3.2. Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động KĐCLDN tại các trường
3.2.2. Giải pháp về tổ chức đào tạovà phát triển đội ngũ kiểm định viên chất lượng dạy
lượng dạy nghề
Đây là đội ngũ rất quan trọng đối với hoạt động KĐCLDN. Thực trạng vừa thiếu về số lượng, chất lượng cũng như chưa có kế hoạch sử dụng hiệu quả đội ngũ kiểm định viên chất lượng dạy nghề như đã nêu cho thấy việc tổ chức đào tạo và có định hướng phát triển đội ngũ này rất cấp bách.
3.2.2.1. Mục tiêu
Giải pháp đưa ra nhằm phát triển đội ngũ kiểm định viên chất lượng dạy nghề hiện có, tổ chức đào tạo có trọng điểm, bổ sung thêm nhằm đảm bảo đủ về số lượng, hợp lí về cơ cấu và nâng cao trình độ chun mơn của đội ngũ này, đáp ứng yêu cầu thực hiện hoạt động KĐCLDN.
3.2.2.2. Nội dung
Xem xét, tổng hợp, đánh giá, sàng lọc toàn bộ số kiểm định viên hiện có, số kiểm định viên đã tham gia đoàn KĐCLDN để đánh giá chất lượng, cơ cấu nhằm cải thiện năng lực (chuyên môn, kỹ năng, tác phong) của kiểm định viên chất lượng dạy nghề.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cho đội ngũ kiểm định viên chất lượng dạy nghề đã đào tạo từ các năm trước nhưng chưa tham gia KĐCLDN để nắm vững chuyên môn, cập nhật thay đổi trong hoạt động KĐCLDN.
3.2.2.3. Cách thức và điều kiện thực hiện
Để có kế hoạch, chính sách tăng cường, phát triển đội ngũ kiểm định viên tốt thì cần thực hiện:
(1). Đánh giá chất lượng, số lượng đối với đội ngũ kiểm định viên tham gia đoàn KĐCLDN tại các trường nghề. Có thể đánh giá qua cả hai cách :
+ Qua q trình giám sát đồn KĐCLDN để thấy chun mơn, tác phong và kỹ năng của từng kiểm định viên chất lượng dạy nghề khi tham gia đồn kiểm định. Qua q trình thẩm định báo cáo kết quả KĐCLDN tại các tiêu chí mà kiểm
định viên phụ trách sẽ cho thấy kỹ năng viết báo cáo, tính trung thực, khách quan, chuyên môn về vấn đề kiểm định.
+ Sử dụng hình thức thăm dị kín đối với các kiểm định viên tham gia đoàn KĐCLDN bằng phiếu thăm dò sau khi kiểm định viên kết thúc mỗi đồn KĐCLDN. Bằng hình thức này có thể thấy được từng kiểm định viên đánh giá như thế nào đối với các kiểm định viên khác về chuyên môn, kỹ năng, tác phong, ...; từ đó biết được bộ phận kiểm định viên nào chun mơn, tác phong cịn thiếu và cần bồi dưỡng ở những nội dung nào trong nội dung đào tạo (hình thức thăm dị này được sử dụng có hiệu quả ở rất nhiều nước phát triển về hoạt động KĐCLDN: Newziland, Australia, Ấn Độ, ...)
Việc đánh giá này còn giúp sàng lọc đội ngũ kiểm định viên, đưa ra những điều chỉnh trong việc đào tạo mới kiểm định viên chất lượng dạy nghề hàng năm hay bồi dưỡng nâng cao hàng năm đối với đội ngũ kiểm định viên chất lượng dạy nghề đã có.
(2). Hàng năm, căn cứ vào danh sách phòng Đào tạo KĐCLDN, Cục KĐCLDN cung cấp; phòng Kiểm định và Cơng nhận chất lượng trong cơng tác thành lập đồn bổ sung những kiểm định viên mới được đào tạo vào sử dụng. Tạo ra đội ngũ kế cận, có kinh nghiệm trong cơng tác KĐCLDN.
(3). Căn cứ vào kế hoạch đào tạo, phát triển đội ngũ kiểm định viên chất lượng dạy nghề, có những phương án đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao cho phù hợp. Tránh việc số lượng kiểm định viên ngày càng tăng, thừa số lượng nhưng kém về chuyên môn, kinh nghiệm; đào tạo tốt nhưng hiệu quả sử dụng không cao. Tổ chức tổng hợp số liệu, thông tin lưu trữ, cập nhật về kiểm định viên hàng năm, kết quả đánh giá tham gia đoàn KĐCLDN,... để lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn.
Tạo thế đứng vững chắc với vị trí là một thành viên của tổ chức APQN cũng như tạo mối quan hệ trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục kỹ thuật với Australia. Đưa đội ngũ cán bộ quản lý, kiểm định viên chất lượng dạy nghề
hạt nhân đi đào tạo chuyên sâu tại nước ngoài (Ấn Độ, Australia, ...) hoặc mời chuyên gia nước ngoài đào tạo trong nước.