định viên kết thúc mỗi đoàn