5. Bố cục khóa luận tốt nghiệp
1.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Từ phương trình ROE – RE ở trên, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính có thể được xác định như sau:
- Hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh (Business Efficiency) là một phạm trù có khả năng phản ánh được cách mà doanh nghiệp đang sử dụng nguồn nhân lực. Để từ đó đạt được hiệu quả cao nhất các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh được xác định.
Nhân tố này giúp nhà quản lý các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt và đánh giá được mức độ hiệu quả trong việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Từ đó sẽ tiếp tục đẩy mạnh các bộ phận sử dụng tốt và kịp thời phát hiện chỉnh sửa các mặt tiêu cực.
- Chính sách tài trợ của doanh nghiệp
Trên cơ sở các chủ trương của Đảng, ngày 12/6/2017, Quốc hội đã thông qua Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, trong đó có đề cập tới các hình thức hỗ trợ và chính sách tài chính như: thuế, phí, lệ phí, tín dụng, chi ngân sách hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp, trợ giá, bù giá, quỹ bảo lãnh tín dụng… nhằm hỗ trợ và phát triển DN.
Ngồi ra, các chính sách chi NSNN hỗ trợ DN được thực hiện thông qua các hình thức ưu đãi tín dụng nhà nước, chi đào tạo nghề, chi xúc tiến thương mại, chi hỗ trợ DN trong các trường hợp thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh… cũng đã giúp DN ổn định sản xuất, giảm chi phí, có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho DN phát triển.
Ở góc độ Chính phủ, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 với mục tiêu xây dựng và phát triển các DN có năng lực cạnh tranh, có quy mơ, nguồn lực lớn mạnh. Nghị quyết số 35/NQ-CP cũng đưa ra các nhiệm vụ và giải
23
pháp nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển, điển hình như: Tạo mơi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, Bảo đảm quyền kinh doanh, binh đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh, Giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp
Ngồi ra, từ năm 2014 đến nay, hàng năm Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong đó có các nhiệm vụ và giải pháp về hồn thiện cơ chế, chính sách tài chính - NSNN để khuyến khích và hỗ trợ phát triển DN.
- Chính sách thuế TNDN của Nhà nước
Thông qua các luật thuế với các điều khoản ưu đãi cho DN theo ngành, lĩnh vực, địa bàn và đặc biệt là việc giảm thuế suất thuế thu nhập DN phổ thông từ 32% năm 1999 xuống còn 20% năm 2016 đã giúp DN có thêm nguồn lực cho đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, năm 2021 Chính phủ đã sửa đổi một số luật về thuế TNDN, như khai thuế thu nhập, nghĩa vụ tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp,… Những điều luật này đều mang tính chất có lợi và tích cực cho hiệu quả tài chính doanh nghiệp.
- Lãi suất vay nợ của doanh nghiệp
Đa số tất các các công ty đều sử dụng vốn vay nợ rất lớn để giảm thiểu rủi ro, tuy nhiên rủi ro lớn hay nhỏ lại tùy thuộc vào lãi suất. Nếu lãi suất thấp thì rủi ro của doanh nghiệp thấp, cịn nếu lãi suất cao thì tương ứng với rủi ro của doanh nghiệp cao. Từ đó có thể thấy rằng rủi ro thấp thì hiệu quả tài chính ổn định và có thiên hướng phát triển hơn. Như vậy, đối với doanh nghiệp, lãi suất vay của các khoản nợ tỷ lệ thuận với rủi ro tài chính và tỷ lệ nghịch với hiệu quả tài chính của cơng ty.
24
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Chương I đã tổng hợp một cách có hệ thống cơ sở lý thuyết về hiệu quả tài chính doanh nghiệp bao gồm: khái niệm hiệu quả, khái niệm hiệu quả tài chính, mục tiêu phân tích hiệu quả tài chính doanh nghiệp, thơng tin và phương pháp phân tích, các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính, đánh giá về các số liệu … Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính doanh nghiệp có thể chia làm 3 nhóm: nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh, nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời.
25
CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN BÌNH ĐIỀN