Các phương thức lựa chọn nhà thầu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại bệnh viện đa khoa lào cai (Trang 27)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU

1.3 Các phương thức lựa chọn nhà thầu

28

Sơ đồ 1.2: Các phương thức lựa chọn nhà thầu

Dựa vào cách mà bên mời thầu yêu cầu các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, tổ chức mở thầu và chấm thầu, có các phương thức lựa chọn nhà thầu khác nhau như sau:

1.3.1 Phương thức đấu thầu một giai đoạn – một túi hồ sơ

Phương thức đấu thầu một giai đoạn – một túi hồ sơ là phương thức mà bên mời thầu đã nêu rõ những yêu cầu cụ thể của gói thầu trong hồ sơ mời thầu và đề nghị các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật và tài chính vào cùng một túi hồ sơ. Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Như vậy các đề xuất về tài chính và kỹ thuật của tất cả các nhà thầu đều được bên mời thầu biết trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu.

Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau: - Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ.

- Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp.

29

- Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp. - Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa. - Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

1.3.2 Phương thức đấu thầu một giai đoạn – hai túi hồ sơ

Đây là phương thức các nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất kỹ thuật và tài chính trong hai túi hồ sơ riêng biệt. Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Các túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu và đánh giá trước để chọn nhà thầu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Chỉ những nhà thầu nào đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật mới được mở hồ sơ đề xuất tài chính để đánh giá. Những nhà thầu không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được hoàn trả túi hồ sơ đề xuất tài chính còn nguyên niêm phong.

Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau:

- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp.

- Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.

1.3.3 Phương thức hai giai đoạn – một túi hồ sơ

Phương thức hai giai đoạn – một túi hồ sơ là phương thức được thực hiện gồm hai giai đoạn với các nội dung và cách thức thực hiện như sau:

Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng chưa có giá dự thầu. Trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai. Trong giai đoạn hai, nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu

30

rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp.

1.3.4. Phương thức hai giai đoạn – hai túi hồ sơ

Phương thức hai giai đoạn – hai túi hồ sơ là phương thức được thực hiện gồm hai giai đoạn với các nội dung và cách thức thực hiện như sau: Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Trên cơ sở đánh giá đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầu trong giai đoạn này sẽ xác định các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu và danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu được mời tham dự thầu giai đoạn hai. Hồ sơ đề xuất về tài chính sẽ được mở ở giai đoạn hai.

Trong giai đoạn hai, các nhà thầu đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật. Trong giai đoạn này, hồ sơ đề xuất về tài chính đã nộp trong giai đoạn một sẽ được mở đồng thời với hồ sơ dự thầu giai đoạn hai (bao gồm cả đề xuất kỹ thuật đã hiệu chỉnh và đề xuất tài chính hiệu chỉnh) để đánh giá. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù. Như vậy, có thể thấy, các gói thầu dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp đều có thể áp dụng cả hai phương thức một giai đoạn - một túi hồ sơ và một giai đoạn - Hai túi hồ sơ. Trong đó, phương thức hai giai đoạn - Một túi hồ sơ và hai giai đoạn - hai túi hồ sơ thường chỉ áp dụng với những gói thầu có yêu cầu phức tạp về kỹ thuật; Phương thức một giai đoạn - một túi hồ sơ áp dụng cho hình thức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh. Các gói thầu dịch vụ tư vấn và đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư chỉ áp dụng phương thức một giai đoạn - hai túi hồ sơ. Người có

31

thẩm quyền và chủ đầu tư có rất nhiều lựa chọn phương thức đấu thầu phù hợp với yêu cầu của từng gói thầu và không tuân theo nguyên tắc bó hẹp như các quy định trước đây.

1.4 Quy trình đấu thầu cơ bản

32

1.5 Hiệu quả trong công tác đấu thầu.

1.5.1 Khái niệm về hiệu quả

Hiệu quả là khả năng tạo ra kết quả mong muốn hoặc khả năng sản xuất ra sản lượng mong muốn. Khi cái gì đó được coi là có hiệu quả, nó có nghĩa là nó có một kết quả mong muốn hoặc mong đợi, hoặc tạo ra một ấn tượng sâu sắc, sinh động

Hiệu quả trong đấu thầu:

Hiệu quả đối với chủ đầu tư, bên mời thầu: Tiết kiệm được vốn đầu tư, rút ngắn được thời gian, lựa chọn được nhà thầu uy tín, khơng vi phạm pháp luật, đảm bảo tính cạnh tranh, cơng bằng

Hiệu quả đối với bên mời thầu: Trúng thầu, bán được hàng, tăng công ăn việc làm, tăng năng lực nhà thầu, tăng doanh thu.

1.7. Tỷ lệ tiết kiệm

Tỷ lệ tiết kiệm là tỷ lệ phần trăm thu nhập cá nhân khả dụng mà một người hoặc một nhóm người tiết kiệm thay vì chi tiêu cho tiêu dùng. Tỷ lệ tiết kiệm phản ánh tỷ lệ ưa thích thời gian của một cá nhân hoặc mức độ ưa thích thời gian trung bình của một nhóm. Các điều kiện kinh tế, thể chế xã hội và đặc điểm dân cư hoặc cá nhân đều có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm.

Ý nghĩa của tỉ lệ tiết kiệm

Tỷ lệ tiết kiệm là thước đo số tiền mà một cá nhân trích từ thu nhập cá nhân khả dụng của mình để giữ lại làm tổ hoặc để nghỉ hưu, được biểu thị bằng phần trăm hoặc tỷ lệ.

Về mặt kinh tế, tiết kiệm là một quyết định bỏ qua một số tiêu dùng hiện tại để chuyển sang tiêu dùng cao hơn trong tương lai, do đó, tỷ lệ tiết kiệm thể hiện sở thích về thời gian của một cá nhân hoặc cộng đồng. Tỷ lệ tiết kiệm luôn liên quan đến xu hướng tiết kiệm cận biên.

33

Tiền mặt tích lũy có thể được giữ dưới dạng tiền tệ hoặc tiền gửi ngân hàng, hoặc có thể được đưa vào tiết kiệm, chẳng hạn như quỹ thị trường tiền tệ tùy thuộc vào các biến số khác nhau, chẳng hạn như thời gian nghỉ hưu theo kế hoạch hoặc tài khoản hưu trí cá nhân được tạo thành từ các bên khơng tích cực quỹ, cổ phiếu và trái phiếu.

Tỷ lệ tiết kiệm nói riêng với đấu thầu:

+ Đối với bên mời thầu: Số lượng các gói thầu tổ chức trong năm, là tỷ lệ tiết kiệm thông qua đấu thầu, là số sai phạm/kiến nghị trong đấu thầu

+ Với nhà thầu: là tỷ lệ thắng thầu, là lợi nhuận doanh nghiệp

1.8 Đấu thầu trong y tế

Thuốc và vật tư y tế là sản phẩm trực tiếp liên quan đến sức khỏe, tính mạng của người dân. Việc mua sắm các mặt hàng đặc biệt này chủ yếu thông qua đấu thầu để đảm bảo chi tiêu ngân sách đúng luật, đúng giá cả.

Đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế là một hoạt động thương mại nên nó cũng có những đặc điểm chung với các hoạt động thương mại khác, đó là:

+ Hoạt động đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế được thực hiện bởi những nhà thầu tham dự có tư cách pháp nhân

+ Hoạt động đấu thầu được thực hiện nhằm mục đích sinh lời;

+ Đối tượng của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là các hàng hóa mại được phép lưu thông theo quy định của pháp luật;

+ Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ đấu thầu được xác lập theo những hình thức pháp lý nhất định do pháp luật quy định.

Quy định về đấu thầu vật tư y tế:

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 14/2020/TT-BYT quy định về hướng dẫn xây dựng hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trang thiết bị y tế thì theo đó, việc lập hồ sơ mời thầu như sau:

34

Thực hiện việc phân nhóm trang thiết bị ̣y tế theo quy định tại Điều 4 Thơng tư 14/2020/TT-BYT, trong đó một chủng loại trang thiết bi ̣y tế có thể được phân thành một hoặc nhiều nhóm khác nhau để phù hợp với yêu cầu chuyên môn, nhu cầu sử dụng và nguồn kinh phí của gói thầu.

Căn cứ vào yêu cầu chuyên môn và nhu cầu sử dung để xây dựng yêu cầu kỹ thuật của trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật. Riêng đối với trang thiết bị y tế chuyên dùng được quy định tại Thông tư số 08/2019/TT-BYT , thì việc xây dựng yêu cầu kỹ thuật trang thiết bị y tế được thực hiện theo quy định tại Thông tư 14/2020/TT-BYT.

Yêu cầu nhà thầu tham dự đấu thầu cung cấp số phiếu tiếp nhận công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế, số lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu phù hợp với trang thiết bị y tế dự thầu theo quy định của pháp luật về quản lý trang thiết bị y tế của Chính phủ.

Quy định cụ ̣thể trách nhiệm của nhà thầu tham dự đấu thầu vật tư y tế trong việc bàn giao, lắp đặt, đào tạo, hướng dẫn sử dụng để bảo đảm hiệu quả, chất lượng, an toàn cho người bệnh và nhân viên sử dụng theo quy định của pháp luật. Không được đưa ra các yêu cầu hoặc định hướng đối với việc nhà thầu tham dự đấu thầu phải thực hiện chào hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa trong nước đã sản xuất hoặc lắp ráp được đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, số lượng, giá cả và phải tuân thủ quy định về nội dung ưu đãi (tiêu chí, cách tính giá trị ưu đãi và các tài liệu chứng minh) theo quy định của pháp luật hiện hành về đấu thầu.

35

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LÀO CAI NĂM 2019-2021

2.1. Khái quát về Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai được thành lập theo Quyết định số 3104/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai trên cơ sở sáp nhập 2 bệnh viện Đa khoa số I và Đa khoa số II của tỉnh. Bệnh viện đi vào hoạt động từ 13 tháng 3 năm 2013.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai là bệnh viện tuyến cao nhất của tỉnh Lào Cai, được xếp loại Bệnh viện hạng I với quy mơ 800 giường với 42 khoa, phịng, bộ phận. Tổng số cán bộ viên chức Bệnh viện là 712 cán bộ, trong đó có 178 bác sỹ.

Bệnh viện có cơ sở vật chất khang trang,được xây dựng hồn tồn mới trên diện tích gần 26 ha với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; trang thiết bị máy móc hiện đại, đồng bộ được đầu tư từ nguồn vốn vay ODA Hàn Quốc.

36

2.1.1. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức

Ban Giám Đốc

Các phòng chức

năng Các khoa lâm sàng Các khoa cận lâm sàng

1. Tổ chức cán bộ 2. Kế hoạch tổng

hợp

3. Vật tư & Thiết bị Y tế

4. Đào tạo & Chỉ đạo tuyến 5. Điều dưỡng 6. Hành chính quản trị 7. Tài chín kế tốn 8. Cơng tác xã hội 9. Quản lý chất lượng 1 Cấp cứu 2. Hồi sức tích cực 3. Gây mê hồi sức 4. Ngoại tổng hợp 5. Ngoại chấn thương 6. Ngoại tiết niệu 7. Nội tổng hợp 8. Nội tim mạch

9. Nội hô hấp – Nội tiết 10. Khám bệnh 11. Sản 12. Nhi 13. Da liễu 14. Tai mũi họng 15. Răng hàm mặt 16. Mắt 17. Y học cổ truyền 18. Phục hồi chức năng 19. Thần kinh 20. Ung bướu 21. Tâm thần 22 Truyền nhiễm 23. Lao 24. Thận nhân tạo 1. Hóa sinh – Vi sinh 2. Huyết học – Truyền máu 3. Thăm dò chức năng 4. Chẩn đoán hình ảnh 5. Giải phẫu bệnh 6. Dược

7. Kiểm sốt nhiễm khuẩn

37

Mơ hình tổ chức Bệnh viện bao gồm:

- Ban giám đốc - 02 Trung tâm - 08 phòng chức năng; - 22 khoa lâm sàng; - 08 khoa cận lâm sàng; - 04 bộ phận trực thuộc:

+ Bộ phân Phục hồi chức năng (trực thuộc khoa Y học cổ truyền) + Tổ Công tác xã hội (trực thuộc phòng Điều dưỡng)

+ Tổ Quản lý chất lượng (trực thuộc phòng Kế hoạch tổng hợp) + Tổ cấp cứu 115 (trực thuộc khoa Cấp cứu)

Công tác quản lý nhân sự:

- Nhân lực: Tổng số cán bộ viên chức người lao động tính đến 30/11/2021: 716 người, trong đó;

+ Biên chế: 658 (175 bác sĩ; 294 điều dưỡng; 56 KTV; 15 HS; 46 dược; 72 khác)

+ Hợp đồng: 60 (01 bác sĩ; 27 điều dưỡng; 4 dược; 03 KTV; 01 HS; 24 khác);

Hoạt động khám chữa bệnh năm 2021:

- Tổng số lượt khám bệnh 155760 lượt, giảm 6%so với cùng kỳ năm 2020. Đạt 66.35% so với kế hoạch năm 2021

- Tổng số bệnh nhân điều trị ngoại trú: 91355 lượt, tăng 37.67% so với cùng kỳ năm 2020.

- Tổng số lượt bệnh nhân điều trị nội trú: 28763 lượt, giảm 1.8% so với cùng kỳ năm 2020. Đạt 84.05% so với kế hoạch năm 2021

- Tổng số ngày điều trị nội trú: 196727 ngày, giảm 6.02%so với cùng kỳ năm 2020.

38

- Số ngày điều trị trung bình/1 bệnh nhân: 6.84 ngày, giảm 7.4 giờ so với cùng kỳ năm 2020

- Công suất sử dụng giường bệnh: 71.67%, giảm 9.89% so với cùng kỳ năm 2020

- Tổng số ca phẫu thuật: 8373 ca, tăng 43.2%lần so với cùng kỳ năm 2020 - Số bệnh nhân chuyển tuyến trên khám chữa bệnh: 3480 lượt bệnh nhân, giảm 23.8% so với cùng kỳ năm 2020.

Công tác quản lý kinh tế y tế năm 2021:

Năm 2021, bệnh viện được ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ 127,241 tỷ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại bệnh viện đa khoa lào cai (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)