12 Khả năng thanh khoản của Công ty giai đoạn 2019-2021

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính của công ty cổ phần phân bón bình điền (Trang 61)

Đơn vị: lần

Chỉ tiêu 2019 2020 2021

Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt 0.19 0.24 0.1

Tỷ số thanh toán nhanh 0.56 0.59 0.21

Tỷ số thanh khoản hiện hành 1.22 1.27 1.25

Khả năng thanh toán lãi vay 2.19 3.43 7.35

Nguồn: Tổng hợp, tính tốn từ Báo cáo tài chính của Cơng ty giai đoạn 2019-2021

Như tỷ số thanh toán bằng tiền mặt năm 2019 là 0.19 lần, tỷ số thanh toán nhanh năm 2020 là 0.59 lần, tỷ số thanh toán hiện hành năm 2021 là 1,25 lần và khả năng thanh toán lãi vay năm 2019 là 2.19 lần. Năm 2021 các chỉ số

53

này có thấp hơn so với cùng kì năm 2019 và năm 2020 đơi chút. Nguyên nhân là vì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản lưu động.

2.3 Đánh giá tổng hợp báo cáo tài chính của Cơng Bình Điền

2.3.1 Đánh giá chung

Qua các chỉ số và yếu tố được phân tích trong các phần trên, tóm gọn lại những yếu tố cụ thể và rõ ràng nhất ảnh hưởng đến hiêu quả tài chính của Cơng ty, số liệu được tổng hợp dưới bảng sau:

Bảng 2. 13 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu thể hiện hiệu quả tài chính của cơng ty giai đoạn 2019-2021

Chỉ tiêu 2019 2020 2021

Tỷ suất LN trên DT 1.62% 3.06% 3.83%

Hiệu suất SD tổng TS 0.54 lần 0.49 lần 0.66 lần

ROA 2.1% 4.17% 6.35%

ROE 6.32% 11.28% 17.09%

Nguồn: Tổng hợp, tính tốn từ Báo cáo tài chính của Cơng ty giai đoạn 2019-2021

Nhờ giá dầu giảm mạnh trong 6 tháng nửa đầu năm nay làm cho chi phí đầu vào của BFC giảm mạnh, tỷ trong giá vốn quý này chỉ còn 86% so với cùng kỳ 90%. Kết quả làm biên độ lợi nhuận gộp tăng lên 14,06%. Chi phí bán hàng giảm mạnh 34% cịn hơn 67 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thêm 26% lên 47 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lần lượt 4% và 3% trong doanh thu. Doanh thu tài chính chỉ gần 1,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong doanh thu. Chi phí tài chính giảm mạnh 23% cịn hơn 32 tỷ đồng.

Kết thúc quý 2/2020, BFC thu về 74,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng gấp hơn 6 lần so với cùng kỳ. Biên độ lời nhuận rịng đạt 4,51%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tổng doanh thu Phân bón Bình Điền đạt 2,543 tỷ đồng, giảm hơn 16% só với cùng kỳ năm ngoái và mới thực hiện được 42% kế

54

hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 79 tỷ đồng, gần gấp 4 lần cùng kỳ và đã hoàn thành được 53% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.

Tính đến 30/06/2020, tổng tài sản BFC khoảng 3.349 tỷ đồng, xấp xỉ so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm đến 75% tổng tài sản, trong đó phải thu ngắn hạn chiếm gần 37% và hàng tổng kho chiếm tỷ trọng hơn 50%. Bởi dĩ hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn là để tránh tình trạng kinh doanh thua lỗ, và đảm bảo quá trình sản xuất đạt hiệu quả, ngăn ngừa sự thiếu hụt nguyên liệu ở thời điểm dịch covid-19 bùng nổ làm gián đoạn quá trình sản xuất.

Hiệu quả tài chính của Cơng ty tăng nhẹ trong năm 2020 rồi tiếp tục tăng mạnh trong năm 2021. Tuy vậy, trong cả giai đoạn 2019-2021 thì hiệu quả tài chính của Cơng ty nhìn chung vẫn là khá cao nếu đem so với các Công ty cùng ngành; thể hiện ở ROA, ROE đều ở mức hai con số. Năm 2020 so với năm 2019, hiệu quả tài chính của Cơng ty được cải thiện thể hiện ở các chỉ tiêu chủ yếu thể hiện hiệu quả tài chính của Cơng ty đều gia tăng. Giá trị các chỉ tiêu trên năm 2019 lần lượt là 1.62%, 0.54 lần, 2.1%, 6.32% thì năm 2021 tăng lên lần lượt là 3.83%, 0.66 lần, 6.35%, 17.09%.

Nguyên nhân cốt lõi làm hiệu quả tài chính năm 2020 của Cơng ty tăng lên đó là những nỗ lực của Công ty trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ làm gia tăng hiệu suất sử dụng tài sản trong khi đó chi phí được kiểm soát tốt. Năm 2021 so với năm 2020, hiệu quả tài chính của Cơng ty tăng mạnh thể hiện ở hiệu quả sử dụng tổng tài sản tăng 0,66 lần. Nguyên nhân chủ yêu cho sự tăng trưởng này là do nền kinh tế đang dần được phục hồi sau dịch covid-19.

2.3.2 Điểm mạnh

Căn cứ các báo cáo và và số liệu phân tích báo cáo tài chính các năm, có thể đánh giá Công ty Cổ phân phân bón Bình Điền đạt được về mặt tài chính như sau:

55

Có tình hình tài chính tốt, kết quả kinh doanh phản ánh thực chất nỗ lực hoạt động của Công ty qua các năm: Các chỉ số cơ bản về tình hình cơng nợ, vốn vay, tính thanh khoản, hiệu quả sử dụng tài sản, trích lập dự phịng, vốn chủ sở hữu đều đạt chuẩn trung bình.

Vốn chủ sở hữu tăng đều trong giai đoạn 2019-2021, cụ thể là từ 1,153,439 triệu đồng tăng lên 1,361,971 triệu đồng. Con số này thể hiện rằng cơng ty có đủ tài sản để trang trải các khoản nợ của mình và khi vốn CSH tăng đồng nghĩa với việc giá cổ phiếu phát hành sẽ có xu hướng tăng cao hơn so với mệnh giá, từ đó cơng ty sẽ tăng thêm hiệu quả về tài chính.

Kết quả lợi nhuận sản xuất kinh doanh các năm của Công ty luôn ở mức cao và cấu trúc tài chính của Cơng ty đang có sự chuyển biến theo hướng tích cực: cơ cấu tài sản đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn, giảm tỷ trọng tài sản dài hạn. Năm 2021, TSNH chiếm 74,47% trên tổng tài sản trong khi TSNH chỉ chiếm 25,53%, qua đó ta có thể thấy rằng khả năng thanh khoản của cơng ty là rất cao và tình hình thu hồi vốn khá tốt, giảm thiểu nguy cơ rủi ro và ứ đọng vốn.

Cơ cấu nguồn vốn thay đổi tốt hơn, đặc biệt là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn chuyển từ sử dụng chủ yếu là vốn chủ sở hữu sang sử dụng nguồn vốn vay và các nguồn vốn chiếm dụng, tạo điền đề sử dụng địn bẩy tài chính một cách hữu hiệu nhất. Đây cũng là nguồn vốn đầu tư cho tài sản ngắn hạn, chính vì vậy cơng ty sẽ tránh khỏi khả năng thanh tốn trong ngắn hạn. Chỉ tiêu địn bẩy tài chính của cơng ty giai đoạn 2019-2020 là -0,30 và giai đoạn 2020- 2021 tăng lên -0.01, chỉ tiêu này càng nhỏ thì rủi ro càng thấp, điều này cho thấy rằng công ty đang ở mức kinh doanh ổn định và có tình hình tài chính tốt.

Về hiệu quả kinh doanh: Chỉ số về số vòng quay TSNH luôn giữ ở mức trên cao, cụ thể năm 2019 là 2,28 vòng đến năm 2021 tăng lên 2,94 vòng. Số vòng quay TSNH cao chứng tỏ rằng tốc độ lưu chuyển vốn nhanh

56

của DN, DN thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Hiệu suất sử dụng tài sảnVòng quay HTK cũng ở mức cao, cụ thể năm 2021 là 3,68, điều này có nghĩa là cơng ty bán được nhanh chóng và có nhu cầu cao đối với sản phẩm của mình. Hiệu quả sử dụng tài sản đang có những chuyển biến tích cực, vịng quay tổng tài sản và vòng quay hàng tồn kho tăng lên qua ba năm cho thấy dấu hiệu tích cực trong hoạt động bán hàng, đẩy mạnh tiêu thụ và tài sản được sử dụng một cách có hiệu quả hơn. Hiệu quả sinh lợi vốn chủ sở hữu đang tăng dần lên cho thấy dấu hiệu khả quan cho các nhà đầu tư đã, đang và sẽ đầu tư vào Công ty.

2.3.3 Điểm yếu

Bên cạnh những kết quả tốt và những tín hiệu khả quan, vẫn còn những mặt tồn tại ảnh hưởng tới tình hình tài chính cơng ty trong thời gian tới mà Công ty cần phải xem xét để có biện pháp cải thiện.

Về cấu trúc tài chính và chính sách tài trợ vốn: Trong cơ cấu vốn, Công ty chỉ nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất cao, năm 2021 chiếm 79,00% cịn nợ dài hạn thì chiếm tỷ trọng quá thấp chỉ 21,00% trên tổng số tài sản. Điều này chỉ phù hợp nếu Công ty không đầu tư thêm tài sản dài hạn hoặc đang tập trung vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, theo như mục tiêu của Công ty là mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô nhà máy, tức là phải đầu tư thêm các tài sản cố định như máy móc thiết bị, xây dựng nhà máy mới và các phương tiện di chuyển. Mặc dù có thể thấy vốn chủ sở hữu cao, chiếm tỷ trọng 34,56% trong tổng nguồn vốn, con số này tăng lên 39,50% và năm 2020 và giảm xuống còn 35,34% vào năm 2021, nhưng đem khoản đầu tư của các cổ đông, nhà đầu tư vào tài sản dài hạn, họ sẽ yêu cầu phải đem lại lợi ích càng nhiều và càng ngắn thời gian càng tốt, trong khi đó các tài sản dài hạn có thời gian thu hồi vốn dài. Mặt khác, nếu sử dụng nợ ngắn hạn mà đầu tư tài sản dài hạn sẽ gây ra rủi ro trong thanh toán, do các

57

khoản nợ ngắn hạn có thời gian thanh tốn dưới một năm. Chính vì vậy, Cơng ty cần đa dạng các nguồn vốn tài trợ hơn nữa.

Về tình hình cơng nợ: Khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng 5,99% trên tổng tài sản vào năm 2020 trong khi đó, số vịng quay phải thu mặc dù có cải thiện từ năm 2019 là 10,15 vòng đến năm 2021 lên đến 21,39 vòng nhưng vẫn rất chậm so với các doanh nghiệp cùng ngành. Có thể thấy song song với việc đẩy mạnh công tác bán hàng thì cũng cần đẩy mạnh hoạt động thu hồi công nợ.

Về khả năng thanh toán: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính qua các năm đều mang giá trị âm chứng tỏ khả năng thanh toán của hoạt động này là không tốt. Cụ thể năm 2020 so với 2019 giảm 27,03%, năm 2021 so với 2020 tiếp tục giảm sâu xuống -157,08%. Công ty cần có những chính sách sử dụng tiền cho hiệu quả hơn.

2.3.4. Nguyên nhân

Những nguyên nhân dẫn đến điểm yếu cũng như hạn chế của Công ty có thể kể đến như:

Lượng hàng tồn kho nhiều. Hàng tồn kho có xu hướng tăng về mặt giá trị và chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty. Cơng ty chưa có định mức dự trữ và tiêu hao khiến việc quản lý hàng tồn kho chưa khoa học. Công tác quản lý và đầu tư tài sản cố định cịn ít. Trong giai đoạn năm 2019-2021, tuy tài sản cố định chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng tài sản dài hạn nhưng có xu hướng giảm đi. Do năng lực quản lý tài sản còn kém dẫn tới chi phí quản lý tăng cao. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm 2019-2020-2021 cho thấy chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao từ 129,420 triệu đồng vào năm 2019 tăng lên 148,483 triệu đồng vào năm 2020, vẫn tiếp tục tăng lên 164,575 triệu đồng vào năm 2021. Đây là nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận của công ty giảm và là vấn đề cần quan tâm, giải quyết triệt để nhằm tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho cơng ty nhất là trong

58

bối cảnh các doanh nghiệp xây dựng ngày càng gặp nhiều khó khăn và chịu sức ép cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh và khí hậu khơng thuận lợi nên tình hình sản xuất nơng nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, bà con nông dân đã cắt giảm đầu tư đã ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ phân bón trong năm, vì vậy doanh thu cũng giảm một khoản đáng kể

59

KẾT LUẬN CHƢƠNG II

Qua phân tích thực trạng hiệu quả tài chính của Cơng ty, ta có thể thấy hiệu quả tài chính của Cơng ty giai đoạn 2019–2021 nhìn chung là khá cao, các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản ở mức tương đối và các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Công ty đều là khá cao nếu đem so sánh với các Công ty cùng ngành.Trong đó, hiệu suất sử dụng tài sản của Cơng ty giữ ở mức ổn định và có phần gia tăng. Tuy nhiên, trong thời kỳ dịch gặp nhiều khó khăn thì đây đã là một kết quả lý tưởng, thể hiện năng lực quản trị của Công ty ở mức cao.

60

CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN BÌNH ĐIỀN

3.1 Mục tiêu phát triển của Công ty trong tƣơng lai

3.1.1 Mục tiêu phát triển chủ yếu của Công ty

Công ty cổ phần phân bón Bình Điền tuy thuộc ngành công nghiệp, nhưng sản phẩm làm ra lại phục vụ cho nơng nghiệp. Vì vậy, bản chất về lợi ích của người cơng nhân và người nông dân là một, sự nghiệp phát triển của Công ty phải lấy cái đích là phục vụ nơng dân, nơng nghiệp, nơng thơn làm kim chỉ nam cho các hoạt động của mình. Các hoạt động của Công ty cũng không nằm ngồi mục đích này.

Sản phẩm phân bón là loại vật tư kỹ thuật, do đó để sử dụng có hiệu quả, người sử dụng phải hiểu biết về nó. Để tạo được lợi nhuận hữu hình là vật chất nơng sản cụ thể, cần phải đem lại lợi nhuận vơ hình là kiến thức khoa học cho bà con nông dân. Trên tinh thần đó, Cơng ty đã tìm mọi cách đưa các kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp: đất, phân, sinh lý cây trồng tới bà con nông dân. Sau khi nông dân nắm được phần nào kiến thức, họ sẽ có những lựa chọn hợp lý, hiệu quả hơn trong việc sử dụng các loại phân bón. Cơng ty đã kết hợp chặt chẽ với các đơn vị nghiên cứu khoa học, làm cầu nối giữa khoa học, trí thức với nơng nghiệp, nơng dân. Và trở thành một chất keo kết dính khối liên minh Cơng– Nơng – Thương – Trí.

Để tăng chu kỳ sống của sản phẩm, các sản phẩm của Công ty phải ngày càng được bổ sung về hàm lượng kỹ thuật, chất lượng của sản phẩm ngày một cải thiện tồn diện, để người nơng dân ngày càng có hiệu quả hơn khi sử dụng các sản phẩm này: các loại phân bón chuyên dùng, các biện pháp ức chế quá trình tan của phân bón, việc đưa các chất dinh dưỡng trung, vi lượng thích hợp vào phân bón chính là sự nâng cao về hàm lượng kỹ thuật cho các sản phẩm phân bón. Và đây cũng là những tiền đề trong mục tiêu:

61

Bón phân cân đối vì một nền nơng nghiệp bền vững và sạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn.

Mang đến cho nhà nơng những gì tốt nhất mà Cơng ty có thể cung cấp bằng cách kết hợp các sản phẩm chất lượng cao với các dịch vụ hiệu quả của chúng em. Mục tiêu của chúng em là luôn dẫn đầu trong ngành sản xuất và kinh doanh NPK.

3.1.2 Các mục tiêu phát triển trung hạn

Công ty cổ phần phân bón Bình Điền phấn đấu tập trung mọi nguồn lực, để trở thành nhà sản xuất phân bón NPK phát triển mạnh và ổn định, khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn có đối với khu vực ASEAN.

Trở thành đối tác của nông dân trong việc phát triển các trang trại mơ ước của họ và tạo ra một nền nông nghiệp mới, xanh và bền vững, không chỉ mang lại sự thịnh vượng cho nơng dân mà cịn mang lại điều kiện canh tác tốt hơn cho thiên nhiên. Ngoài các sản phẩm chất lượng cao và máy móc thiết bị hàng đầu, Cơng ty cũng tìm cách cung cấp cho nông dân đối tác một dịch vụ hỗ trợ tuyệt vời để chúng em có thể mang lại lợi ích tối đa từ các dịch vụ của mình.

3.1.3 Các mục tiêu đối với môi trƣờng, xã hội và cộng đồng

Vấn đề đạo đức trong kinh doanh được mọi người ngày một quan tâm, từ phong cách phục vụ, giá cả, chất lượng sản phẩm đến các hoạt động hướng đến cộng đồng luôn được người tiêu dùng đánh giá cao.

Môi trường sống trong lành là nhu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính của công ty cổ phần phân bón bình điền (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)