10. Cấu trúc của luận văn
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.2. Quản lý hoạt độnggiáo dục sức khoẻ sinhsản vị thành niên
1.2.2.1. Vị thành niên
Thuật ngữ „‟Adolescent‟‟ được đưa vào năm 1904 theo đề xuất của nhà tâm lý học G.Stanlay Hal, dùng để chỉ quan niệm đồng nghĩa với tuổi đang lớn hoặc tuổi đang trưởng thành. Theo Đại từ điển Tiếng Việt (NXB Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, (2011) thì “VTN là những người chưa đủ tuổi để được pháp luật công nhận là công dân”. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), VTN là những người trong độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi.
VTN (người sắp đến tuổi trưởng thành) là những em đang ở giai đoạn chuyển tiếp từ ấu thơ sang trưởng thành trong độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẽ và phức tạp nhất của cuộc đời mỗi con người. Biểu hiện của nó là xảy ra đồng thời một loạt những thay đổi bao gồm: sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh tâm lý và các quan hệ xã hội, bước đầu hình thành nhân cách nên làm nảy sinh nhiều rối nhiễu về tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác.
Tuổi VTN còn được chia ra 3 nhóm: + Nhóm VTN sớm (10 - 13 tuổi) + Nhóm VTN giữa (14 - 16 tuổi) + Nhóm VTN muộn (17 - 19 tuổi)
Ở mỗi nước khác nhau, căn cứ vào những điều kiện của mình mà trong luật hơn nhân và gia đình quy định và chia tuổi VTN cũng khác nhau ở mỗi nước. Trong các văn bản hiện hành của Nhà nước ta như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Lao động có dùng thuật ngữ “người chưa thành niên” và có quy định rõ hơn về độ tuổi và mức độ mà người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm đối với từng hành động của mình. Theo quy định của điều 68, Bộ luật hình sự, tuổi chưa thành niên (VTN) là từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
VTN được chia thành 2 nhóm tuổi như sau: + Nhóm 1 từ 10 – 14 tuổi
+ Nhóm 2 từ 15 – 19 tuổi 1.2.2.2. Sức khoẻ sinh sản
Theo chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển năm 1994 tại Cairơ (ICPD) thì: “SKSS là một tình trạng hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan tới hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản, chứ khơng chỉ đơn thuần là khơng có bệnh tật hoặc tàn phế trong bộ máy đó. Điều này hàm ý, mọi người, kể cả nam và nữ đều có quyền nhận được thơng tin và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các biện pháp KHHGĐ an tồn, hiệu quả, dễ dàng và thích hợp tùy theo sự lựa chọn của họ đảm bảo cho phụ nữ trải qua thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo cho các cặp vợ chồng những điều kiện tốt nhất để có những đứa con khỏe mạnh”.
Từ định nghĩa này, có thể khẳng định việc chăm sóc SKSS là một tổng thể các biện pháp kỹ thuật và dịch vụ góp phần nâng cao sức khỏe và hạnh phúc bằng cách phòng ngừa hậu quả và giải quyết các vấn đề SKSS. Nó cũng bao gồm cả SKTD với mục đích là đề cao cuộc sống và các mối quan hệ riêng tư [5, tr.12].
10 nội dung về chăm sóc SKSS: + Làm mẹ an toàn.
+ Thực hiện tốt KHHGĐ.
+ Phịng tránh thai, phá thai an tồn.
+ Giảm các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản ở phụ nữ.
+ Phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, đặc biệt là HIV/AIDS.
+ Giáo dục về tính dục, sức khỏe cao tuổi, bình đẳng giới. + Phịng chống các bệnh liên quan đến vơ sinh.
+ Phịng chống ung thư vú và ung thư sinh dục. + Chăm sóc SKSS VTN.
+ Thơng tin giáo dục truyền thơng về chăm sóc SKSS [5, tr.13]. 1.2.2.3. Sức khỏe sinh sản vị thành niên
SKSS VTN là một nội dung về SKSS liên quan, tương ứng với lứa tuổi VTN của các em, đó là một trạng thái hoàn hảo của VTN về thể chất, tinh thần và xã hội trong mọi khía cạnh liên quan đến bộ máy sinh sản cũng như q trình và chức năng của nó chứ khơng phải chỉ có bệnh tật hay khuyết tật của bộ máy đó.
Tất cả những vấn đề về sức khỏe trong thời kỳ VTN đều liên quan đến sự phát triển tự nhiên của thể chất và tinh thần, về giới tính, nó tác động một cách cực kỳ sâu sắc và mạnh mẽ tới sự phát triển của cá thể trong giai đoạn tiếp theo hình thành một con người hoàn thiện với các chức năng đầy đủ đặc biệt là các chức năng về tình dục, sinh sản và các lĩnh vực tâm sinh lý [5, tr.14].
1.2.2.4. Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên
GD SKSS VTN được coi là một nội dung quan trọng trong GDDS. Từ sau Hội nghị quốc tế Cairo (1994), Bộ Giáo dục - Đào tạo đã nhất trí vấn đề trọng tâm của công tác giáo dục phải là GD SKSS cho VTN. “GD SKSS VTN là một quá trình cung cấp các thơng tin thích hợp bằng moi phương tiện, nhằm mục đích chính là nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của VTN đối với một số vấn đề sức khỏe nhất định nhằm động viên họ chấp nhận các hành vi lành mạnh để ngăn chặn những nguy cơ như: có thai ngồi ý muốn, các BLTQĐTD ...”. GD SKSS VTN là một trải nghiệm giáo dục nhằm phát triển khả năng của VTN để hiểu những vấn đề về tính dục trong khn khổ về tâm, sinh lý, văn hóa, xã hội và những khía cạnh sinh sản; đồng thời giúp cho VTN nắm bắt những kỹ năng để quyết định và hành động có trách nhiệm những hành vi tình dục và SKSS của mình, hướng tới cuộc sống hạnh phúc trong tương lai.
chức, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý với khách thể quản lý nhằm đẩy mạnh công tác GD SKSS VTN đạt hiệu quả cao nhất theo mục tiêu mà tổ chức đã đề ra.