CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ ĐẤU THẦU
2.3. Đánh giá hoạt động đấu thầu của thành phố Hà Nội
2.3.1. Một số kết quả đạt được
Trong giai đoạn 2017 – 2021, thành phố Hà Nội đã đạt được một số thành tích trong hoạt động đấu thầu nói chung và đấu thầu qua mạng nói riêng như sau:
Thứ nhất, Tiết kiệm được ngân sách nhà nước.
Việc đầu tiên trong hoạt động đấu thầu không thể không nhắc đến là tiết kiệm cho ngân sách nhà nước nói chung và nguồn vốn tư nhân nói riêng. Nhờ hoạt động đấu thầu, trung bình hàng năm nhà nước ta tiết kiệm được gần 42.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2017 – 2021. Thành phố Hà Nội trung bình tiết kiệm được 1.009
52
tỷ đồng (tương đương 1,89% so với cả nước) vào ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2017 – 2021.
Ngoài ra, việc áp dụng hoạt động đấu thầu qua mạng còn giúp cho bên mời thầu, chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn hơn so với đấu thầu truyền thống. Bên thành phố có thể giảm chi phí nhân sự trong các khâu trong đấu thầu truyền thống như khâu phát hành hồ sơ mời thầu, tiếp nhận hồ sơ dự thầu,…Nhà thầu chỉ cần có tài khoản trên mạng Đấu thầu Quốc gia và một khoản phí duy trì 550.000 đồng là có thể tải miễn phí hồ sơ mời thầu.
Thứ hai, Nâng cao chất lượng và tiến độ dự án.
Trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, tổ chun gia đã tìm ra các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Từ đó các nhà thầu được chọn sẽ cạnh tranh nhau về chất lượng, tiến độ và giá cả cơng trình để trúng thầu.
Với những dự án mà thành phố Hà Nội đã tổ chức phần lớn đều hoàn thành theo đúng kế hoạch, đảm bảo về chất lượng như yêu cầu của dự án.
Thứ ba, Quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu tổ chức nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định pháp luật.
Chất lượng hồ sơ mời thầu (HSMT) đảm bảo đúng với quy định của pháp luật, khối lượng mời thầu theo đúng chính sách được phê duyệt.
Quy trình đánh giá đảm bảo cơng bằng, minh bạch và khách quan. Quy trình đánh giá sẽ được cơng khai, minh bạch dưới sự có mặt của bên mời thầu và nhà thầu. Các gói thầu sau thời điểm đóng thầu khơng được phép thay đổi, sửa chữa nhằm mục đích thay đổi thứ tự xếp hạng. Tổ chuyên ra sẽ chấm thầu trên bản chụp và khơng có quan hệ thân thiết với các nhà thầu tham dự, giúp cho việc đánh giá công bằng, minh bạch và khách quan.
Thành phố Hà Nội tuân thủ đầy đủ các quy định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Các thơng tin về gói thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu đều phải được đăng tải một cách công khai, minh bạch trên các phương tiện truyền thơng đại chúng như báo chí, truyền hình, mạng đấu thầu quốc gia,… Đấu thầu qua mạng
53
giúp cho việc quản lý, công bố các thông tin một cách thuận lợi. Nhà thầu cũng có thể nắm bắt được các thơng tin được dễ dàng, nhanh chóng.
Thứ tư, tăng tính cạnh tranh, cơng bằng, minh bạch.
Nhằm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch, thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản hướng dẫn đối với việc quản lý đấu thầu trên địa bàn.
Tỷ lệ các gói thầu áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và chào hàng cạnh tranh đạt tối thiểu 90% về so lượng gỏi thầu và 70% về tổng giá trị các gói thầu Kêt quả năm 2021, Thành phố Hà Nội đạt 96% về số lượng gói thầu và 83% về tổng giá trị các gói thầu, vượt chỉ tiêu đề ra.
UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ban ngành, UBND các quận huyện trực thuộc thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật nhà nước về đấu thầu, trong đó đặc biệt chú trọng đến các mặt cơng tác:
Kịp thời có những chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện quy định mới về đấu thầu để áp dụng thống nhất trên địa bàn Thành phố, nhất là công tác đấu thầu qua mạng, triển khai các Nghị định của Chính phủ, Chì thị của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Ke hoạch và Đầu tư về đấu thầu, ƯBND thành phố đã ban hành vãn bản số 1042/UBND-KH&DT ngày 09/4/2021 của UBND thành phố về việc tăng cưịng cơng tác đấu thầu của các đơn vị thuộc địa bàn Thành phố; Vãn bản số 3815/UBND-KH&ĐT ngày 08/9/2021 về việc tăng cưòng tổ chức đấu thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong dịch COVID -19.
Nhìn chung, cơng tác đấu thầu trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được kết quả tốt. Công tác đấu thầu ngày càng được chú trọng, được tổ chức bài bản đảp ứng các quy định ngày càng cao của Luật Đấu thầu 2013 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ và các vãn bản hướng dẫn. Cơng tác đấu thầu qua mạng đến năm 2021 vượt xa chỉ tiêu tại Nghị quyết của Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt ra.
2.3.2. Tồn tại và hạn chế
54
Cơ bản các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư chấp hành chế độ báo cáo, tuy nhiên vẫn có tình trạng một số cơ quan báo cáo thiếu, chất lượng báo cáo thấp hoặc chậm so với yêu cầu.
Thứ hai, Cơng khai thơng tin trong đấu thầu cịn xảy ra sai sót, chậm trễ.
Vẫn cịn những đơn vị chậm đăng tải hoặc không thực hiện đăng tải các thông tin về đấu thầu theo quy định. Đồng thời, vẫn xảy ra tình trạng bên mời thầu cố tình đăng tải chưa đúng loại gói thầu theo danh mục phân loại, đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu đính kèm tệp tin quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, báo cáo đánh giá tổng hợp không đọc được hoặc thiếu thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia gây khó khăn cho nhà thầu trong việc tìm kiếm thơng tin. Một số gói thầu tổ chức đấu thầu quốc tế, chủ đầu tư, bên mời thầu không đăng tải hoặc đăng tải không đầy đủ nội dung thông báo mời thầu bằng tiếng Anh trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định.
Thứ ba, Về cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật còn kém
Hiện nay, các hoạt động đấu thầu qua mạng đều được thực hiện trên một website: muasamcong.mpi.gov.vn. Tuy nhiên, hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn hạn chế do phát triển trên nền tảng công nghệ của Hệ thống KONEPS do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ từ năm 2009 nên người dùng còn gặp một số trở ngại khi thao tác trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như chỉ tương thích với trình duyệt Internet Explorer; chức năng tìm kiếm, khai thác thơng tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia cịn chưa tối ưu hóa và tiện lợi…Trên thực tế, nhiều nhà thầu khơng thể nộp được hồ sơ vì trang web bị lỗi, phần mềm JAVA khơng tương thích, khơng tìm thấy gói thầu, file q lớn,... Đồng thời, chất lượng các thiết bị để phục vụ cho quá trình quản lý, tham gia đấu thầu còn kém, cũ chưa được thay thế.
Thứ tư, Quyết tâm chính trị của lãnh đạo chưa cao
Một số địa phương thiếu sự quyết tâm, quyết liệt, buông lỏng quản lý chặt chẽ, công tác quản lý hoạt động đấu thầu không được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng chất lượng của gói thầu cũng như tỷ lệ tiết kiệm giảm
55
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Quy trình, thủ tục đấu thầu theo Luật Đấu thầu năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay vẫn còn những bất cập, kẽ hở, cho các đối tượng lợi dụng để vi phạm hoạt động đấu thầu, tiêu cực trong đấu thầu.
Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn hạn chế do phát triển trên nền tảng cơng nghệ của Hệ thống KONEPS do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ từ năm 2009 nên người dùng còn gặp một số trở ngại khi thao tác trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Hiện nay, phía bên Trung tâm mạng đấu thầu quốc gia đang trong giai đoạn đổi mới và cải tiến trang Web, nhiều người vì e ngại, cịn lúng túng khi sử dụng phần mềm nên đã không lựa chọn đấu thầu qua mạng.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, sự thiếu quyết tâm, thiếu trách nhiệm của lãnh đạo các cơ quan đơn vị. Thực tế tại các địa phương, công tác quản lý hoạt động đấu thầu vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng các cuộc thầu cịn thấp do có sự can thiệp, định hướng của các cấp quản lý, chất lượng hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cịn thấp, cố tình đưa ra các yêu cầu đặc thù (điều kiện biên), không phù hợp quy định làm hạn chế sự tham dự của nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu; tình trạng đánh giá khơng cơng bằng, cố tình loại nhà thầu vẫn xảy ra. Vẫn xảy ra tình trạng đánh giá khơng cơng bằng, cố tình loại nhà thầu như đánh giá khắt khe hoặc loại nhà thầu mà không cho nhà thầu cơ hội được làm rõ trong khi nhà thầu được đề nghị trúng thầu, “nhà thầu ruột” thường được bên mời thầu không yêu cầu phải làm rõ hoặc bỏ qua những lỗi mà nhà thầu đó có thể bị loại nếu đánh giá khách quan, cơng bằng
Thứ hai, tính chất chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu ở một số huyện, xã chưa cao. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm để triển khai thực hiện công tác đấu thầu cịn hạn chế, nên q trình tổ chức thực hiện cịn lúng túng, vướng mắc. Việc phân cấp mạnh cho chủ đầu tư thực hiện đấu thầu trong khi năng lực cán bộ làm công tác đấu thầu ở cấp huyện, xã còn hạn chế
56
đã dẫn đến một số vướng mắc, khó khăn nảy sinh trong q trình thực hiện, yếu tố cạnh tranh và minh bạch trong đấu thầu bị ảnh hưởng.
Thứ ba, việc đánh giá hồ sơ dự thầu của tổ chuyên gia đấu thầu vẫn còn hạn chế, thể hiện sự qua loa, chưa đi sâu đánh giá đề xuất kỹ thuật với năng lực thực tế của nhà thầu nên có tình trạng nhà thầu yếu kém về năng lực, kinh nghiệm mà vẫn được lựa chọn, dẫn đến chất lượng cơng trình cịn hạn chế và tiến độ hợp đồng chậm.
Thứ tư, tại một số cơ quan, đơn vị công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chưa thực sự được coi trọng đúng mức hoặc chưa thực hiện nghiêm việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu để chấn chỉnh, giải quyết tận gốc những vi phạm trong công tác đấu thầu.
57
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Bối cảnh tác động đến công tác đấu thầu tại thành phố Hà Nội
3.1.1. Bối cảnh Quốc tế
Theo tình hình thế giới hiện tại, xung đột giữa Nga và Ukraina là một địn giáng mạnh vào nền kinh tế tồn cầu, sẽ ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng và làm tăng giá. Các tác động sẽ phản ánh qua ba kênh chính. Thứ nhất, giá các mặt hàng như thực phẩm và năng lượng cao hơn sẽ đẩy lạm phát lên cao hơn nữa, từ đó làm giảm giá trị thu nhập và tác động đến nhu cầu. Thứ hai, các nền kinh tế, đặc biệt là các quốc gia láng giềng, sẽ phải vật lộn với thương mại, chuỗi cung ứng và kiều hối bị gián đoạn cũng như sự gia tăng dòng người tị nạn. Thứ ba, niềm tin kinh doanh giảm và sự không chắc chắn của nhà đầu tư cao hơn sẽ tác động lớn đến giá tài sản, thắt chặt các điều kiện tài chính và có khả năng thúc đẩy dịng vốn chảy ra từ các thị trường mới nổi.
Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của xung đột giữa Nga và Ukraina đối với nền kinh tế thế giới là làm giá hàng hóa cao hơn. Giá hàng hóa có thể tăng do ba yếu tố: lo ngại về nguồn cung, sự phá hủy cơ sở hạ tầng vật chất và các biện pháp trừng phạt. Nga cũng là nhà sản xuất chính của một số kim loại cơ bản (nhôm, titan, palađi và niken), do đó tất cả đều sẽ tăng giá. Giá hàng hóa cao hơn sẽ làm tăng lạm phát tồn cầu trong năm nay và có thể kéo dài sang năm 2023. Trước đây EIU dự báo lạm phát toàn cầu lên mức gần 6% trong năm 2022, nhưng giờ đây, mốc đó dự kiến sẽ bị vượt qua do giá hàng hóa tăng đột biến. Giá cao hơn cũng sẽ khiến các ngân hàng trung ương thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát.
Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) cho biết, dù mức dự báo giảm chung chỉ là 0,1% nhưng đối với một số nước, mức dự báo tăng trưởng giảm mạnh hơn. Cụ thể, tác động hiện nay của đại dịch Covid-19 và thất bại trong việc phân phối vaccine trên thế giới đang ngày càng làm gia tăng sự chênh lệch về kinh tế và gây ra triển vọng không mấy sáng sủa tại các nước đang phát triển.
Hoạt động sản xuất toàn cầu đã bị đình trệ vì các vấn đề trong chuỗi cung ứng, tình trạng thiếu các thành phần quan trọng như thiết bị bán dẫn, cũng như
58
việc các cảng biển đóng cửa, thiếu xe chở hàng, thiếu nhân cơng vì các biện pháp phong tỏa nhằm chống dịch. Sự bất cân bằng cung - cầu đã khiến giá tăng và đẩy lạm phát lên cao. IMF dự báo lạm phát sẽ trở lại mức trước khi bùng phát dịch vào năm 2022, song cảnh báo tình trạng đứt gãy nguồn cung kéo dài có thể làm thay đổi các dự báo về lạm phát.
Nền kinh tế Hoa Kỳ đang ở giai đoạn khó khăn, với kết quả tăng trưởng không đồng đều về độ lớn của cung và cầu trong nước và thị trường lao động trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp dưới 5% và tình trạng thiếu lao động đang diễn ra ở một số ngành báo hiệu sự thắt chặt của thị trường lao động thì tăng trưởng việc làm nói chung đã bị kìm hãm trong những tháng gần đây. Nhu cầu tiêu dùng của người dân Hoa Kỳ vẫn mạnh, nhưng xuất hiện sự xói mịn trong niềm tin của người tiêu dùng, điều này có thể làm giảm nhu cầu trong nước. Hai dự luật lớn về chi tiêu công được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đều có mục tiêu nhằm nâng cao năng suất trong dài hạn, đồng thời thúc đẩy cầu và gây áp lực lên lạm phát trong ngắn hạn.
Hoạt động kinh tế của Nhật Bản vẫn ảm đạm trong năm 2021 nhưng đã có những dấu hiệu phục hồi vào những tháng cuối năm do đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao. Điều này cho phép Nhật Bản nới lỏng các biện pháp kiểm soát đại dịch và mở rộng phát triển kinh tế. Sau khi tăng trưởng kinh tế ước tính đạt 1,7% năm 2021, nền kinh tế Nhật Bản dự báo tăng trưởng ở mức 2,9% năm 2022, cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra trong tháng 6/2021 nhờ việc giải phóng nhu cầu bị dồn nén sau khi tái bùng phát đại dịch năm 2021 và gói kích cầu tài khóa bổ sung được cơng bố vào tháng 12 năm 2021.
Tại châu Á, động lực tăng trưởng của Trung Quốc đã suy yếu khi Chính phủ nước này nỗ lực giải quyết tình trạng mất cân bằng lâu dài trong nền kinh tế, ngay cả khi nước này đang đối phó với những tác động khó lường của tình trạng thiếu năng lượng và những đợt bùng phát dịch quy mơ nhỏ. Chiến dịch xóa nợ và siết chặt đầu cơ trên thị trường nhà ở đã làm giảm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, vốn đóng góp chính vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia này. Việc Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng cho phép một số tập đồn và cơng ty bất động
59
sản đóng cửa do vỡ nợ là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh mong muốn tăng cường